Kinh hãi giun, sán, amip gây bệnh lúc nhúc trên rau sống
Rau sống là món ăn ưa thích của đa số người Việt. Tuy nhiên, có không ít nguy cơ nhiễm khuẩn do ký sinh trùng và dư lượng thuốc trừ sâu có trong các loại rau này.
Rau sống là món ăn rất tốt cho sức khoẻ vì rau sống với đa dạng các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra, các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật.
Nhưng nếu rau sống không đảm bảo vệ sinh (tưới bón phân tươi, phân bắc chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định...) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hoá, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mãn tính.

Kết quả khảo sát ký sinh trùng trên rau sống do bộ môn Ký sinh trùng (KST) thuộc Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TPHCM (TTĐT-BDCBYT) thực hiện và báo cáo cho thấy tỷ lệ nhiễm các loại KST trên rau là rất cao: 97,12% (101 mẫu) với các loại KST nhiễm chủ yếu gồm: bào nang amip (E.histolytica; E.coli) trứng giun đũa, giun móc, trứng giun đũa chó mèo và ấu trùng giun.
Trong đó, ấu trùng giun được phát hiện trên rau sống chiếm tỉ lệ cao nhất (78,8%), kế đến là amip (E.histolytica: 65,4%; E.coli: 50%); trứng giun móc (25%); trứng giun đũa (23,1%) và giun đũa chó mèo (11,5%).
Rối loạn tiêu hóa, ngộ độc vì rau sống
Hiện nay, do người trồng rau chạy theo lợi nhuận nên trong rau sống có nhiều dư lượng chất kích thích và bảo quản thực vật. Vì vậy, khi ăn sống dễ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu hóa.
Tổn thương gan, phổi… do ăn rau sống
Rau sống không được rửa sạch sẽ đưa vào cơ thể người nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm, trong đó có khuẩn đơn bào. Chúng không chỉ gây bệnh ở đường ruột mà còn lên gan, lên phổi và nhiều cơ quan khác để “hoành hành”.
Đơn bào có 3 nhóm sống ở ruột già: có chân giả, có roi và có lông. Trong nhóm đơn bào có chân giả (a-míp), chỉ có ký sinh trùng Entamoeba histolytica gây bệnh cho người. Khi nói “bệnh do nhiễm a-míp” là nói đến bệnh do ký sinh trùng này gây ra. Chúng gây bệnh ở đường ruột và một số cơ quan khác.
Khi ăn rau dính bào nang a-míp, các bào nang này sẽ theo đường tiêu hóa vào đến ruột, a-míp non sẽ chui ra khỏi vách bào nang, tăng sinh rất nhiều. Khi đó, người ăn đã nhiễm bệnh. Nếu không có triệu chứng gì thì gọi là người lành mang mầm bệnh (khi họ đại tiện, thể hoạt động của a-míp và bào nang sẽ theo phân ra ngoài).
Nếu gặp một số điều kiện như sức đề kháng cơ thể giảm, cơ thể có nhiễm thêm vi trùng khác, thể hoạt động sẽ to lên, xâm lấn đường ruột, gây bệnh kiết lỵ. Chúng "ăn" hồng cầu và chất lỏng trong mô, tạo thành vết loét trong thành ruột già; mạch máu bị vỡ ra nên phân có máu và chất nhầy.
A-míp khi vào cơ thể sẽ gây bệnh đường ruột.
Ở thể cấp tính, bệnh nhân đau bụng lâm râm hay từng cơn, có cảm giác muốn đi tiểu liên tục, lúc đầu tiêu chảy, sau đó đi ra nhầy và máu, nhiều lần trong ngày. Ở thể bán cấp, bệnh nhân đau bụng lâm râm và đi tiêu phân lỏng, có chút ít nhầy. Đôi khi bệnh nhân bị táo bón. Trường hợp có nhiễm thêm ký sinh trùng hoặc vi trùng khác, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn.
Người bị suy giảm miễn dịch, kém dinh dưỡng dễ mắc bệnh ở thể ác tính: bệnh trạng nặng, máu và nhầy tự nhiên chảy ra. Bệnh nhân thường tử vong do sốc, do chảy máu ở ruột và di căn a-míp vào gan. Có những người mắc bệnh mạn tính, bị rối loạn tiêu hóa. Đó là do sau khi bị áp-xe, vách ruột có sẹo và chai đi, hệ thần kinh ở đó bị phá hủy nên chức năng ruột không còn bình thường.

Một số bệnh nhân có u a-míp trong ruột, thường xuất hiện sau cơn lỵ cấp từ vài tháng đến 20 năm. Việc chẩn đoán hơi khó, dễ bị nhầm với các khối u thật sự của ruột già. Nếu điều trị thử bằng thuốc diệt a-míp mà khối u xẹp đi thì đó đúng là u do a-míp.
A-míp gây bệnh ở gan
Từ các sang thương ở ruột già, a-míp theo mạch máu vào gan. Mỗi a-míp tăng sinh sẽ tạo thành một vết loét và nhiều vết loét tạo thành áp-xe.
Các triệu chứng điển hình là đau bụng vùng gan, gan to không kèm lách to, không rỉ dịch, không vàng da, sốt cao, suy nhược thể tạng. Một số trường hợp không có triệu chứng điển hình, khi đó các triệu chứng kể trên thiếu hoặc nhẹ đi.
Bệnh ở phổi và các vị trí khác
Vì phổi ở sát gan nên do tiếp xúc, a-míp có thể từ gan đi đến phổi. Khi đó, bệnh nhân có những biểu hiện như: ho, sốt, khạc ra mủ màu nâu.
Ngoài ra, bệnh có thể gây áp-xe não - một biến chứng hay gặp ở người bị áp-xe gan do a-míp, chỉ được chẩn đoán sau phẫu thuật. Một số bệnh nhân trong thời gian bị lỵ cấp tính bị loét da do a-míp, thường thấy ở quanh hậu môn hoặc chỗ vết mổ.
Th.S – BS. Nguyễn Tiến Lâm, cũng cho biết: “Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào để tẩy sạch triệt để các KST trên rau sống. Để bảo vệ sức khỏe người dân, trước mắt, các cơ quan chức năng nên có khâu kiểm nghiệm KST các nguồn rau cung cấp vào thành phố; tăng cường tuyên truyền để người dân dùng rau sạch rau an toàn”.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 14 giờ trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tế - 16 giờ trướcTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 4 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 6 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 6 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 6 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.