Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kinh hoàng rau muống bẩn tràn ngập Hà Nội

Thứ tư, 08:17 17/07/2013 | Sống khỏe

Đã bao đời nay, người dân thôn Yên Ngưu (xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) sống nhờ vào cây rau muống. Tuy nhiên, nguồn nước để tưới rau nơi đây nằm cùng với hệ thống nước thải của thôn.

Điều đó đã tạo cho những đám rau muống xanh mơn mởn nhưng ẩn chứa biết bao hiểm nguy cho sức khỏe người tiêu dùng.

Chính quyền thôn né tránh

Chúng tôi về thôn Yên Ngưu đầu buổi sáng, nhưng trên cánh đồng ruộng chỉ còn lác đác vài bóng người hái rau. Kẽo kịt gánh rau trên vai, chị Lê Thị Ngọc cho biết hôm nay chị dậy muộn nên giờ mới mang rau ra chợ bán. Hằng ngày cứ khoảng 4 giờ người dân trong thôn đã tỉnh giấc ra ruộng hái rau đi bán. Thị trường rau chủ yếu vẫn là bán buôn cho các thương lái ở chợ đầu mối Văn Điển. Từ đầu mối này rau sẽ được trung chuyển đến các chợ lớn nhỏ trong nội thành. Thế nên cứ khoảng 5-6 giờ sáng hằng ngày rau ở Yên Ngưu đã ngập các chợ ở Hà Nội.

Khu ruộng rau muống của thôn Yên Ngưu nằm giáp ranh với nhà máy phân lân Văn Điển, cùng với nghĩa trang Văn Điển. Từ xa chúng tôi đã nhìn thấy những đám ruộng rau muống, xanh ngát cả vùng trời, tiến lại gần là những khoảng ruộng rau xanh non. Nhưng thật bất ngờ, một mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ những đám rau muống. Theo quan sát của chúng tôi, toàn bộ hệ thống cung cấp nước tưới rau nơi đây được nối liền với nguồn nước thải của cả thôn.

Vừa qua một số cơ quan báo chí thông tin rằng, tuy thôn Yên Ngưu là vựa rau lớn của Hà Nội nhưng rau nơi đây được tưới và rửa bởi nguồn nước thải đen ngòm. Phóng viên Báo Dòng Đời trước khi thực hiện bài viết này không tin đó là sự thật. Nhưng khi được mục sở thị nguồn nước tưới rau nơi đây quả thực muốn không tin cũng không được. Mương nước nổi lên bọt trắng xóa, hôi thối nồng nặc bên những ruộng rau mơn mởn. Và có người dân nói rằng, rau nơi đây luôn tốt hơn các nơi khác nhờ nguồn nước đó.

Kinh hoàng rau muống bẩn tràn ngập Hà Nội 1
Trồng rau muống bên bãi tha ma
Kinh hoàng rau muống bẩn tràn ngập Hà Nội 2   

Trước những thông tin trên, chúng tôi đã tìm gặp bà Ban - trưởng thôn Yên Ngưu để tìm một lời giải đáp. Đến nhiều làng quê ở ngoại thành Hà Nội, nhưng tôi chưa thấy nơi đâu đường làng ngõ xóm ô nhiễm như nơi đây. Rác thải bừa bãi ra ngõ, rãnh nước nhỏ không đủ tải, nước thải ngập tràn lan ra đường bốc lên mùi hôi thối nồng nặc. Phải rất vất vả chúng tôi mới hỏi thăm được nhà bà Ban. Thật bất ngờ, khi chúng tôi giới thiệu là phóng viên muốn tìm hiểu về việc người dân dùng nước thải sinh hoạt để tưới rau thì bà Ban đóng sầm cửa lại, bà nói rằng tìm người khác mà hỏi, bà không biết việc đó.

Chúng tôi tiếp tục tìm gặp các “quan thôn” để truy vấn về nguồn nước tưới rau, nhưng vẫn vô vọng. Bởi theo trả lời của vợ con các “quan thôn” thì họ đều đang đi công việc gia đình chưa về. Vợ con họ cũng không có số điện thoại nên không biết ở đâu!

