Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kiểm tra hoài, dân vẫn “xài” rượu lậu?

Thứ ba, 15:00 11/04/2017 | Y tế

GiadinhNet - Thời gian qua, hàng chục đoàn kiểm tra của các cơ quan chức năng tại Hà Nội đã kiểm tra hàng nghìn cơ sở, tịch thu, tiêu huỷ hàng nghìn lít rượu dởm. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một bộ phận người dân lén lút bán rượu không rõ nguồn gốc, vẫn còn người dân “xài” rượu lậu. Số ca ngộ độc methanol vẫn còn xảy ra.


Đoàn kiếm tra liên ngành số 1 của Hà Nội đi kiểm tra rượu ở nhà hàng Gà Mạnh Hoạch (Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội). Ảnh: T.Vân

Đoàn kiếm tra liên ngành số 1 của Hà Nội đi kiểm tra rượu ở nhà hàng Gà Mạnh Hoạch (Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội). Ảnh: T.Vân

Mới giải quyết được “phần ngọn”?

Sau một thời gian ngắn tình hình bệnh nhân bị ngộ độc rượu methanol được cho là tạm lắng thì mới đây (6 - 7/4), lại có thêm 2 người đàn ông ở Hà Nội nhập viện vì ngộ độc methanol. Trong đó, bệnh nhân Bùi Duy Ph (50 tuổi, ở phường Ngọc Khánh, Ba Đình) hiện vẫn trong tình trạng hôn mê. Ông Nguyễn Minh Tú – Chủ tịch UBND phường Ngọc Khánh thông tin: Người nhà cho biết bệnh nhân này nghiện rượu, uống thường xuyên và trung bình mỗi ngày uống tới…1 lít rượu. Bệnh nhân này hay uống rượu tại quán nước H.Q (ngõ 575 Kim Mã) và quán nước B.V ở 1050 Đê La Thành (quận Ba Đình).

Hiện cơ quan chức năng quận Ba Đình, phường Ngọc Khánh đã kiểm tra 2 địa chỉ trên để truy tìm nguồn gốc rượu gây ngộ độc.

Đến thời điểm này, Hà Nội đã ghi nhận 28 ca ngộ độc rượu methanol, trong đó có 4 ca tử vong. Qua xác minh, hầu hết các trường hợp ngộ độc đều uống rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, uống tại các quán cơm, tại nhà…Để ngăn chặn các ca ngộ độc rượu methanol, Hà Nội đã tổ chức hàng trăm đoàn kiểm tra, rà soát cơ sở kinh doanh rượu. Qua kiểm tra 5.560 cơ sở, cơ quan chức năng đã tiến hành xử lý 726 cơ sở, niêm phong gần 54.000 lít rượu chưa rõ nguồn gốc, tiêu hủy 1.870 lít rượu không có nguồn gốc, phạt tiền hơn 1,1 tỷ đồng.

Các cơ quan chức năng đã ra quân kiểm tra quyết liệt, tuy nhiên, số vụ ngộ độc rượu methanol vẫn xảy ra. Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình, Nguyễn Quang Trung thừa nhận việc quản lý rượu thông qua những vụ kiểm tra, tịch thu, tiêu huỷ rượu không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, chỉ là “chặt cây từ ngọn”, cần các biện pháp quyết liệt, cụ thể hơn. Còn Chủ tịch UBND phường Ngọc Khánh Nguyễn Minh Tú cho biết, qua kiểm tra trên địa bàn, vẫn còn tình trạng các cửa hàng lén lút bán rượu không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, đây là vấn đề rất khó cho cơ quan chức năng.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin, hiện 77% nam giới nước ta có uống rượu bia, trong đó 45% người sử dụng rượu bia ở mức nguy hại, tức uống rất nhiều trong một lần. Theo ông Phong, có 2 nguyên nhân dẫn đến việc vẫn còn người ngộ độc rượu, rượu methanol: Trước hết vẫn còn một số cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ tiếp tục lén lút kinh doanh, thứ 2 vẫn còn người tiêu dùng sử dụng loại rượu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ này.

Ai chịu trách nhiệm chính?

Nhiều ý kiến đặt ra là muốn quản lý rượu có methanol phải quản lý “gốc” là cồn công nghiệp methanol – chất cấm cho vào thực phẩm, vốn chỉ được sử dụng vào công nghệ làm sơn, tẩy rửa vệ sinh công nghiệp... Tuy nhiên, quản lý cồn công nghiệp như thế nào, khi nhiều người dân ra mua cồn lại khai là về làm sơn hoặc để đánh verni bàn ghế, chứ không ai khai là về pha rượu?

