Lạc vào rừng Pơmu nghìn năm tuổi
GiadinhNet - “Hàng chục năm qua, từng tổ đội họp dân thường xuyên, với quyết tâm “không để một cây Pơmu nào bị đốn hạ, nếu mất một cây như mất một người thân vậy”. Mỗi người dân nơi đây đều thương Pơmu như thương chính người thân của mình”, ông Hốih Mia - Bí thư Chi bộ Ga Ninh (xã A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) cho biết.
Đi tìm cây “Ngũ Hổ”, cây “Rồng”
Đầu tháng 5 này, chúng tôi được cán bộ huyện Tây Giang (Quảng Nam) dẫn vào rừng Pơmu huyền thoại. Đối với người dân Tây Giang, rừng Pơmu là rừng thiêng, không ai được xâm phạm. Chính vì thế, hàng trăm năm qua, người dân nơi đây bảo vệ, chăm sóc rừng Pơmu như chính người thân của mình.
Từ trung tâm huyện, chúng tôi theo chân ông Bh’riu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang vào “vương quốc Pơmu”. Theo ông Bh’riu Liếc, khu rừng Pơmu nằm ở độ cao 1.400 mét so với mực nước biển. Trải qua chặng đường núi cheo leo, hiểm trở, đi bộ gần 2 tiếng đồng hồ, chúng tôi đến được khu rừng này.
Cây Pơmu đầu tiên chúng tôi tiếp cận có tên gọi là “Ngũ Hổ”, cây lớn thứ 3 tại khu rừng này. Không thể tin vào mắt mình khi cây Pơmu này có đường kính gần 3,5m, cao gần 25m. Đi thêm vài trăm mét nữa là cây Pơmu với tên gọi là “Rồng” còn kỳ bí hơn. Chỉ một rễ cây của cây Pơmu này đã lớn hơn những cây lớn khác.
Theo ông Bh’riu Liếc, cây kỷ lục nhất ở khu rừng Pơmu cổ thụ này là cây “Voi” (vì nhìn hình thế ở phía dưới chân cây giống con voi) với đường kín gần 4m, phải hơn 10 người ôm. Từ trung tâm khu rừng đi sâu vào hơn một tiếng đồng hồ mới tới cây Pơmu “Voi” trên. “Cây này được một vị giáo sư người Mỹ qua khám phá, nghiên cứu, tuy đã mang khoan cỡ lớn để đo tuổi cây nhưng khi khoan vào thì chưa thấu bên kia. Thế là ông này phải về nước, vài tháng sau mang khoan khủng hơn mới khoan hết phần thân cây phía dưới. Theo tính toán thì cây Pơmu có tên là “Voi” có năm tuổi là 1.823 năm”, ông Bh’riu Liếc kể lại.
Theo ông Bh’riu Liếc, để khám phá ra khu rừng Pơmu này quả là một kỳ công. Việc tìm hiểu, kiểm đếm, khai phá con đường đi đến các cây Pơmu mất rất nhiều thời gian và công sức. Phát hiện ra những cây Pơmu cổ thụ kỷ lục trước năm 2000 nhưng đến năm 2011 mới bắt đầu triển khai các công tác “vinh danh” rừng cây cổ thụ này. Trước đó, công tác bảo vệ đã thực hiện nghiêm ngặt. Tại các thôn bản, có từng tổ đội tham gia bảo vệ rừng nói chung, đặc biệt là bảo vệ cây Pơmu cổ thụ nói riêng nên khẳng định hàng chục năm qua chưa một cây Pơmu nào nơi đây bị lâm tặc đốn hạ.
Bảo vệ Pơmu như mạng sống của mình
Theo ông Bhling Mia, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, với mục tiêu “Rừng còn Tây Giang phát triển, rừng mất Tây Giang suy vong”, bao đời qua, người dân Tây Giang luôn quyết tâm bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng Pơmu.
“Quần thể cây Pơmu được chính quyền và nhân dân địa phương bảo vệ nghiêm ngặt và gần như còn nguyên vẹn. Nhằm bảo tồn tốt hơn nữa, chính quyền và nhân dân địa phương lập hồ sơ đề nghị và được Trung ương Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận quần thể cây gỗ quý Pơmu “độc nhất vô nhị” ở Quảng Nam nói riêng và Việt Nam, là “Cây di sản”, ông Bhling Mia nhấn mạnh.
Theo ông Bhling Mia, quần thể cây Pơmu gắn liền với văn hóa và đời sống của người Cơtu. Theo truyền thống của người Cơ Tu, những cây to trong rừng, hoặc là chỗ trú ngụ của thần linh, hoặc là nơi linh hồn người chết trú ẩn. Việc chặt cây làm nhà phải có sự đồng ý của bản làng, phải làm lễ cúng để xin chặt cây. Người làng khác cũng không được xâm phạm phần đất, phần rừng của nhau theo ranh giới đã quy ước. Quần thể cây Pơmu cũng là nhân chứng lịch sử trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc.
