Kon Tum: Hàng trăm hộ dân huyện biên giới “khát” nước sạch
GiadinhNet - Thiếu nước sạch sử dụng nên người dân huyện biên giới Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum) gặp muôn vàn khó khăn, cuộc sống đảo lộn. Nhiều gia đình đã đầu tư hàng chục triệu đồng để khoan giếng nhưng vẫn không đủ dùng. Không còn lựa chọn nào khác, họ đành phải mua nước bình về ăn, uống.

Thiếu nước sinh hoạt, người dân đi lấy nước suối về sử dụng. Ảnh: Đức Huy
Khó khăn bủa vây
Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân tại huyện Ia H’Drai loay hoay đi tìm nguồn nước sinh hoạt. Đặc biệt vào mùa nắng, nguồn nước sạch bị thiếu thốn khiến họ phải chắt chiu từng giọt. Thực tế có một số gia đình đã bỏ ra số tiền 30 - 50 triệu đồng thuê thợ, máy móc khoan giếng với hy vọng có nguồn nước đảm bảo để sử dụng. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình không còn lựa chọn nào khác, phải mua nước bình để sử dụng cho nhu cầu thiết yếu như ăn, uống hằng ngày.
Chị Ksor Sem (trú tại xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai) cho biết, gia đình chị đã chuyển tới đây sinh sống được hơn một năm nay. Những ngày đầu thiếu nước sử dụng nên gia đình phải đào giếng. Tuy nhiên, do địa chất vùng này toàn sỏi đá nên việc đào giếng thủ công để tìm tới mạch nước ngầm cũng là nhiệm vụ "bất khả thi". Hằng ngày, các thành viên trong gia đình chị phải đi một quãng đường khá xa gùi nước từ suối mang về nhà.
"Những hộ gia đình khác có điều kiện thì mua nước bình, nước đóng chai về ăn uống. Nhà mình nghèo, đành phải dùng nước suối thôi. Không biết nước sạch hay bẩn nhưng vẫn phải dùng vì chẳng còn cách nào khác", chị Sem tâm sự.
Tương tự, anh Phạm Văn Chương (trú tại xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai) cho hay, khi mới vào mảnh đất khô cằn, sỏi đá này sinh sống, gia đình anh phải đầu tư khoảng 40 triệu đồng để khoan giếng. Tuy nhiên, khi dòng nước được bơm lên có hiện tượng nhiễm phèn, vàng đục. Tiếc số tiền đã bỏ ra nên gia đình anh vẫn cố gắng dùng nhiều biện pháp để lọc lấy nước dùng tiết kiệm hằng ngày.
Anh Chương cho biết: "Muốn tắm rửa, giặt giũ phải bơm nước vào thau, chậu để lắng qua đêm mới dám sử dụng. Bởi nước nhiễm phèn khá nặng, đục ngầu không thể sử dụng trực tiếp được. Chúng tôi không biết để lắng qua đêm vậy có hết được phèn không, nhưng cũng phải dùng thôi. Còn nước ăn uống, chúng tôi mua nước bình về sử dụng".
Dưới cái nắng chang chang, đi một vòng quanh các xã trên địa bàn huyện Ia H’Drai, chúng tôi bắt gặp từng đoàn người (già có, trẻ có) mang theo nhiều can nhựa, thùng… đến các con suối tự nhiên để tích nước mang về sử dụng. Khi được hỏi về ước mơ, họ đều có chung một đáp án là rất mong có nước sạch sử dụng.
Ước vọng về một nhà máy nước sạch

Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ia H’Drai mua bồn chứa nước mưa để sử dụng vào mùa khô.
Theo ông Tống Tấn Lực, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ia H’Drai, do khan hiếm nước sinh hoạt nên Công ty đã nhiều lần đào giếng để "thử vận may". Tuy nhiên, lần lượt các giếng được đào lên đều không có nước. Đối phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước, Công ty mua 2 bồn chứa với dung tích 10.000 lít/bồn để tích trữ nước vào mùa mưa. Vào mùa khô, Công ty sẽ sử dụng nguồn nước này một cách tiết kiệm để phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho cán bộ công nhân viên.
"Khu vực này đặc thù nắng nóng, nhiệt độ cao nên khô hạn, thiếu nước sử dụng. Để tiết kiệm nước sinh hoạt, anh em trong Công ty tận dụng tắm, giặt giũ ở sông suối. Còn nước ở 2 bồn chứa, mọi người phải tiết kiệm vào việc ăn, uống mới hy vọng đủ cho hết mùa khô", ông Lực cho biết thêm.
Theo thông tin từ UBND huyện Ia H’Drai, vụ Đông - Xuân năm 2019 - 2020, trên địa bàn có 26,57ha cây trồng bị thiếu nước tưới. Bên cạnh đó, 707 giếng nước bị khô hạn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của khoảng 937 hộ dân. Không những vậy, thời tiết khô hạn kéo dài khiến tình trạng thiếu nước cục bộ xảy ra ở các điểm dân cư. Nếu tình trạng khô hạn tiếp tục kéo dài, nhiều hộ dân sẽ không có nước sinh hoạt, sản xuất.
Liên quan tới thực trạng trên, trao đổi với PV, ông Bùi Văn Nhàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ia H’Drai cho biết, do năm nay khô hạn kéo dài nên một số điểm dân cư bị thiếu nước trầm trọng. Để khắc phục, chính quyền địa phương đã vận động người dân nạo vét giếng để lấy nước dùng. Bên cạnh đó, các địa phương sở tại đã lắp đặt bồn chứa nước công cộng tại các điểm tập trung dân cư để người dân lấy nước về sử dụng một cách tiết kiệm nhất có thể. Ngoài ra, người dân có thể tận dụng nguồn nước sông, suối nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt đơn giản như tắm giặt…
Cũng theo ông Nhàng, những giải pháp trên chỉ áp dụng trong thời gian ngắn, tạm thời. Về lâu về dài, trên địa bàn huyện đang xây dựng nhà máy nước sạch với tổng vốn dự toán ban đầu trên 97 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, có lưu lượng 2.500m3 nước/ngày. Dự kiến đến cuối năm 2020, đầu năm 2021, nhà máy sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.
Bên cạnh đó, nhằm giúp địa phương khắc phục tình trạng hạn hán, UBND tỉnh cũng đã hỗ trợ cho huyện một số máy bơm để cấp nước cho người dân.
Đức Huy

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 11 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 11 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 12 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.