Cả làng bám vào rau để sống

Bà Nguyễn Thị Hoa, vợ ông Ỉnh - phó chủ nhiệm HTX thôn Yên Ngưu - cho biết: Từ bao đời nay người dân Yên Ngưu đều bám vào cây rau muống để sống, các gia đình trong thôn không có nghề gì ngoài trồng rau. Nghề trồng rau có từ đời cha ông, nên con cháu cứ thế mà theo nghiệp. Thế nên, cả những khu đất nằm sát bên mồ mả người đã khuất người dân cũng đã khai hoang, lấy thêm đất để trồng rau.

Kinh hoàng rau muống bẩn tràn ngập Hà Nội 3
Bà Hoa cho rằng nguồn nước không phải lúc nào cũng sạch

Gia đình bà Hoa có ba sào ruộng rau muống, mỗi năm trừ chi phí, phân tro đi cũng còn được 10-15 triệu đồng. Bà Hoa bảo, trồng rau muống là nhàn nhất, công xá bỏ ra ít, nhưng có thể cho thu hoạch quanh năm. Mấy năm trước khi rau muống được giá, mỗi năm gia đình trong thôn thu nhập vài chục triệu đồng là bình thường. Nhưng nay thời tiết thuận lợi, nhiều nơi trồng rau muống nên giờ giá chỉ được 2-3 nghìn đồng/bó. Tuy giá rau xuống thấp như vậy, nhưng gia đình bà và các hộ trong thôn đều cố bám trụ với rau. Bởi họ nghĩ, giờ nếu không làm rau muống thì thất nghiệp.

Nói về cách chăm sóc rau muống, bà Hoa bật mí, mỗi lứa rau sau khi thu hoạch xong, bà cắt trụi lá, xuống gần gốc để bón phân và không quên phun thuốc sâu để diệt sâu bệnh. Nhờ nguồn nước sẵn có ở mương mà rau nơi đây xanh tốt như vậy. Rau muống được trồng ở nhiều nơi trong vùng, nhưng khi ra chợ, rau Yên Ngưu vẫn đứng đầu bảng về độ xanh non. Chính vì thế, rau nơi đây luôn được các thương lái lựa chọn hàng đầu. Bà Hoa bảo, giờ thời đại công nghiệp nên người dân cũng ít dùng thủ công tưới rau. Mỗi mảnh ruộng đều có một khoang nước dẫn từ mương vào, sau đó chủ ruộng dùng máy hút nước để tưới rau. Và nguồn nước đó không phải lúc nào cũng sạch được, có lúc phải lấy cả nước thải để tưới cho rau.

Bác sĩ Trần Thị Minh Phương - nguyên phó khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai - cho biết: “Trước đây chúng tôi đã từng tiếp nhận nhiều ca ngộ độc do ăn phải chất độc có từ rau. Việc nguồn nước sử dụng tưới rau đó độc hại đến đâu thì cần mang đi xét nghiệm mới biết được. Tuy nhiên, nếu nguồn nước ô nhiễm dùng để tưới rau, người dùng có thể bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến bị tiêu chảy. Toàn bộ hệ thống từ miệng đến hậu môn sẽ bị nhiễm khuẩn. Hiện nay vấn đề nhận biết rau có chất độc hại bằng mắt thường rất khó. Kể cả rau bán trong siêu thị cũng chưa chắc sạch hoàn toàn. Vì thế người tiêu dùng cần thận trọng khi mua rau".

“Rau bẩn thì bán cho ai?”

Trước thông tin rau Yên Ngưu chỉ bán đi nơi khác, vì sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Chị Ngát - một người bán hàng rau trong khu chợ của thôn bức xúc nói rằng: “Nói rau muống Yên Ngưu chỉ bán cho thiên hạ là không đúng, hằng ngày gia đình tôi không ăn rau muống của dân quê mình trồng thì mua ở đâu ăn. Bởi trong thôn nhiều gia đình trồng rau, nên chỉ có ai không trồng rau, không làm công việc khác mới ra chợ buôn rau. Số người như thế cũng ít”.

Theo chị Ngát, với sản xuất rau thì nguồn nước là quan trọng, nhiều năm buôn bán rau nên chị biết rau nào tưới nước sạch hay bẩn. Chị bảo, với nguồn nước đục ngầu trên ruộng thì không thể nói là rau sạch. Đó là những gia đình không muốn đầu tư máy móc, công sức vào sản xuất. Họ lợi dụng nguồn nước có sẵn ở mương để tưới cho rau, thậm chí khi thu hoạch rau họ còn mang rau ra nguồn nước đó để rửa cho tiện. Chuyện đó không phải không có nhưng không nên đánh đồng những người làm ăn chân chính với những kẻ đó.

