Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm gì để phòng bệnh tai, mắt cho trẻ khi đi bơi mùa hè?

Thứ ba, 07:54 19/06/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều gia đình khi bước vào mùa hè thường cho con đi bơi tại các bể bơi công cộng. Các bác sĩ lưu ý, càng nơi tập trung đông người, càng dễ bị mắc các bệnh về da liễu, mắt hay tai – mũi – họng.


Bác sĩ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 khám mắt cho trẻ vào mùa hè.

Bác sĩ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 khám mắt cho trẻ vào mùa hè.

Bơi về lại đau mắt đỏ

Khi hai cậu con trai vừa mới nghỉ hè, chị Nguyên (ở Hà Nội) đã nhanh chóng mua thẻ bơi trong bể bơi gần nhà cho hai con bởi con chị rất thích bơi lội. “Càng nắng nóng, các cháu càng thích, có khi ngâm nước cả ngày cũng được. Cứ xuống hồ bơi là các con mặc sức vẫy vùng, mặc cho bao lần sặc nước, uống nước hồ”, chị Nguyên nói.

Tuần trước, cậu con trai lớn kêu ù tai khó chịu, như có tiếng ong ve trong tai, chị liền lấy bông ngoáy tai cho bé để làm sạch ráy tai. Nhưng 3 ngày sau, bé liên tục kêu đau tai, sốt, sưng nề, đỏ, thậm chí chảy dịch, cả đêm không ngủ. Chị vội vàng đưa con đi siêu âm tai thì phát hiện cháu bị viêm tai ngoài cấp.

Chị Hoài Thương cũng cho con đi hồ bơi vào dịp hè, nhưng con gái chị sau khi bơi được 1 tuần thì mắt trái bé xuất hiện hiện tượng ngứa mắt, đỏ mắt, ra gỉ nhiều. Sáng ra, hai mí mắt bé không thể mở nổi. Đi khám, các bác sĩ cho biết bé bị viêm kết mạc cấp (đau mắt đỏ).

Theo các bác sĩ, mùa hè, các em bé thường thích đi bơi để giải nhiệt, nhiều gia đình cũng muốn cho con đi bơi để rèn luyện sức khoẻ, tránh ì ạch, tăng cân trong kỳ nghỉ hè. Tuy nhiên, với hồ bơi công cộng nhiều người cùng sử dụng, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cũng gia tăng, đặc biệt là bệnh về mắt, da liễu hay các bệnh lý về tai – mũi – họng.

Theo BS Đặng Xuân Nguyên, Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, thời điểm nghỉ hè, Bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp, kể cả trẻ con và người lớn, khi đi bơi ở các hồ bơi công cộng thường có biểu hiện như con của chị Hoài Thương. Một trong những nguyên nhân của bệnh viêm kết mạc là mắt bệnh nhân bị nhiễm khuẩn khi đi bơi ở sông ngòi, hồ ao và trong các hồ bơi công cộng.

Theo BS Nguyên, nước hồ bơi là môi trường lý tưởng của vi khuẩn Chlamydia trachomatis - tác nhân gây bệnh viêm kết mạc. Vi khuẩn này có thể từ bộ phận sinh dục lây vào mắt hoặc từ mắt sang mắt. Ngoài ra, viêm kết mạc cũng có thể do hóa chất, các loại vi khuẩn khác có trong nước hồ bơi không được vệ sinh tốt, nhất là tại các hồ bơi ở thành phố, thường xuyên quá tải. Đó là chưa kể ở những hồ bơi không bảo đảm điều kiện vệ sinh, nước hồ bơi có thể chứa những chất thải do một số người kém ý thức khi đi bơi thải ra như khạc nhổ, nước mũi, thậm chí tiểu tiện trong hồ bơi khiến mầm bệnh phát triển, lây lan.

Phòng viêm tai khi đi bơi bằng cách nào?

