Ký ức về người cha suốt một đời học tập để con cháu noi theo của GS.TS. Nguyễn Lân Hùng
GiadinhNet - Ông là con thứ 5 của cố Giáo sư Nguyễn Lân, dù đã gần 70 tuổi, nhưng GS.TS Nguyễn Lân Hùng hàng ngày vẫn rong ruổi khắp nơi để mang những kiến thức bổ ích đến cho nhân dân.
Giáo sư Lân Hùng cùng cha là cố Giáo sư Nguyễn Lân khi còn sống. (Ảnh: T.G) |
Có lẽ gia đình của Giáo sư Nguyễn Lân Hùng là một huyền thoại về học vấn. Cố Giáo sư Nguyễn Lân và bà Nguyễn Thị Tề đã sinh ra 8 người con, ai cũng đều trở thành giáo sư tiến sĩ. Ví như Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tuất, Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng... Đặc biệt nữa là họ đều chọn nghề làm thầy cao quý, đó là thầy giáo và thầy thuốc khiến mọi người phải nể phục. Nói về gia đình của mình, Giáo sư Nguyễn Lân Hùng tự hào: "Gia đình chúng tôi đông anh em, bố làm cán bộ Nhà nước nên điều kiện kinh tế rất khó khăn nhưng ai cũng cố gắng học tập để không phụ lòng cha mẹ".
Theo Giáo sư Lân Hùng, cha ông đã ảnh hưởng rất lớn đến ông, luôn là tấm gương để ông học hỏi. Đối với việc học tập cố Giáo sư Nguyễn Lân yêu cầu rất cao là các con phải luôn cố gắng. Giáo sư Lân Hùng nhớ lại: "Cha tôi trong mọi điều kiện khó khăn ông vẫn viết rất nhiều sách, đến năm 90 tuổi ông còn cần mẫn làm việc để hoàn thành cuốn từ điển cuối cùng của cuộc đời. Buộc mình phải suy nghĩ làm sao để làm được như người cha. Ông cũng là người đầu tiên chủ nhiệm khoa tâm lý giáo dục, ngày ấy vẫn còn chiến tranh. Nhưng suốt một thời kỳ sơ tán khắp nơi, chưa bao giờ cha tôi kêu ca mệt mỏi mà luôn luôn đi đầu trong mọi việc. Chính vì vậy chúng tôi cũng học được từ cha tôi trách nhiệm đối với công việc, với anh em đồng chí và luôn luôn quyết tâm làm việc, sinh hoạt để mọi người noi theo".
Cố Giáo sư Nguyễn Lân đi dạy từ nhỏ có rất nhiều học trò. Tuy nhiên, từ người học trò nghèo cho đến những người khá giả, kém cỏi hay giỏi giang cố Giáo sư luôn rất bình đẳng, công tâm. Vị Giáo sư này cũng có nguyên tắc là rất tôn trọng đồng nghiệp. Nói chuyện với người viết, Giáo sư Lân Hùng cho hay: "Như những người học trò của cha tôi khi đang còn học thì cha tôi gọi là em, nhưng đến khi những người học trò đó trưởng thành và làm ngang hàng với mình thì ông đều gọi bằng ông bà". Có lẽ vì vậy mà đối với người nông dân tuy chân lấm tay bùn, nhưng lúc nào Giáo sư Lân Hùng cũng hết mực tôn trọng họ và vẫn thường gọi họ là ông nông dân, hay bà nông dân chứ không gọi trống không.
Có một hành động của cha khiến ông nhớ mãi là vào năm 1939 lúc đó cha ông đang dạy ở Huế. Giáo sư Lân Hùng bồi hồi kể lại: "Rồi có lần đi ra Nghệ An viếng mộ ông Nguyễn Trường Tộ, ra đến nơi cha tôi thấy mộ rất đơn sơ. Cha tôi về viết sách Nguyễn Trường Tộ, đến khi họ trả nhuận bút ông không lấy mà đề nghị chuyển toàn bộ số tiền ấy về xây mộ ông Tộ. Việc nghĩa này khiến tôi rất cảm phục bởi ngày đó cha tôi cũng không khá giả gì mà bỏ tiền ra làm một việc nghĩa vì sự kính trọng. Tuy đây là những việc nhỏ nhưng tác động rất lớn đến tôi, trong cuộc sống tôi cũng không phải là giàu có gì nhưng thấy ai khó giúp được là tôi giúp liền, thấy nông dân khổ là tôi lo".
Với con cái, cha của Giáo sư Lân Hùng luôn quan tâm tới từng người một. Ông kể: "Cha tôi không đánh con nhưng ai sai gì là cụ khuyên rất kỹ. Bản thân cha tôi không lúc nào ông ngừng học tập cái đó cũng ảnh hưởng vào tôi rất lớn. Như hồi cha tôi mới từ Trung Quốc về, chúng tôi không có nhà ở Hà Nội phải ở nhờ nhà một người bạn ở Yết Kiêu rất chật. Buổi tối mọi người cùng làm việc tạo cho mình không khí học tập cho chúng tôi. Cho dù tôi mải chơi thì tấm gương học tập của cha khiến mình không thể như vô tâm mà chơi được".
