Lạ đời lái xuồng lại mong… ế khách
GiadinhNet - Không phải là cán bộ y tế, lại càng không phải là người trực tiếp điều trị, cứu chữa cho bệnh nhân, nhưng bất cứ ca cấp cứu vượt sóng gió giữa trùng khơi nào cũng không thể thiếu anh. Anh là Lương Văn Long - người lái xuồng cấp cứu đặc biệt ở huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh).
Cống hiến cả đời cho ngành Y
Bến cảng Cái Rồng, Vân Đồn (Quảng Ninh) ngày cuối năm bình yên. Miền Bắc đang bước vào đợt rét đậm đón Tết. Một chiếc xuồng nhỏ, in hình chữ thập đỏ từ từ cập bến. Anh Nguyễn Thế Thiêm, cán bộ Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ninh giới thiệu với chúng tôi: “Xuồng cấp cứu anh Long lái đấy!”.
Đó là người đàn ông đậm người, nước da bánh mật, rám nắng đúng chất người quanh năm “ăn ở” với biển cả. Anh thoăn thoắt chằng buộc dây xuồng, rồi vội vàng lên bờ. Có tiếng người hỏi thăm anh: “Bác Long đó à? Hôm nay không có ca nào nhỉ?”. “Vâng! Mai không khí lạnh rồi. Gió mùa về sóng biển to đây, cũng chỉ mong không có ca nào cấp cứu từ ngoài Cô Tô chuyển vào. Chỉ mong ế khách thôi!”, anh Long cất giọng nói sang sảng. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, anh Thiêm giải thích: “Khách là bệnh nhân cấp cứu! Anh Long ế khách tức là không có bệnh nhân nặng phải cấp cứu, chuyển tuyến đấy”!
Anh Long năm nay gần 52 tuổi, quê gốc ở Quan Lạn, cách Vân Đồn khoảng 1 giờ chạy tàu cao tốc. 20 năm trước, anh đến Vân Đồn lập nghiệp, gắn bó với nghề chạy xuồng. Công việc của anh là vận chuyển bệnh nhân cấp cứu từ Trung tâm Y tế huyện đảo Cô Tô về cập bến cảng Cái Rồng. Từ đó, bệnh nhân được đưa đến các bệnh viện như: Sản - Nhi Quảng Ninh, Uông Bí, Bãi Cháy, Vân Đồn… Nghe thì đơn giản, nhưng cuộc trò chuyện không dài lắm với anh trong ngày cuối năm Bính Thân cho chúng tôi thấy, trước biển, không ai nói trước được điều gì. Kể cả với người dạn dày sương gió, bao lần cận kề cái chết như anh…
Truyền cảm hứng cho cán bộ y tế
20 năm làm nghề lái xuồng cấp cứu, anh Long chia sẻ, anh sợ nhất cấp cứu sản, vì các cụ đã đúc kết: “Gái chửa cửa mả”. Vừa cười, anh vừa kể cho chúng tôi về trường hợp một phụ nữ trẻ sắp sinh, tiên lượng không “lành”, Trung tâm Y tế huyện Cô Tô chuyển sản phụ vào Bệnh viện Đa khoa Vân Đồn cấp cứu. Đi cùng sản phụ là một nữ hộ sinh và người nhà. Chiếc xuồng bé xíu chỉ vừa 4 người gồm cả lái nhanh chóng vượt biển. Khi chỉ còn cách cảng Cái Rồng vài phút, xuồng chuẩn bị giảm ga, tiếng nữ hộ sinh la thất thanh: “Đẻ rồi! Đẻ rồi! Chú ơi làm sao?”.
“Tôi lo quá! Hai mặt con rồi nhưng đã đỡ đẻ bao giờ đâu. Liên tiếp trấn tĩnh hai người phụ nữ trên xuồng, tôi nhanh chóng cho xuồng cập bến, neo đậu chắc chắn rồi dặn nữ hộ sinh bình tĩnh chăm sóc sản phụ, còn tôi leo lên xe ôm đi gấp báo cho bệnh viện. Hồi đó chưa có điện thoại nên mọi liên lạc đành bằng… chân thôi! Khi bác sĩ ra tới nơi, sản phụ lại không may bị băng huyết, máu tràn cả ra sàn xuồng. Tôi lại cùng đưa sản phụ lên cáng, rồi quay lại vệ sinh xuồng”, anh Long ngậm ngùi.
Dẫn chúng tôi xuống chiếc xuồng cấp cứu có dấu thập đỏ bé xíu giữa dàn tàu lớn neo ở cảng Cái Rồng, anh Long chia sẻ, để an toàn, xuồng quy định chở khoảng 6-7 người, đi trong điều kiện gió dưới cấp 4. Một nửa diện tích xuồng là dành cho chiếc giường lớn bệnh nhân nằm, 5 chiếc ghế còn lại cho cán bộ y tế và người nhà. Nhưng chuyện xuồng phải đón thêm người ra đảo Cô Tô cứu người không phải hiếm. “20 năm làm nghề, tôi thấy sự trớ trêu trùng hợp đến lạ. Phàm những ca cấp cứu rất nặng, lại vào ban đêm, lúc sóng to gió lớn, tất cả tàu bè bị cấm”, anh Long trầm ngâm.
Tiếp lời anh Long, chàng kỹ thuật viên xét nghiệm trẻ tuổi Nguyễn Tăng Dương (SN 1992) cười nói với chúng tôi: “Chắc cả đời em không ai quên được chuyến đi ra đảo Cô Tô đêm 19/6/2016. 22h đêm, em nhận được lệnh từ BS Nguyễn Quốc Hùng (Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh) ra Cô Tô cấp cứu gấp. Bệnh nhân là nữ, khách Hà Nội đi du lịch tại đảo Cô Tô, chẩn đoán chửa ngoài tử cung vỡ, sốc mất máu, cần phải mổ cấp cứu, truyền máu gấp”.