Khi đi bơi, cả trẻ con và người lớn cũng dễ mắc các bệnh về tai – mũi – họng (Viêm họng, viêm mũi, viêm mũi xoang, viêm tai...), nguyên nhân do tiếp xúc với nước bẩn hay do ngoáy tai gây trầy xước. Khi đi bơi, nhất là ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, nước vào trong tai sẽ đem theo các vi khuẩn và nấm.

Các bác sĩ cho biết, thường thì nước sẽ tự chảy ra ngoài, nhưng một số trường hợp nước đọng lại khiến tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến viêm. Đặc biệt, những người đã có tiền sử bị viêm tai, thủng màng nhĩ, có bất thường về giải phẫu ống tai rất dễ đọng nước bên trong, nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nhiều người sau mỗi lần đi bơi thấy có hiện tượng ù tai thì chỉ nghĩ rằng nước chảy vào tai chút ít nên không để ý, hoặc lấy bông ngoáy tai thấm nước sâu trong tai liên tục. Vì chủ quan nên khi tai bị viêm, đau nhức, thậm chí chảy dịch vàng... họ mới đi khám khiến việc điều trị phức tạp hơn. Nếu không được chữa kịp thời rất dễ dẫn đến viêm tai giữa mãn tính, giảm thính lực.

Theo BS Nguyên, khi bơi ở các địa điểm công cộng không nên bơi quá lâu. Để hạn chế tác nhân gây bệnh cho mắt nên dùng kính bảo vệ mắt khi bơi. Sau khi bơi xong nên dùng nước muối sinh lý nhỏ và rửa mắt tại chỗ, đồng thời sục và rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý sau đó mới đi tắm lại. Khi có các dấu hiệu mắt đỏ, cộm, nhức khi nhìn ánh sáng, chảy nước mắt nhiều... nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn, điều trị. Đối với việc phòng bệnh viêm tai và những bệnh lý liên quan đến việc tắm hồ bơi, quan trọng nhất là phải chọn hồ bơi sạch sẽ, ít Clo (có thể nhận biết hồ bơi có Clo nhiều thông qua mùi nồng nặc).

Các bác sĩ lưu ý với các bậc phụ huynh, trước khi cho trẻ xuống hồ, cần khởi động để tránh chuột rút và sốc nước lạnh; tắm tráng qua người trước khi xuống hồ. Khi mới bơi xong, nên choàng khăn ngay để tránh gió. Sau đó, tắm kỹ bằng nước sạch để tránh nhiễm bẩn từ nước hồ bơi và lau khô giữ ấm. Nếu vô tình để nước vào mũi, dùng tay bịt một lỗ mũi này và xì nhẹ lỗ mũi kia và ngược lại. Không nên bịt cả hai lỗ cùng một lúc xì mũi để tránh gây ù tai hoặc làm nguồn viêm nhiễm từ mũi họng qua vòi nhĩ vào tai, gây viêm tai giữa cấp. Sau khi bơi, cũng cần tắm lại sạch sẽ để hạn chế da bị kích ứng và tóc khô, gãy rụng; Dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt, mũi và súc miệng để phòng các bệnh tai mũi họng, mắt và hô hấp.

Để tránh bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý không dùng tăm bông ráy tai để làm sạch ống tai. Sử dụng bông ráy tai không đúng cách có thể đẩy chất dơ từ phía ngoài và ráy tai vào bên trong ống tai, tạo điều kiện cho bệnh viêm tai ngoài phát sinh và phát triển.

Theo Bộ Y tế, một loại virus rất dễ bị phát triển trong môi trường hồ bơi là virus cúm A/H1N1. Loại virus này đặc biệt sống lâu trong môi trường nước; có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Do đó, các hồ bơi trong các khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường cho virus phát triển, nhất là vào tiết trời mưa dầm, thiếu ánh nắng để diệt virus.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 2 phút trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 5 giờ trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 8 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 8 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 21 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Top