Kinh phí bảo tồn vẫn đang được trình duyệt
GiadinhNet - Báo GĐ&XH số 125 (17/10) có bài “Cửa Đại - Hội An: Biển “ăn” cả resort, khách sạn” phản ánh về tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở bờ biển Cửa Đại. Mới đây, theo dự báo kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong vòng 100 năm tới, khi nước biển dâng 1m thì 1/3 thành phố Hội An sẽ chìm trong biển nước.
Sông “ăn” vào đất liền
Ngoài 7 km bờ biển, TP Hội An còn có hơn 20 km bờ sông (chủ yếu sông Hoài) cũng đang đứng trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Theo ghi nhận của PV Báo GĐ&XH, dọc đường ĐT 608 từ khu phố cổ Hội An xuống biển Cửa Đại, có nhiều đoạn nước sông “ăn” sâu mép đường, mặc dầu đã có dãy dừa, hàng cọ nước che chắn. Đặc biệt, có đoạn đường bị nứt, được kè đá nhưng nguy cơ nước tiến sâu vào đường vẫn diễn ra từng ngày. Còn tại hai bên chân cầu Cẩm Nam, mép sông đã “bò” tới nhiều nhà dân. Khu chợ Hội An hiện đã làm kè tạm thời, nhưng nguy cơ sạt lở vẫn cao. Ngoài ra, ở Hội An còn có khoảng 10 điểm sạt lở bờ sông. Ví dụ như ở Thanh Hà, Cẩm Kim, Cẩm Nam, “thủy thần” đang xâm lấn đất hoa màu, ảnh hưởng đến hàng chục hộ có nhà ven sông.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết: “Đứng trước nguy cơ sạt lở, từ những năm 2004-2005, dự án kè biển (7 km) và kè sông (20 km) để bảo vệ phố cổ Hội An trước nạn xâm thực với kinh phí 800 tỷ đồng đã được tỉnh phê duyệt, nhưng thực tế đến nay vẫn chưa triển khai được vì thiếu kinh phí nên chỉ mới làm kè ở những điểm xung yếu”.
Đến năm 2012, tỉnh Quảng Nam cũng đã phê duyệt dự án kè sông Hoài từ cầu Cẩm Nam đến Chùa Cầu khoảng 700m, với kinh phí 75 tỷ đồng nhưng do thiếu vốn nên đến nay vẫn chưa thực hiện được. Do dự báo mùa mưa bão năm nay hết sức phức tạp, trong khi đó phía chân cầu Cẩm Nam bị sạt lở nghiêm trọng nên thành phố đã chi gấp 5 tỷ đồng để kè khẩn cấp, chờ dự án 75 tỷ đồng triển khai. “Hiện nhiều đoạn đã hở hàm ếch, nếu dự án kè kiên cố 700 m phía ngoài khu phố cổ (sát đường Bạch Đằng) không triển khai sớm thì nguy cơ rất lớn cho khu vực phố cổ, ảnh hưởng sạt lở ngày càng trầm trọng hơn”, ông Dũng nhìn nhận.
Ngoài ra, Hội An cũng đã trích 3 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, kè tạm thời 1.200m tại các điểm xung yếu để tránh sạt lở trong mùa mưa lũ này. Thành phố cũng chỉ đạo các phường xã tiếp tục nắm tình hình, khi có tình huống khẩn cấp huy động lực lượng địa phương để gia cố tạm thời nhằm chống chọi trước mắt với mùa mưa lũ năm nay…
Một năm, vài lần xơi “đặc sản”… ngập!
Lũ lụt đã là “đặc sản” của phố cổ Hội An, bởi nằm ở cuối sông đầu biển. Người dân ở đây mỗi năm đón vài cơn lũ là chuyện bình thường và đã quen với điều này. Khu phố cổ bị nhấn chìm trong lũ hàng năm vẫn cố gắng chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên tai. Gần đây, chuyện phố cổ xuống cấp là nỗi lo thường trực của lãnh đạo thành phố cũng như nhân dân, tuy hàng năm đều rót kinh phí trùng tu, tôn tạo, bảo vệ phố cổ. Hiện Hội An đang có 50 di tích xuống cấp trầm trọng, cần được trùng tu, bảo tồn kịp thời nhưng kinh phí có hạn, mỗi năm chỉ trùng tu được vài di tích. Hơn nữa, di tích phần lớn là của người dân nên chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm còn gặp nhiều trở ngại về phía người dân và kinh phí hạn hẹp của Nhà nước…
Ngoài nỗi lo lũ lụt thì khu phố cổ Hội An với 1.100 di tích (toàn Hội An có 1.400 di tích) còn phải đối mặt với việc chống cháy, mối mọt, mục nát… bên cạnh đó là sự biến đổi cảnh quan, biến dạng di tích. Năm 2012, đề án tôn tạo, bảo tồn di sản Hội An gắn với việc phát triển du lịch đến năm 2025 với kinh phí 1.468 tỷ đồng đã được Bộ VH, TT&DL tham mưu, Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương, nhưng các hợp phần dự án (dự án nhỏ) vẫn đang lên kế hoạch trình duyệt kinh phí trong thời gian tới. Ông Nguyễn Văn Dũng cho rằng, theo kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong vòng 100 năm tới, khi nước biển dâng khoảng 1m thì 1/3 TP Hội An bị chìm trong nước. Như đã dự báo từ trước, cách đây hơn 10 năm, Hội An đã quy hoạch tổng thể, tái định cư cho 1.600 hộ dân ở các vùng thấp trũng, nguy cơ sạt lở, những hộ ở quá dày trong khu phố cổ… về sống ở khu vực cao ráo ở Thanh Hà (1.000 hộ) và Cẩm Hà (600 hộ).
Khi nước dâng, điều lo lắng lớn nhất của Hội An đó là mất đất ở, đất sản xuất, nước nhiễm mặn, sinh hoạt của bà con bị đảo lộn… Đặc biệt là khu phố cổ đứng trước thách thức nước dâng sẽ “nhấn chìm” nhiều khu dân cư. Bởi thế, ngay từ bây giờ, việc kè đê bao kiên cố, lập cao trình cao hơn tại nhiều công trình công cộng cần sớm được triển khai mang tính bền vững, lâu dài. Người dân cũng cần trang bị tâm thế đối chọi với nước biển dâng trong một tương lai không xa.
“Hiện Hội An cũng đã quy hoạch các khu dân cư nằm phía trên cao, như ở Tân Hiệp (Cù Lao Chàm), Cẩm Nam, Cẩm Kim… Thời gian tới, Hội An tính phương án các công trình giao thông công cộng xây dựng ở cao trình cao hơn. Ví như nhà máy nước thải của thành phố hiện xây dựng ở cao trình 3.4, bằng đỉnh lũ lớn nhất lịch sử trong thế kỷ qua, là cơn lũ năm Nhâm Thìn (1964)…”.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An
Đ.Hoàng – K.Thanh

