Lạ lùng chuyện “nuôi muỗi” trên đảo Trí Nguyên
GiadinhNet - Muỗi vằn (Aedes Aegypti) mang virus Dengue là vật trung gian lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue ở người. Chính vì vậy, Bộ Y tế luôn chuyển tải đến cộng đồng thông điệp “diệt loăng quăng sẽ không có muỗi và sẽ hết bệnh sốt xuất huyết”. Tại vùng biển Khánh Hòa, một nhóm chuyên gia đang miệt mài với Dự án tạo ra nhiều muỗi vằn "có vaccine" rồi thả ra đảo Trí Nguyên. Điều ngạc nhiên là kể từ đó, cộng đồng sống trên đảo này không còn mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue. Thực hư câu chuyện này ra sao?

Thuyết phục người dân đảo cho… thả muỗi
Trong một thời gian dài trước tháng 4/2013, khoảng 3.000 cư dân sinh sống trên đảo Trí Nguyên (cách cảng biển TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 2km) liên tục bị “quấy rầy” bởi các chuyên gia và cộng tác viên thuộc Dự án “Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam” có văn phòng đặt tại Viện Pasteur Nha Trang. Bởi những người thực hiện Dự án, khi gặp người dân chỉ xin một chuyện duy nhất: Thả muỗi.
Nghe qua, hầu hết cư dân trên đảo đều tỏ ý lo lắng. Sở dĩ họ "ngại" lời đề nghị “kỳ cục” này là vì hàng năm, cứ đến mùa dịch bệnh sốt xuất huyết thì hòn đảo tuyệt đẹp này cũng không ngoại lệ, hàng trăm người lại phải vào đất liền điều trị bệnh. Thế nhưng, bằng những lập luận chắc chắn, các chuyên gia và cộng tác viên thuộc Dự án “thả muỗi” kỳ lạ đã thuyết phục từng người, từng hộ gia đình, đồng ý. “Theo nguyên tắc, toàn bộ cư dân trên đảo phải đồng ý cam kết bằng văn bản trên tinh thần tự nguyện, sau khi đã thấu đáo mục tiêu và phương pháp thực hiện thì Dự án mới được phép tiến hành...”, TS.BS Nguyễn Bình Nguyên, điều phối viên thực địa Dự án cho hay.
“Quả là thuyết phục được toàn bộ cư dân trên đảo Trí Nguyên không hề đơn giản. Các chuyên gia và cộng tác viên dự án đã tìm đủ mọi cách để giải thích cặn kẽ và thấu đáo nhất”, TS Nguyễn Bình Nguyên chia sẻ. Đến thời điểm này, toàn bộ người dân trên đảo đã rành “lai lịch” của những “chú muỗi dự án”. Theo cách hiểu của cư dân đảo, đó là loại muỗi vằn nhưng “có vaccine” nên không thể lây truyền bệnh sốt xuất huyết cho người, lại khiến “bọn muỗi con sinh ra cũng không còn khả năng lây bệnh sốt xuất huyết”.
Hết sốt xuất huyết nhờ... “muỗi dự án”

Thực hư câu chuyện muỗi có vaccine này ra sao? Chúng tôi mang thắc mắc hỏi TS Nguyễn Bình Nguyên. “Nói cách chính xác hơn là “muỗi dự án” (loại muỗi vằn lưu hành trên đảo) đã được gây nhiễm khuẩn Wolbachia. Loại vi khuẩn này tồn tại sẵn trong tự nhiên và được tìm thấy trên 60% loài côn trùng sống xung quanh con người như: Ruồi giấm, châu chấu, bướm, chuồn chuồn… Khuẩn Wolbachia (lấy ra từ ruồi giấm) khi được gây nhiễm vào muỗi vằn sẽ khống chế sự phát triển của virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết và một số virus khác trong cơ thể muỗi. Vì vậy, người dân hiểu "muỗi dự án" có vaccine ngăn bệnh sốt xuất huyết cũng không xa bản chất sự việc là mấy...”, TS Nguyễn Bình Nguyên vui vẻ giải thích.
Cũng theo chuyên gia điều phối dự án “thả muỗi”, điểm đặc biệt của Dự án này nằm ở chỗ, muỗi cái nhiễm khuẩn Wolbachia “kết” muỗi đực không nhiễm sẽ sinh ra thế hệ muỗi con đều nhiễm khuẩn. Còn muỗi đực nhiễm khuẩn Wolbachia “kết” muỗi cái không nhiễm sẽ khiến họ nhà muỗi “tuyệt hậu” vì trứng đẻ ra không thể nở thành loăng quăng. Trường hợp còn lại là cả muỗi đực lẫn muỗi cái đều nhiễm khuẩn Wolbachia, khi “kết” nhau sinh con đẻ cái cũng đều di truyền khuẩn này. Nói cách khác, thông qua quá trình sống tự nhiên, “muỗi dự án” sau khi được thả ra đảo Trí Nguyên sẽ lây lan khuẩn Wolbachia với tốc độ nhanh, khiến quần thể muỗi hiện hữu tại đảo mất dần khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue.
Được sự đồng ý của toàn bộ cư dân đảo, từ tháng 4 - 9/2013, các chuyên gia và cộng tác viên thực hiện Dự án “Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam” bắt đầu thả muỗi vằn nhiễm khuẩn Wolbachia. Muỗi được thả bằng cách đưa lọ nước có chứa loăng quăng đến một số hộ gia đình. Đến tháng 5/2014, Dự án tiếp tục đợt thả muỗi nhiễm khuẩn Wolbachia đợt 2. Lần này cũng kéo dài đến tháng 11/2014, nhưng khác lần trước là thả muỗi trưởng thành nhiễm khuẩn Wolbachia để tránh hao hụt số lượng “muỗi dự án”.
