Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kín lịch học, trẻ không còn thời gian đọc sách

Thứ năm, 13:00 17/12/2015 | Xã hội

Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển thừa nhận, học sinh thiếu kỹ năng sống một phần do không có thói quen đọc sách. Ngoài ra, các em cũng đang bị quá tải.

“Con tôi phải dậy từ 6h sáng để đi học. Về đến nhà cũng là gần 6h chiều. Cơm tối xong thì chỉ còn thời gian để làm bài tập, mà cũng thường xuyên đến 10-11h mới được đi ngủ. Dù muốn con có thời gian đọc sách trước giờ đi ngủ, mẹ cũng phải cản lại để còn đảm bảo sức khỏe cho con” - chị Ngô Thúy Hà, phụ huynh học sinh trường THCS Nguyễn Siêu, Hà Nội chia sẻ.

 

Nhiều trường đầu tư mạnh vào thư viện để phát triển văn hóa đọc cho học sinh. Ảnh: An Ninh Thủ Đô.

Không còn thời gian trống để đọc sách 

TS Nguyễn Thụy Anh, người sáng lập câu lạc bộ Đọc sách cùng con, kể: “Có một hình ảnh khiến tôi lâu nay vẫn day dứt khi nghĩ về cái gọi là 'văn hóa đọc' của người Việt. Khi tôi đến chơi nhà một người bạn, anh chị đang đốc thúc con học. Góc nhà có một tủ đầy ắp sách nhưng bị khóa chặt. Bố mẹ chỉ cho phép con đọc khi… nghỉ hè để không ảnh hưởng việc học.

Các cô cậu học sinh phải tập trung học kiến thức, rảnh ra chút nào lại đăng ký học các lớp kỹ năng sống, lấy đâu ra thời gian cho sách! Sau này, nghiên cứu thời gian biểu của rất nhiều bạn nhỏ, thời khóa biểu ở trường, tôi nhận thấy, việc đọc sách trên thực tế là một hoạt động phụ, chỉ được sắp xếp vào những tiết 'sinh hoạt' để không ảnh hưởng chương trình học của trẻ”.

Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển thừa nhận: “Những hạn chế của học sinh chúng ta hiện nay là thiếu kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn, thiếu kỹ năng sống và làm việc theo nhóm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có nguyên nhân học sinh ít đọc sách thường xuyên”.

Đọc sách cần được tôn trọng như thi cử

Theo số liệu khảo sát của Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, tỷ lệ người hoàn toàn không đọc sách nước ta chiếm tới 26%, thỉnh thoảng mới cầm một cuốn sách lên đọc chiếm áp đảo tới 44%, còn đọc thường xuyên là 30%.

Trong khi đó, bà Trần Thị Minh Nguyệt, Đại học Văn hóa Hà Nội, khẳng định, văn hóa đọc là một phương tiện quan trọng giúp con người lĩnh hội, vận dụng tri thức, kinh nghiệm và các giá trị văn hóa của nhân loại một cách có hiệu quả vào các hoạt động sống, nhằm nâng cao chất lượng sống của mỗi cá nhân đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội. Riêng đối với học sinh, đọc sách được đánh giá là một trong những yếu tố thúc đẩy năng lực tự học của học sinh rất tốt.

Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái thói quen đọc sách của công chúng là vì hiện chúng ta chưa hình thành được các chương trình khuyến đọc trên phạm vi quốc gia như tổ chức tháng đọc quốc gia, tổ chức định kỳ các hội chợ sách trên quy mô quốc gia...

Trong khi đó, nền kinh tế của chúng ta đang phát triển với tốc độ khá cao làm cho thời gian nhàn rỗi của người dân dành cho đọc sách đang có nguy cơ bị các phương tiện nghe nhìn, du lịch... lấn lướt. Học sinh ít đọc sách còn do hệ thống thư viện trường học, địa phương còn yếu, sách, tài liệu nghèo nàn; cách thức quản lý, chỉ đạo hoạt động của thư viện lạc hậu.