Chị Vũ Thị Cúc cho hay, chị trồng rau bán cho người dân ăn hằng ngày, cũng như chính gia đình mình sử dụng. Chỉ xuống nguồn nước đen ngòm dưới mương, chị Cúc bảo rau mà rửa xuống nguồn nước đó khác gì nhuộm bùn đâu. Khi nhìn thấy như thế ai còn dám mua nữa, nếu như rửa lại nguồn nước khác, người mua ngửi vẫn còn hôi thối chắc chắn họ sẽ không mua.
 
Theo Dòng đời
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Sống khỏe - 20 phút trước

GĐXH - Bệnh nhân đột quỵ thường có các triệu chứng như yếu hoặc tê một bên cơ thể, khó nói, rối loạn thị giác, mất thăng bằng. Đột quỵ có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, mất khả năng vận động hoặc nói, trong trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Người phụ nữ 49 tuổi ở Phú Thọ phải cắt tử cung vì hàng chục khối u xơ lớn, nhỏ từ dấu hiệu nhiều phụ nữ Việt mắc phải

Người phụ nữ 49 tuổi ở Phú Thọ phải cắt tử cung vì hàng chục khối u xơ lớn, nhỏ từ dấu hiệu nhiều phụ nữ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Đau tức vùng hạ vị, người phụ nữ đi khám phát hiện tử cung hình thù xù xì, có hàng chục khối u xơ lớn nhỏ vây quanh...

Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm

Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

SKĐS - Viêm khớp thái dương hàm (hay còn gọi là rối loạn khớp thái dương hàm, loạn năng khớp thái dương hàm) là một nhóm các tình trạng gồm: đau và rối loạn chức năng của khớp thái dương hàm hoặc cơ quanh khớp thái dương.

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Mẹ và bé - 17 giờ trước

GĐXH - Ngày 6/10, gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đã tham gia cùng tập yoga tại Cung thể thao Quần Ngựa với mong muốn tăng cường sức khoẻ trong thai kỳ và sinh nở tốt hơn.

Những điều cần biết về virus cúm A

Những điều cần biết về virus cúm A

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Hiểu biết đúng cúm A, nhận biết bệnh sớm, theo dõi tích cực và dự phòng hiệu quả là cách chủ động để đẩy lùi bệnh cúm A ở từng cá nhân và cho cả cộng đồng.

Mắc bệnh ung thư lúc còn trẻ, sao phim 'Sex and the City' có chiến lược tập luyện được bác sĩ khen ngợi

Mắc bệnh ung thư lúc còn trẻ, sao phim 'Sex and the City' có chiến lược tập luyện được bác sĩ khen ngợi

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Cynthia Nixon - sao phim 'Sex and the City' từng bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, phải cắt một bên vú để trị xạ. Tuy nhiên, hiện tại, cô hoàn toàn khỏe mạnh nhờ chiến lược tập luyện.

Con dâu Nhật tiết lộ món ăn yêu thích của bố mẹ chồng sống thọ

Con dâu Nhật tiết lộ món ăn yêu thích của bố mẹ chồng sống thọ

Sống khỏe - 22 giờ trước

Bố mẹ chồng của Michiko thường xuyên ăn đậu phụ cùng với natto (đậu tương lên men) và súp miso mỗi ngày.

Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?

Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề.

Trời lạnh, người bệnh tiểu đường uống nước chanh mật ong cần biết điều này để ngừa bệnh hô hấp, tăng đề kháng

Trời lạnh, người bệnh tiểu đường uống nước chanh mật ong cần biết điều này để ngừa bệnh hô hấp, tăng đề kháng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một ly nước chanh ấm và mật ong vào buổi sáng sớm sẽ giúp người bệnh tiểu đường nâng cao hệ thống miễn dịch, chống lại vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa bệnh tật như cảm lạnh thông thường, cùng nhiều công dụng khác...

5 loại cá tốt ngang insulin tự nhiên, phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

5 loại cá tốt ngang insulin tự nhiên, phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

Cá là nguồn protein chất lượng cao, giàu axit béo không bão hòa – một yếu tố cực kỳ có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

Top