Kỷ vật bi tráng của những cựu tù (2): Thịt da nát bấy vì roi cá đuối
GiadinhNet - Từ câu chuyện của ông Lâm Văn Bảng, Giám đốc Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày, chúng tôi tìm gặp ông Ngô Văn Bướng hay còn gọi là Bướng "cá đuối", ở thôn Tam Á, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
Chiếc roi dùng để tra tấn ông Bướng giờ nằm im ở một góc bảo tàng, nó cũng là một trong những dụng cụ tra tấn khủng khiếp nhất được trưng bày tại đây. Các cựu tù vẫn truyền tai nhau là đuôi cá đuối chứa chất độc làm thối da thối thịt. Những chiếc roi làm bằng đuôi cá đuối có khi dài tới hai mét, gai lởm xởm như gai mây. Khi roi vung lên, nó cuốn vào thân thể như con rắn độc với những chiếc răng sắc nhọn gim sâu vào thân thể. Lúc rời ra, nó lôi theo cả da thịt tù nhân.
Ông Bướng đang kể lại những kí ức khủng khiếp trong tù vì roi cá đuối. |
Ông Bướng bảo tới cuối đời ông cũng không quên được trận đòn thù tàn khốc mà ông đã phải chịu đựng trong những ngày bị giam ở nhà tù Phú Quốc. Ông còn nhớ đó là ngày 19/8/1969, đúng dịp kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công. Bọn giám thị nhà lao bắt nhiều anh em ở trại A2 trong đó có cả ông Bướng lên phòng điều hành. Tại đây, chúng hỏi cung về các tổ chức chính trị trong nhà tù, việc đấu tranh của anh em và nhiều hoạt động khác. Ghi nhớ chính sách "ba không" của Đảng bộ nhà lao: Không nghe - Không nhận - Không khai, ông Bướng cương quyết im lặng trước mọi lời đe doạ của kẻ thù. Không moi được tin tức gì, chúng lôi ông ra tra tấn.
"Ông Bướng là người duy nhất trong trại sống được sau đòn tra tấn bằng roi cá đuối. Gọi là Bướng "cá đuối" một phần thể hiện sự cảm phục với đồng đội mình, một phần cổ vũ và ghi nhận chiến thắng về tinh thần của anh em trước đòn roi khốc liệt"- ông Lâm Văn Bảng - người bạn tù của ông Bướng tâm sự. |
Cùng với tiếng roi vun vút những mảng da bụng, da ngực của ông Bướng bị dứt theo, máu chảy túa ra, đau đớn nhức nhối khủng khiếp. Mỗi lần roi quất lại làm ông chết ngất đi, địch dội nước lã vào mặt cho tỉnh lại. Khi những ngọn roi cuối cùng quất vào người, lớp da bụng của ông gần như bay hết.
Bàn chân và đầu gối ông sau đó bị đánh bằng búa đinh. Xương đầu gối vỡ ra, mắt cá chân cũng vỡ nát, da bàn chân gần như bị lột hoàn toàn. Lúc bị đẩy vào chuồng cọp, ông đã mê man, toàn thân mềm nhũn và tướm đầy máu.
Không có băng, thuốc, anh em phải lén bốc từng nhúm thuốc bột 66 diệt ruồi muỗi rắc xung quanh chuồng cọp, rắc lên vết thương của ông để hút máu mủ và tránh nhiễm trùng. Thứ thuốc tưởng độc hại ấy vô tình lại cứu sống ông. Vết thương bằng roi cá đuối trên bụng, ngực qua vài tháng dần se miệng, bớt đau. Đến lúc được trả về phòng giam, các vết thương đã lên da non. Tuy nhiên ông vẫn còn rất yếu.
Bữa cơm hàng ngày chỉ có thân cá liệt kho, và món canh hỗn hợp: đầu cá nấu su su muối với nước vo gạo chua đã để 3-4 ngày. Có hôm, thương ông mệt, anh em dành cá nấu cháo cho ông. Không như các trại khác, trại dành cho hạ sĩ quan của ông không ai được khám chữa bệnh, nên chẳng bao giờ có sữa hộp. Những viên sinh tố chống phù nề thì thỉnh thoảng mới được phát, anh em phải để dành cho những người vượt ngục.