Ông Nguyễn Phú Cường - Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ (Bộ Công thương) đề xuất nên pha thêm màu để phân biệt cồn công nghiệp và cồn thực phẩm vì hiện giờ hai loại cần này bằng mắt thường không phân biệt được.

Hiện Chính phủ, Bộ Công thương, các sở, ban ngành đã ban hành nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn, quy định về kinh doanh, sản xuất rượu. Nhưng các vụ ngộ độc methanol, hay bắt được các cơ sở lưu hành rượu methanol vẫn xảy ra? Phải chăng chúng ta không thể quản lý được? Theo ông Cường, để nói quản lý thế nào thì đầu tiên phải xem chính sách quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh rượu ra sao. Trước hết, sản xuất kinh doanh rượu là mặt hàng Nhà nước không khuyến khích. Nghị định 94 của Chính phủ viết rõ là không khuyến khích sản xuất rượu nên vì thế cũng quy định rất rõ điều kiện sản xuất, kinh doanh, bán buôn bán lẻ và cả trách nhiệm của người tiêu dùng.

Ở nước ta, ngoài rượu sản xuất công nghiệp thì rượu người dân tự nấu hoặc sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, làng nghề. Rượu hộ dân tự nấu được chưng cất thủ công, lên men rất đơn giản nên không loại bỏ được các tạp chất. Cũng vì thế, rượu do dân sản xuất thường có các nồng độ tạp chất cao, ngoài cồn thực phẩm ethanol còn có thể phát sinh cả cồn công nghiệp methanol.

Cũng theo ông Cường, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ban hành Chỉ thị 03 trong đó có nêu rõ trách nhiệm của lực lượng Quản lý thị trường, các Sở Công thương, các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương phải thực hiện để tăng cường quản lý, giảm thiểu tác hại của ngộ độc rượu. Bộ Y tế, Bộ Công thương cũng đã phối hợp chặt chẽ trong thời gian vừa qua, cả về việc tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh rượu, các hóa chất có nguy cơ bị lạm dụng trong việc sản xuất kinh doanh thực phẩm lẫn kiểm tra rượu.

“Đặc biệt, vừa rồi chúng tôi đã phối hợp với Bộ Y tế kiến nghị Quốc hội xem xét thông qua việc sửa đổi điều luật liên quan đến xử lý vi phạm hình sự đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm trong Bộ luật Hình sự theo chiều hướng tăng nặng. Trước đây, Bộ luật Hình sự cũng đã có quy định về việc này nhưng việc thực hiện còn một số khó khăn trong xử lý, cũng như chưa phân định rõ trách nhiệm. Ngoài ra, tới đây chúng tôi cũng sẽ rà soát lại các hệ thống quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo chiều hướng xử lý tăng nặng trước khi chuyển sang xử lý hình sự”, ông Cường nói.

Tại Hội thảo “Tác hại của việc lạm dụng rượu bia, xử trí, điều trị ngộ độc rượu có methanol cao” (diễn ra ngày 10/4), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, thực trạng những cái chết tức tưởi do uống phải rượu pha methanol, hoặc được cứu sống nhưng di chứng nặng nề đã hiện hữu, đang xảy ra và sẽ tiếp tục gia tăng. Muốn quản lý được, không thể chỉ trách nhiệm thuộc về một bộ, ngành mà tất cả các bộ ban ngành đều phải vào cuộc với trách nhiệm cao, một cách bài bản, khoa học với những biện pháp hợp lý.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, hiện các quy định về quản lý rượu đã có nhiều nhưng chưa thật chặt chẽ, rõ ràng. “Ngay cả trong những vụ ngộ độc rượu gây tử vong nhưng ai là người chịu trách nhiệm chính vẫn chưa thật rõ. Ngành Y tế, Nông nghiệp hay Công thương, Công an phải chịu trách nhiệm chính? Điều này cần phân định rõ ràng hơn. Chúng ta không thể cấm uống rượu, vậy quản lý và sử dụng rượu như thế nào là vấn đề phải đặt ra”, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nói.

Sau 1 tháng (từ 16/3-15/4) cao điểm tổng rà soát, kiểm tra rượu, trong Tháng hành động về an toàn thực phẩm (15/4-15/5), Hà Nội tiếp tục lấy việc tăng cường thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các làng nghề là mục tiêu kế hoạch, trong đó, sẽ công khai tên các cơ sở cung cấp rượu, không đảm bảo an toàn.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 22 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 23 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Top