Dương kể, gần 1 tiếng đồng hồ “phi như bay” từ Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh xuống cảng Cái Rồng (bình thường đi hết 1,5 tiếng), các bác sĩ lại nhận tin toàn bộ phương tiện đã bị cấm ra đảo vì thời tiết xấu. Ngay lúc này, anh Lương Văn Long đã kịp thời có mặt tại cảng, bởi anh biết, vì cấm tàu nên ngay khi Trung tâm gọi điện cho Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ninh, anh đã nhanh chóng đưa xuồng về Vân Đồn đón bác sĩ, bất chấp thời tiết. Dương nhớ lại: “Đó là lần đầu tiên em đi cấp cứu đêm ở đảo Cô Tô. Hôm đó gió cấp 7 - 8. Có những khi sóng trùm lên cả boong xuồng, cảm giác mũi xuồng cứ bị nhấn chìm xuống biển sâu, rồi lại bất ngờ dềnh cao như muốn hất tung cả xuồng lên trời. Trời tối đen như mực, trong xuồng không rõ mặt người. Chiếc xuồng y tế bé xíu, cô độc giữa bốn bề trùng khơi. Lúc đó chỉ nguyện được cập bến Cô Tô an toàn. Trước khi đi, mọi người bảo em có chú Long rồi, yên tâm. Quả thật, lúc sóng lớn vậy, chú Long vẫn kiên định bám chặt vô lăng, mắt nhìn phía trước”.
1h sáng, xuồng tới Cô Tô. Khi các bác sĩ xắn tay cứu người, người lái xuồng cấp cứu cũng không ngủ nổi. 4h sáng, bệnh nhân ổn định, anh Long lại sấp ngửa đưa kíp cấp cứu trở về Vân Đồn khi sóng vẫn to, gió vẫn lớn, để 6h sáng, các bác sĩ lại có mặt tại Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh, tiếp tục công việc của một ngày mới. Còn anh, lại một vòng nữa trở về với Cô Tô.
Tết cũng phải chạy cấp cứu
Thấy chúng tôi băn khoăn chuyện nghỉ phép, vì cả Vân Đồn, Cô Tô, chỉ mình anh lái xuồng cấp cứu, anh Long cười bảo, chính xác là không chủ động nghỉ được, thời gian cứ phải phụ thuộc vào bệnh nhân. Anh giữ nguyên tắc: Xuồng về cảng Cái Rồng thì không bước chân khỏi đất Vân Đồn, người đâu xuồng đó, còn điện thoại thì không được phép tắt máy, hết pin... “Nhưng cũng có lúc mình ốm đau, có việc đột xuất chứ?”, trả lời băn khoăn của chúng tôi, anh Long cười lớn: “Tôi không được ốm đâu!”.
Nói chuyện Tết, anh Long cười bảo, đó là lúc mọi người được nghỉ ngơi, hoặc luân phiên túc trực, nhưng anh thì không, luôn sẵn sàng để lên đường. Có năm đang ăn Tết ở nhà thì bị gọi đi. Anh hóm hỉnh: “Vợ con cũng quen rồi! Quen với việc tôi vắng nhà, kể cả Tết. Chúng tôi coi đó là điều bình thường. Cũng chẳng nghĩ là việc tử tế hay gì, chỉ biết là mình nên làm, cần làm. Lúc biết phải đi khi cấm tàu, gió lớn, tôi cũng không nói với vợ con. Nói làm gì cho bà ấy thêm lo. Chả thề bồi câu nào với nghề này, nhưng sao nó lại thành cái duyên, cái nợ. Có bận, sóng dập vùi cho xương đau cả tuần, nhưng rồi vẫn cứ theo nghề”.
Anh Long kể thêm, anh quê Quan Lạn, mỗi năm chỉ trông đến Tết mới về với các cụ. Nhưng trên đường ra quê mà bị gọi cấp cứu thì vẫn phải quay lại. Anh đi đâu, xuồng theo đó. Bằng kinh nghiệm, 2 két xăng hơn 200l lúc nào anh cũng chuẩn bị không chỉ đủ mà còn phải thừa ra. Bởi bình thường, chỉ mất 1 giờ đồng hồ đi từ Vân Đồn ra Cô Tô, nhưng hôm sóng to, gió lớn là phải mất 3-4 tiếng. Hơn nữa, sóng to lại nặng tải, tốn xăng hơn nên anh càng phải chuẩn bị cẩn thận...
“Chuyện bình thường mà!”
Hơn 20 năm bám biển cứu người, anh Lương Văn Long không nhớ nổi đã đi bao nhiêu chuyến, cứu được bao nhiêu người. Chúng tôi hỏi: “Những người đó, có ai quay lại cảm ơn anh?”, anh Long xua tay như có ý phân bua: “Nghề của mình mà! Chuyện bình thường mà! Mình cứ đi cho an toàn dù khó đến đâu, có thể đi cứu được người gặp nạn là mình vui lắm rồi, còn lại chả cần gì. Bệnh nhân, người nhà lên bờ rồi, có gặp lại cũng không nhận ra tôi. Họa hoằn lắm mới có người lên đến bờ, gọi với lại “Cảm ơn bác nhá!”, rồi tất tả đi. Ừ thì, người ta đang đi cấp cứu mà cô, trách làm gì. Tôi chỉ mong người ta đừng phải đi trên chiếc xuồng này lần nào nữa”.
Thu Nguyên
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 3 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 4 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 5 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.