Về ngành nghề cha ông cho các con quyền lựa chọn, không ép buộc ai cả. Trong bất cứ lĩnh vực nào cha cũng khuyên là phải học đến nơi đến chốn. Giáo sư Lân Hùng hồi tưởng: "Tôi còn nhớ năm 1965 -1967 đang chiến tranh ác liệt. Khi ấy tôi vừa tốt nghiệp đại học, anh Dương Ngọc Toản sau này là Thứ trưởng lúc đó còn là chủ nhiệm khoa Sinh đại học sư phạm Vinh ra vận động tôi vào Vinh. Nhưng chiến tranh mà, ai cũng có chút lo lắng và bồi hồi thì cha tôi đã động viên: "Chiến tranh trên cả nước, mình đóng góp được gì hãy làm, con lên đường ba rất tán thành, nhưng luôn luôn nhớ một điều là phải giữ trách nhiệm giữ truyền thống của gia đình. Những điều cha tôi nói khiến tôi nhớ mãi. Tôi dạy ở Vinh mãi đến khi đình chiến 1973 tôi mới ra lại Hà nội làm và luôn luôn làm hết trách nhiệm để xứng đáng với lời khuyên của cha. Mãi cho đến bây giờ các giáo viên ở Vinh khi gặp lại tôi vẫn coi tôi là giảng viên của trường".
Bên cạnh đó để gắn kết gia đình, con cháu thì khi cha ông còn sống đã đề nghị "mỗi một tháng các con phải ăn cơm với nhau một lần". "Gia đình chúng tôi đến nay cả cháu chắt dâu rể 60 người, nhưng chúng tôi vẫn luôn giữ nếp ấy để anh em con cháu đoàn kết tình cảm. Buổi đó thực tế là gặp gỡ nhau, học hỏi lẫn nhau động viên nhau thực hiện những nhiệm vụ mình làm, vì thế mà đến thời nay các cháu cũng đều rất cố gắng. Tác động lẫn nhau. Khi tập thể trong gia đình vững mạnh thì con cháu mới noi theo". Giáo sư Lân Hùng chia sẻ.
Nói về bản thân mình, Giáo sư Lân Hùng tâm sự: "Trong gia đình có lẽ là tôi khó khăn nhất, tốt nghiệp xong là tôi đi vào vùng chiến tranh làm việc ngay. Cho đến bây giờ, tôi nghỉ hưu rồi nhưng tôi vẫn chưa lúc nào nghỉ ngơi. Mỗi ngày tôi đều viết 1001 cách kiếm ăn trên báo nông thôn ngày nay, rồi nói chuyện với dân trên đài mỗi ngày một mục. Ngoài ra, tôi cũng đang phải viết bộ sách 100 nghề cho nông dân, hiện tôi đã viết được 50 cuốn và sẽ cố gắng hoàn thành đến cuối đời.
"Tôi tốt nghiệp Sư Phạm mà ai cũng nghĩ là học Nông nghiệp", Giáo sư Lân Hùng hóm hỉnh nói và cho biết: "Khi nghiên cứu các loài vật nuôi tôi không đặt nặng vấn đề báo cáo khoa học mà chỉ làm sao để giúp ích cho dân. Tôi luôn cố gắng làm thế nào để chắt lọc kiến thức của nhân loại, tìm những vấn đề thiết thực với nhà nông". Với giáo sư Lân Hùng những vấn đề nào khó của dân ông đều coi như bài toán và tự mình giải. Bên cạnh đó, ông chỉ xoáy vào vấn đề mang tính ứng dụng và phải thật bổ ích cho dân. Năm nay ông đã 69 tuổi rồi nhưng vẫn thường xuyên phải đi khắp nơi để đưa đưa những cây giống mới đến cho nhà nông. Ông cũng cho hay: "Có lẽ chính vì những điều đó làm cho nông dân quý trọng tôi và khiến tôi gắn bó với nông dân. Khi bà con đã quý mến mình tin tưởng mình thì phải làm gì để không phụ lòng nhân dân".
Giáo sư Lân Hùng chia sẻ thêm: "Người ta thường nói, gia đình chúng tôi đều học thành tài là do gen, nhưng tôi nghĩ không hẳn như thế. Quan trọng hơn hết là phương pháp giáo dục con cháu, và sự cố gắng ở mỗi người để giữ gìn phát huy truyền thống hiếu học của gia đình. Cha tôi tác động lên chúng tôi, chúng tôi cũng mang đúng tinh thần đó truyền lại cho các con. Tạo mọi điều kiện cho con học. Ví con thứ hai của tôi báo cáo luận án về yến sào, mình giúp con đẩy mạnh công việc bằng cách giới thiệu cho con những tài liệu cần thiết, gặp những người có chuyên môn. Hơn nữa, tôi cũng luôn đảm bảo sự suy nghĩ độc lập cho các con chứ không áp đặt và luôn tôn trọng sự lựa chọn của các con".
GS, TS. Nguyễn Lân Hùng sinh ngày 26/9/1945, tại Huế (quê gốc Hưng Yên). Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội khoa Sinh năm 1967 và từng là giảng viên ĐHSP Vinh từ 1967 - 1973, sau đó là giảng viên khoa Sinh, kiêm Giám đốc Trung tâm Sinh học thực nghiệm ĐHSP Hà Nội từ đó tới nay. Hiện nay Giáo sư Nguyễn Lân Hùng là Tổng thư kí Hội Các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên BCH TW Hội Nông dân Việt Nam, Hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội, Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia. Ông cũng đã được nhiều phần thưởng cao quý của các cơ quan ở Trung ương, các địa phương trao tặng, đặc biệt là các Huy chương Vì giai cấp nông dân Việt Nam, Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục... |
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 9 phút trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Xã hội - 32 phút trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 2 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 2 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 2 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 3 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 4 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.