Già làng Clâu Blao (trú thôn Vòng, xã Trà Hy), người được vinh danh “Con đường Blao” vì ông đã có công khai phá, làm nên con đường trong nhiều năm liền. Già Clâu Blao cho biết, cây Pơmu theo tiếng Cơ Tu là Hynghee. Đây được xem là cây thiêng, nên từ xưa, đồng bào chỉ dùng để làm quan tài (hòm) khi có người tạ thế. Còn làm nhà, bàn ghế, hay những vật dụng trong gia đình thì họ không bao giờ đụng đến. Đây là một loài cây quý và có tính chất linh thiêng nên đồng bào ai cũng muốn gìn giữ cây này như báu vật của làng.
“Giờ rừng cây Pơmu cổ thụ được vinh danh thì bà con nơi đây vui lắm, nghìn năm gìn giữ quả không hoài công và mãi sau này vẫn thế”, già Clâu Blao cười tươi. Ông Hốih Mia - Bí thư Chi bộ Ga Ninh (xã A Xan) được huyện giao nhiệm vụ đội trưởng, bảo vệ khu vực trung tâm khu rừng Pơmu cổ thụ. Ông Hốih Mia nói: “Để bảo vệ được khu rừng như ngày hôm nay, hàng chục năm qua từng tổ đội họp dân thường xuyên, với quyết tâm “không để một cây Pơmu bị đốn hạ, nếu mất một cây như mất một người thân vậy. Mỗi người dân nơi đây đều thương Pơmu như thương chính người thân của mình”.
Ông Hốih Mia, đưa hàng chục đoàn đi khảo sát, ngày ngày theo sát Pơmu cổ thụ nên mọi đặc điểm khu vực này như nằm trong lòng bàn tay. “Người dân bảo vệ rừng nơi đây chỉ mới nhận hỗ trợ lương thực thôi nhưng không vì khó khăn mà họ không bảo vệ rừng, vì rừng chính là cuộc sống của bà con”, ông Hốih Mia tâm sự.
“Ước mong của chúng tôi về lâu dài là Nhà nước cần thành lập khu vực rừng Pơmu là khu bảo tồn thiên nhiên thì công tác bảo tồn mới có giá trị bền vững. Nhưng đó là việc lâu dài, còn trước mắt khi 725 cây Pơmu được công nhận “Cây di sản Việt Nam” là đã ghi nhận công lao bấy lâu, bao thế hệ nơi đây, nên bà con luôn quyết giữ khu rừng có một không hai này. Trước mắt, trong khả năng của huyện, để có nguồn kinh phí hỗ trợ, mua sắm trang thiết bị bảo hộ cho tổ đội bảo vệ rừng, việc làm đường sá để hình thành khu du lịch khám phá còn gặp muôn vàn khó khăn nên Nhà nước, các tổ chức và cá nhân cần quan tâm, cùng chung tay với Tây Giang bảo vệ, bảo tồn khu rừng quý giá này”, ông Bhling Mia chia sẻ.
Pơ mu được coi là một loại gỗ quý do mùi thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp, không bị mối mọt phá hoại. Gỗ Pơmu được sử dụng để làm các đồ mĩ thuật, gia dụng, tinh dầu được dùng trong hóa mỹ phẩm và y học.
Để có con đường đến trung tâm rừng Pơmu hôm nay, huyện Tây Giang đã huy động nhiều nhân lực, vật lực trong nhiều năm liền. Còn nghiên cứu mở con đường mòn đi khám phá rừng cây này thì càng vất vả hơn. Nhiều lần đoàn công tác của huyện dày công đi kiểm đếm, đánh số từng cây, xác định từng vị trí và mở đường mòn nhiều lần để đi đến thống nhất có con đường dễ đi như hôm nay. Đoàn công tác của huyện đi trước, cột dây lanh để làm dấu, còn bà con đi sau phát quang. Khi thấy đường đi còn khó, còn gập ghềnh thì lần sau phải khám phá đường khác, làm dấu và tạo ra một con đường ngắn nhất, nhưng dễ đi nhất để sau này mở “tour khám phá rừng Pơmu cổ thụ” đã nằm trong ý tưởng sớm trở thành hiện thực của huyện.
Đức Hoàng/Báo Gia đình & Xã hội
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật - 17 phút trướcGĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 42 phút trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 43 phút trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 52 phút trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới
Pháp luật - 56 phút trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 5 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.