Vậy là chỉ bằng tình yêu thương của anh em trong tù cùng thứ thuốc diệt ruồi muỗi mà ông đã sống sót qua trận đòn thù kinh hoàng ấy. Trước ông, một chiến sĩ đã hy sinh sau khi hứng trọn 70 roi cá đuối. Sự kiện ông hồi phục sau 50 làn roi cùng búa đinh đóng vào chân đã khiến anh em cảm phục. Họ gọi ông là Bướng "cá đuối".
Roi cá đuối (trên mặt kính) và các công cụ tra tấn trưng bày ở bảo tàng. |
Sống sót như định mệnh
Ông Bướng kể rằng, trước và sau khi nếm trận đòn thù tàn khốc ấy, ông đã trải nhiều lần chết đi sống lại.
Ngày 27/10/1967, ông bị thương trên chiến trường Quảng Nam. Đạn pháo hớt trên đầu ông một mảnh xương sọ. Khi ông hồi tỉnh giữa hai trận đánh, sư đoàn đã rút hết. Trong hoàn cảnh cấp bách, họ không kịp di chuyển hết thương binh. Người chiến sĩ đơn độc gắng gượng băng bó vết thương cho mình bằng chiếc băng cá nhân mang theo trong túi. Vừa xong thì địch xuất hiện. Hai chiếc xe tăng địch lừ lừ lăn tới, chèn sát chỗ ông nằm, cuốn đất cát phủ kín, che lấp người chiến sĩ. Rồi một lính ngụy xuống khỏi xe, lôi ông lên từ đống đất cát. Chúng đưa ông vào nhà thương Phú Tài, rồi nhà tù Biên Hoà. Mùng 5 Tết Mậu Thân 1968, ông bị đem ra đảo Phú Quốc.
Ở tù, ông cũng mấy lần suýt chết. Điển hình là vụ cả trại A2 của ông đấu tranh đòi quyền lợi cho tù nhân. Anh em đứng sát bên nhau dưới sân trại hô "Đả đảo! Đả đảo!". Từ trên pháo đài, lũ quân cảnh chĩa súng xuống. Hai tiếng nổ vang lên, gần như ngay sau đó, hai người kế bên ông gục xuống. Họ tựa vào ông, máu thấm đẫm vai và hai tay áo. Ông đứng lặng, không tin nổi mình còn sống bên xác đồng đội.
Ngày 30/11/1973, khi trở về từ khu an dưỡng ở thị trấn Quảng Yên, Quảng Ninh sau khi được trao trả, ông mới hay mình đã thành liệt sĩ. Gia đình nhận giấy báo tử từ 3 năm trước. "Con tôi đã thành con liệt sĩ. Mẹ tôi được hưởng chế độ mẹ liệt sĩ. Tôi cũng có bằng Tổ quốc ghi công. Nhưng khi tôi về, mọi thứ đều gửi lại Nhà nước"- ông Bướng hóm hỉnh kể lại.
Đến tận bây giờ, những vết thương ở chiến trường và trong tù ngục còn hành hạ ông. Mỗi khi trái gió trở trời, đầu ông đau nhức và vết thương trên bụng, ngực lại ngứa ngáy khó chịu. Mắt cá chân và đầu gối ông vẫn đầy sẹo lõm. Nhưng ông vẫn bảo, đời mình may lắm, kinh qua bao lần thử lửa, cái chết cận kề mà chưa khi nào chết hẳn. Thế nên, được sống thì phải sống cho xứng đáng một con người - một người lính.
Hai vợ chồng ông Bướng hiện đã xấp xỉ 70 tuổi nhưng vẫn sống trong căn nhà cấp 4 ọp ẹp, đơn sơ. 4 người con gái đã lấy chồng, đều ở xa. Hai người con trai đã có gia đình nhưng hoàn cảnh cũng rất khó khăn. Mọi lo toan hàng ngày và tiền thuốc thang cho ông Bướng những khi trái gió trở trời đều trông vào tiền trợ cấp thương binh hạng 1/4 của ông. |
Đào Mai - Thúy Hiền
Vì sao du lịch Huế 'bội thu' dịp Tết Nguyên đán?