Kinh nghiệm được chia sẻ từ những trường mạnh về phong trào thư viện cho thấy, nhằm khuyến khích thói quen đọc sách trong học sinh, các trường này đã biến thư viện thành nơi giao lưu của học sinh, các lớp học tự bầu thủ thư để quản lý tủ sách của lớp, học sinh tự tổ chức các giờ đọc sách của chính mình.

Tuy nhiên, để đọc sách trở thành thói quen tích cực thì TS Nguyễn Thụy Anh nhấn mạnh việc đọc cũng phải được tôn trọng như việc học và việc thi.

“Bộ GD&ĐT cần phải đưa vào chương trình như một môn học nhưng không phải một môn Văn thứ hai mà là một hoạt động riêng được xây dựng phương pháp và quy trình riêng để hướng dẫn các em tự đọc, tự khám phá”, TS Anh nói.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá trong nhà trường cũng cần đổi mới để bắt buộc học sinh phải đọc thêm nhiều sách, tài liệu để có được đánh giá tốt…

Theo Zing

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
11 anh em ruột kiện nhau vì hơn 1.200 m2 đất

11 anh em ruột kiện nhau vì hơn 1.200 m2 đất

Pháp luật - 1 giờ trước

Cha mẹ mất không để lại di chúc, nhiều anh, em trong một gia đình có 11 người con đã làm đơn tranh chấp với người con thứ 4 đang ở trên mảnh đất

Hà Giang đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Hà Giang đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Giang đã xây dựng dự thảo Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở để lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tổ chức, cá nhân.

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Năm ngày 16/5/2024 hôm nay, các con giáp Thìn, Tỵ, Ngọ Mùi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Lễ hội Tấc Ka Coong (lễ hội cúng Thần Núi) của dân tộc Cơ tu huyện A Lưới được tổ chức nhằm tạ ơn thần núi, rừng, sông, suối đã ban tặng cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sung túc đủ đầy, mùa màng bội thu, sức khỏe bình an.

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Tùy từng đối tượng thí sinh đăng ký dự tuyển, các thí sinh dự thi các trường CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh làm mất quyền lợi cá nhân.

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Một số điểm trường tại huyện nghèo miền núi, vùng biên ở Quảng Bình xây xong rồi bỏ hoang, chậm đưa vào sử dụng gây lãng phí ngân sách và bức xúc trong dư luận.

Không khí lạnh lại sắp tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi thế nào?

Không khí lạnh lại sắp tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi thế nào?

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Bắc Bộ và Trung Bộ ít mưa, trời có nắng. Dự báo đến đêm ngày 18/5, không khí lạnh được bổ sung thêm sẽ gây một đợt mưa to đến rất to cho khu vực Bắc Bộ.

Tin sáng 17/5: Thông tin chính thức từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam về người được gọi là 'Sư Thích Minh Tuệ'; lần đầu tiên có vaccine sốt xuất huyết tại Việt Nam

Tin sáng 17/5: Thông tin chính thức từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam về người được gọi là 'Sư Thích Minh Tuệ'; lần đầu tiên có vaccine sốt xuất huyết tại Việt Nam

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định "Sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo; Vaccine sốt xuất huyết do Takeda sản xuất đã chính thức được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Nhà giáo sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề, kể cả giáo viên nước ngoài

Nhà giáo sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề, kể cả giáo viên nước ngoài

Giáo dục - 4 giờ trước

Dự thảo luật Nhà giáo (Bộ GD&ĐT) quy định mỗi nhà giáo sẽ được cấp một hoặc hơn một chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên chứng chỉ sẽ bị thu hồi nếu kết quả đánh giá, 2 năm liên tục nhà giáo không hoàn thành nhiệm vụ.

Đầu tư gần 1.900 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Đầu tư gần 1.900 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Thời sự - 4 giờ trước

Bộ GTVT vừa phê duyệt đầu tư dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn với quy mô 6 làn xe có tổng mức đầu tư 1.875 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương.

Top