“Từ khi thả muỗi nhiễm khuẩn Wolbachia qua 2 lần đó, tới nay muỗi vằn nhiễm khuẩn Wolbachia vẫn tự duy trì trên đảo Trí Nguyên, tự truyền khuẩn Wolbachia cho các thế hệ muỗi sau qua con đường sinh sản tự nhiên”, TS Nguyễn Bình Nguyên cho biết.
"Một tên trúng hai đích"
Theo thông tin chính thức từ Dự án đặc biệt này, kết quả giám sát liên tục dịch tễ sốt xuất huyết Dengue trên đảo Trí Nguyên, sau thời điểm thả muỗi nhiễm khuẩn Wolbachia cho thấy, không có ca bệnh nào trong năm 2014. Đến năm 2015, chỉ phát hiện 1 ca bệnh sốt xuất huyết trên hòn đảo du lịch nổi tiếng này.
Được biết, “Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam” là dự án được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) hợp tác cùng Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế Khánh Hòa và các nhà khoa học thuộc ĐH Monash (Úc) nghiên cứu từ năm 2006. Trong bối cảnh rộng hơn, hiện ngoài đảo Trí Nguyên thuộc Việt Nam, 4 quốc gia khác là Úc, Indonesia, Brazil và Columbia cũng tham gia tiến hành thả muỗi nhiễm khuẩn Wolbachia ra thực địa. “Kết quả thực địa tại 4 quốc gia nói trên cũng tương tự tại đảo Trí Nguyên. Hiện các nhà khoa học Việt Nam và Úc vẫn đang theo dõi, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu”, TS Nguyễn Bình Nguyên thông tin thêm.
Trong bối cảnh thế giới và Việt Nam từng phải “đau đầu” với virus Zika (gây nên chứng đầu nhỏ ở thai nhi, có liên quan đến việc lây truyền từ muỗi vằn) liệu Dự án thả muỗi nhiễm khuẩn Wolbachia có phải là "một mũi tên trúng hai đích"? “Về lý thuyết, khuẩn Wolbachia khi gây nhiễm vào muỗi vằn không chỉ ức chế sự phát triển của virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết mà còn ức chế sự phát triển của một số virus khác trong cơ thể chúng. Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy, trong số virus có trong cơ thể muỗi vằn bị khuẩn Wolbachia ức chế phát triển có cả virus gây nên chứng Zika. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn điều này cần có thêm thời gian...”, TS Nguyễn Bình Nguyên giải thích.
Sốt xuất huyết Dengue là dịch bệnh hiện đang lưu hành trên 100 quốc gia với hàng trăm triệu ca mắc hàng năm. Tới thời điểm này, bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng bệnh hữu hiệu. Trong những dự án đầy tham vọng, một số hãng dược phẩm đã loan tin thử nghiệm vaccine ngừa bệnh sốt xuất huyết với tỷ lệ phòng ngừa đạt từ 20% - 60% tùy từng tuýp virus (có 4 tuýp virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết đang lưu hành). Để đạt tỷ lệ ngừa bệnh này, ước tính chi phí vào khoảng 200 - 250 USD/người. Trong khi đó, theo TS Nguyễn Bình Nguyên, cư dân đảo Trí Nguyên không mất đồng nào vẫn thoát bệnh sốt xuất huyết Dengue một cách lâu dài, bền vững nhờ Dự án thả muỗi nhiễm khuẩn Wolbachia.
Bao giờ nhân rộng?
Theo TS Nguyễn Bình Nguyên, việc nhân rộng mô hình thả muỗi nhiễm khuẩn Wolbachia tương tự tại đảo Trí Nguyên để loại trừ sốt xuất huyết trên phạm vi cả nước vừa là mục tiêu, vừa là ước mơ của những người thực hiện Dự án.
Được biết, dự kiến khả năng nhân rộng sẽ diễn ra sau năm 2017. Từ nay đến lúc đó, các nhà khoa học Việt Nam và Úc sẽ tiếp tục phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu thực địa. Theo TS Nguyễn Bình Nguyên, trước khi quyết định triển khai thí điểm thực địa tại Úc và Việt Nam, các nhà khoa học hàng đầu và chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực liên quan đã tiến hành đánh giá một cách toàn diện các nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp thả muỗi nhiễm khuẩn Wolbachia. Kết luận cuối cùng từ Hội đồng đánh giá cho thấy, “đây là phương pháp an toàn cho con người, động vật và môi trường. Trong một lưu ý được cho là quan trọng với cộng đồng được các chuyên gia thực hiện Dự án thông tin là “muỗi mang vi khuẩn Wolbachia hoàn toàn không phải là muỗi biến đổi gene và ngoại lai (sử dụng muỗi địa phương)”.
Thả muỗi để trừ bệnh sốt xuất huyết, bạn có tin không? Riêng cư dân hiện đang sinh sống trên đảo Trí Nguyên đến thời điểm này đã đặt trọn lòng tin vào những “chú muỗi dự án” nhiễm khuẩn Wolbachia, vốn giúp họ thoát khỏi sự uy hiếp của bệnh sốt xuất huyết Dengue từ năm 2014 tới nay.
Thanh Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 1 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tế - 1 ngày trướcTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 5 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 tuần trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 tuần trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.