Lãi suất ít nhất 50%/năm, vay trả góp không hề "rẻ" như nhiều người nghĩ
Nhiều người lầm tưởng số tiền trả góp hàng tháng chẳng đáng là bao nên bị cuốn vào vòng xoáy vay tiêu dùng. Để quản lý tài chính thông minh, mỗi người cần hiểu rõ lãi suất và khả năng trả nợ trong tương lai của mình.
Cố gắng đầu tư lãi suất 15%/năm nhưng dễ dàng đồng ý vay trả góp hơn 50%/năm?
Nhiều người vì đam mê mua sắm, thích sự tiện nghi, hoặc để được bằng bạn bằng bè, cộng với tâm lý trả góp hàng tháng cũng chẳng đáng là bao đã chọn cách mua trả góp. Suy nghĩ này đã khiến họ rơi vào vòng xoáy mua - vay nợ hết lần này đến lần khác.
Tuy nhiên trong thực tế, vay trả góp không hề "rẻ" mà lãi suất rất cao! Trong cuốn sách "Quản lý tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam", tác giả Lâm Minh Chánh đề cập đến ví dụ cụ thể như sau:
Chương trình cho vay trả góp trên website Thế giới di động (ngày 6.2.2020). Điện thoại Iphone Pro Max 64GB, giá 33.990.000 đồng.
Khách hàng trả trước 50% là 16.995.000 đồng. Số còn lại khách hàng vay của công ty tiêu dùng Home Credit, trả 1.856.00 đồng/tháng trong 12 tháng. Vay của công ty FE Credit thì khách hàng trả 1.750.000 đồng/tháng.
Như vậy, sau tính toán, tỉ suất sinh lời của Home Credit trong trường hợp này là 68,17%/năm; của FE Credit là 57,42%/năm.
Từ đây đã thấy một sự mâu thuẫn. Chúng ta khó khăn, tìm đủ cách để đầu tư đạt tỉ suất sinh lời 12% - 15%/năm nhưng lại sẵn sàng mua trả góp tiêu dùng với lãi suất thật lên tới 50% - 70%/năm.

Theo chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh, vay tiêu dùng là ứng trước dòng tiền tương lai của bản thân để sử dụng cho các mục đích thanh toán của hiện tại, với chi phí được thể hiện thông qua lãi suất. Ảnh: Đ.M
Vì sao lãi vay tiêu dùng cao đến vậy?
Đối tượng đi vay của các ngân hàng thương mại hầu như đều phải có tài sản đảm bảo hoặc chứng minh thu nhập. Trong khi khách hàng của các công ty tài chính thường có thu nhập thường bấp bênh, không có tài sản đảm bảo hay có chỉ số xếp hạng tín dụng thấp dẫn đến rủi ro đối với bên cho vay lớn hơn. Trong lĩnh vực tài chính, lãi suất luôn tỉ lệ thuận với độ rủi ro. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến lãi suất giữa các công ty tài chính (ở đây là tổ chức cho vay tiêu dùng) và lãi suất ngân hàng chênh lệch nhau lớn đến thế.
Lý do khác là các đơn vị này không được phép huy động vốn từ khách hàng cá nhân nên nguồn vốn cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thường có chi phí huy động cao hơn so với của ngân hàng thương mại.
Bên cạnh đó, do thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh, điều kiện vay vốn dễ nên các khoản vay của công ty tài chính dễ tiếp cận được đa số người dân có nhu cầu vay vốn nhanh. Những yếu tố trên khiến chi phí thẩm định, làm hồ sơ thủ tục, thu hồi nợ, quản lý... đều cao hơn bình thường nên lãi vay sẽ bị đội lên theo.
Theo chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn), để tự bảo vệ mình, trước hết, người đi vay phải nắm rõ lãi suất sẽ phải trả là bao nhiêu, cả trong trường hợp trả đúng hạn và quá hạn. Đặc biệt, bạn phải tính tới khả năng trả nợ có khả thi hay không trước khi nhận định lãi suất đó là cao hay thấp.
Theo Lao Động

Bộ Công thương hỏa tốc yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 18/4, Bộ Công Thương đã gửi Công điện hỏa tốc yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Công ty CP Dầu khí Nam Long bị thu hồi giấy phép phân phối xăng dầu
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Bộ Công Thương vừa có Quyết định thu hồi Giấy xác nhận đủ kiều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của Công ty CP Dầu khí Nam Long.

Bộ Công Thương chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Theo thông tin từ Bộ Công thương, hiện nay trên cả nước còn 16 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (giảm 04 doanh nghiệp so với đầu năm 2024).

Sữa Nutri Brain IQ có công dụng chữa tự kỷ, sữa Hikid quảng cáo '100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi', Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, thổi phồng sản phẩm thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ thành 'thần dược' chữa tự kỷ; sản phẩm sữa Hikid quảng cáo '100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi'...

Vụ sản xuất gần 600 loại sữa bột giả: Người nổi tiếng quảng cáo sữa bột giả có công dụng như 'thần dược', không thể 'né' trách nhiệm
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Theo luật sư, ngay cả trong trường hợp không chứng minh được yếu tố đồng phạm, người tham gia quảng cáo gian dối vẫn có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Vụ gần 600 loại sữa bột giả: Bộ Công thương không cấp phép, quản lý trực tiếp sữa bột giả của các công ty vi phạm?
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định, theo quy định, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng sữa bột giả của các công ty vi phạm.

Vụ gần 600 loại sữa bột giả: Nhiều người tiêu dùng hoảng hốt vì lỡ cho con dùng sữa bột giả
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Một lon sữa giả không chỉ gây tổn thất kinh tế mà còn khiến không ít phụ huynh bàng hoàng khi phát hiện họ đã vô tình mua cho con uống trong suốt nhiều tháng qua khi Bộ Công an công bố gần 600 loại sữa bột giả, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Nhót chín cây mua tại vườn rẻ bèo, xuống phố tiểu thương bán đắt gấp 5
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcNhót chín được người dân xã Dương Liễu (Hà Nội) thu hoạch bán với giá 20.000 -25.000 đồng/kg, tuy nhiên khi lên phố loại quả này đang đắt gấp 5 lần.

Buộc thu hồi hai sản phẩm mỹ phẩm của Công ty cổ phần Hana HP Group
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Ngày 12/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm của Công ty Cổ phần Hana HP Group do lưu thông có nhãn không đáp ứng quy định.

Vụ kẹo rau củ Kera: Thêm nhiều sản phẩm do Công ty Cổ phần Asia Life sản xuất, được quảng cáo như 'thần dược'
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Mặc dù Website chính thức của Công ty Cổ phần Asia Life đã tạm dừng hoạt động nhưng sau vụ kẹo rau củ Kera chứa chất Sorbitol, người tiêu dùng đang truyền tay nhau hàng loạt sản phẩm chăm sóc sức khỏe do công ty này sản xuất.

Buộc thu hồi hai sản phẩm mỹ phẩm của Công ty cổ phần Hana HP Group
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Ngày 12/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm của Công ty Cổ phần Hana HP Group do lưu thông có nhãn không đáp ứng quy định.