Ngăn chặn người dân chuyển khoản tiền cho đối tượng giả danh công an để lừa đảo
Pháp luật - 11 phút trướcGĐXH - Khi có người tự xưng cán bộ của các cơ quan chức năng (Công an, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân…) thông báo vụ việc liên quan đến bản thân và đề nghị cung cấp thông tin hoặc chuyển tiền thanh toán chi phí…, người dân cần trình báo ngay với cơ quan công an để được hướng dẫn phòng ngừa.

Cúm gia cầm xuất hiện sau 3 năm vắng bóng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị khẩn trương phòng chống dịch
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Sau khi xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm sau 3 năm vắng bóng, tỉnh Quảng Trị đang triển khai các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nhằm bảo vệ đàn vật nuôi và sức khỏe cộng đồng.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển hơn 1 tạ thuốc nổ ở vùng biên
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Tại thời điểm bắt quả tang đối tượng, Bộ đội Biên phòng thu giữ tang vật 120kg thuốc nổ được đựng trong các thùng carton.

Bảng lương theo vị trí việc làm mới sau 2026 của cán bộ, công chức và viên chức thay đổi gì khi không còn mức lương cơ sở?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Trả lương theo vị trí việc làm là tiền lương được trả theo đúng năng lực thực chất, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của cán bộ, công chức, viên chức. Khi cải cách tiền lương không còn mức lương cơ sở, bảng lương theo vị trí việc làm có thay đổi?

Khối không khí lạnh tăng cường tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa rét?
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh tăng cường trở lại gây mưa dông ở miền Bắc, có nơi mưa rất to, nền nhiệt giảm mạnh.

Tin sáng 12/4: Đón không khí lạnh, Bắc Bộ và Trung Bộ mưa rét từ 12/4; DJ bạo hành vợ ở Hà Nội viết cam kết không tái phạm: Công an vẫn điều tra
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 11/4, bộ phận không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.

Dụ dỗ ‘việc nhẹ lương cao’, lừa bán người vào các ổ nhóm lừa đảo vùng tam giác vàng
Pháp luật - 2 giờ trướcThảo và Hà dùng chiêu trò "việc nhẹ lương cao" để rủ rê các nạn nhân, nhưng thực chất là bán người cho các băng nhóm lừa đảo ở Myanmar.

Hà Nội công bố chỉ tiêu lớp 10 công lập 2025
Giáo dục - 2 giờ trướcChiều 11/4, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố chỉ tiêu lớp 10 năm 2025 của 119 trường công lập trên địa bàn.

Nữ cựu cán bộ công an hối lộ 7,7 tỷ đồng để làm gần 11.000 phiếu lý lịch tư pháp
Pháp luật - 11 giờ trướcCựu cán bộ Cục Hồ sơ nghiệp vụ bị cáo buộc đưa hối lộ hơn 7,7 tỷ đồng để được giải quyết 10.789 hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp, từ đó hưởng lợi gần 540 triệu đồng.

Khởi tố 4 người liên quan vụ nữ nhân viên ngân hàng bị đánh, lột đồ ở Cần Thơ
Pháp luật - 12 giờ trướcCông an Cần Thơ khởi tố vụ án đánh ghen, lột đồ nữ nhân viên ngân hàng, điều tra 2 hành vi và khởi tố 4 bị can liên quan đến vụ việc.

Danh sách các con giáp vận đỏ rực rỡ nửa đầu tháng 4
Đời sốngGĐXH - Tháng Tư về mang theo làn gió xuân ấm áp. Trong khoảnh khắc rực rỡ và tràn đầy sức sống ấy, mở ra những cánh cửa mới cho một số con giáp bước vào thời kỳ vàng son trong cuộc đời.