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Trong dịp Tết Nguyên đán, lượng khách đến Huế tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm 2024. Nhiều hoạt động, chương trình được tổ chức đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá văn hóa Huế của du khách.
Người dân ùn ùn trở lại TPHCM sau Tết, CSGT căng mình 'chống' quá tải cao tốc
Thời sự - 3 giờ trướcNgày nghỉ cuối Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đông đúc người dân cùng phương tiện trở lại các tỉnh, thành phía nam khiến tuyến cao tốc qua Bình Thuận quá tải. Từ sớm, lực lượng CSGT đã tổ chức phân luồng, điều tiết để đảm bảo an toàn, thông suốt.
Những hành vi có thể khiến người dân bị phạt tiền vào dịp lễ, Tết (phần cuối)
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán người dân sẽ tham gia nhiều hoạt động kinh doanh, vui chơi. Tuy nhiên không phải mọi hoạt động đều được pháp luật cho phép. Dưới đây là những hành vi mà nếu phạm phải người dân sẽ bị phạt tiền, xử lý theo quy định.
Xin lộc đầu năm mới ở ngôi đền thiêng thờ thần rắn Hải Dương
Xã hội - 4 giờ trướcGĐXH - Nhiều nơi sẽ có một khu vực riêng để phát lộc cho người dân, du khách. Tuy nhiên, ở đền Tranh thì khác, khi lộc được phát từ Cung cấm- nơi thờ Ngài (Quan lớn Tuần Tranh đệ ngũ) sau khi được làm lễ. Đây là một điều rất đặc biệt, trân quý....
Xử lý nhiều trường hợp sử dụng pháo nổ, vi phạm giao thông dịp Tết
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, Công an tỉnh Quảng Trị phát hiện 118 trường hợp vi phạm, giao thông, phạt tiền hơn 340 triệu đồng. Riêng trong đêm giao thừa, phát hiện 34 đối tượng liên quan đến hành vi sử dụng pháo trái phép.
Nam Định: Danh tính các đối tượng tấn công tài xế ô tô ở bến phà Cồn Nhất
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Cơ quan Công an huyện Giao Thủy (Nam Định) vừa ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp với 2 đối tượng tấn công tài xế tại bến phà Cồn Nhất (thị trấn Giao Thủy) vào ngày 1/2.
Người dân nườm nượp đến cầu an đầu năm ở Phủ Dầy, Nam Định
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Bước sang năm mới Ất Tỵ 2025, người dân, du khách thập phương nườm nượp về Phủ Dầy ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định dâng lễ, cầu an.
Sau Tết Âm lịch 2025, quân nhân không chú ý điều này sẽ đối diện mức phạt rất nặng
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Theo quy định của Thông tư 143/2023/TT-BQP quân nhân vắng mặt trái phép sẽ bị tước danh hiệu quân nhân.
Chi tiết mới vụ ô tô lao xuống mương nước ở Nam Định
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - Tỉnh Nam Định đã họp đánh giá nguyên nhân và khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông khiến 7 người tử vong trên địa bàn phường Nam Vân.
Công an triệu tập nhóm người hành hung nam tài xế ở phà Cồn Nhất, Nam Định
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Ngày 2/2, Công an huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) đã triệu tập được những người đánh tài xế ô tô ở bến phà Cồn Nhất đến cơ quan công an để làm việc, củng cố tài liệu, hồ sơ để xử lý.
Công an triệu tập nhóm người hành hung nam tài xế ở phà Cồn Nhất, Nam Định
Pháp luậtGĐXH - Ngày 2/2, Công an huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) đã triệu tập được những người đánh tài xế ô tô ở bến phà Cồn Nhất đến cơ quan công an để làm việc, củng cố tài liệu, hồ sơ để xử lý.