Làm gì khi 'bận việc nhà' mà sếp không thông cảm
Tham khảo gợi ý sau nếu bạn có sếp nhướng mày khi xin về sớm, đến muộn để đón con hay cần một ngày đưa bố mẹ khám bệnh.
Có nhiều nhân viên vừa đi làm vừa giữ trách nhiệm chăm sóc gia đình, nhưng lại được giao nhiệm vụ lúc 4h chiều và phải hoàn thành sáng hôm sau. "Một số quản lý không thông cảm với những thách thức mà nhân viên của họ đối mặt ở nhà và số khác cố tình làm ngơ", Patel Thompson, Nhà sáng lập kiêm CEO Modern Village, công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho các bậc cha mẹ tại Mỹ, cho biết.
"Các nhà quản lý khác có thể có ý định tích cực nhưng thiếu sự đồng cảm hoặc ý tưởng về cách hỗ trợ nhân viên", vị này nói thêm.
Khi cố gắng cân bằng giữa công việc và nhiệm vụ gia đình, sẽ rất tốt nếu bạn có một người sếp hiểu ý và ủng hộ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu người quản lý không thông cảm với trách nhiệm gia đình của bạn? Bạn nên xử lý thế nào khi một ông chủ từ chối thời gian linh hoạt?
Ella F. Washington, Giáo sư tại Trường Kinh doanh McDonough thuộc Đại học Georgetown, đồng thời là nhà tư vấn tại Ellavate Solutions, cho biết khi có một người quản lý không thừa nhận nghĩa vụ gia đình của bạn, cần có nhiều chiến lược. Bạn phải tìm ra cách để xử lý tình huống một cách hiệu quả với sếp, đồng thời hợp tác với đồng nghiệp và gia đình để tạo ra một lịch trình, cũng như "thiết lập ranh giới" phù hợp với mọi người.

Không phải sếp nào cũng cho phép linh động thời gian lo cho việc nhà của nhân viên. Ảnh: Pixabay
Biết quyền của bạn
Thompson nói điều đầu tiên hãy "biết các quyền của bạn" và hiểu những gì bạn được hưởng về các lựa chọn nghỉ phép và chăm sóc người thân có lương. Hãy tìm hiểu rõ các chính sách của công ty. Giáo sư Washington thì khuyên nên nói chuyện với bộ phận nhân sự để biết những lựa chọn và điều kiện thích hợp nào có sẵn. "Kiến thức là sức mạnh", vị chuyên gia nói.
Thẳng thắn về tình hình cá nhân
Tiếp theo, hãy trò chuyện trực tiếp với sếp "trung thực và minh bạch về những hạn chế của mình", Thompson nói. Nêu rõ cam kết của bạn với công ty và đồng nghiệp, nhưng cũng giải thích những trách nhiệm ngoài công việc bạn có.
Sự thiếu thiện cảm của sếp có thể không phải là ác ý mà là thiếu trải nghiệm. Ví dụ, nếu sếp của bạn không có con, họ có thể nhận thức được những nhiệm vụ "bề ngoài hoặc hiển nhiên" liên quan đến việc học từ xa trong thời kỳ đại dịch, nhưng lại không biết rằng cha mẹ cũng đang đóng vai trò hỗ trợ công nghệ cho con cái họ.
"Sự im lặng là điều khiến các nhà quản lý lo lắng", Washington nói, "Đây không phải là để bào chữa" mà bạn đang nói rõ sự thật. Giọng điệu của bạn phải thể hiện sự tự tin và cam kết.
Thể hiện sự đồng cảm
Tiếp theo, hãy triệu hồi lòng trắc ẩn. Thật không dễ dàng để làm sếp và nhiều người phải chịu áp lực. "Họ căng thẳng, lo lắng và vật lộn giữa việc làm nhiều hơn với ít hơn. Xem xét tình hình từ quan điểm của họ", Washington nói.
Thompson nói rằng sự đồng cảm của bạn phải vừa "chân chính vừa mang tính chiến lược". Hỏi người quản lý về khó khăn và lo lắng của họ. Hãy chân thành, cho thấy bạn quan tâm đến họ và có chiến thuật. "Bạn sẽ nhận được thông tin quan trọng về những gì họ quan tâm", cô ấy nói điều này sẽ giúp bạn nâng cao sự tập trung về công việc ưu tiên.
Lập một hoặc vài kế hoạch
Một khi bạn "hiểu được điều gì cần quan tâm nhất" trong mắt sếp, bạn có thể lên kế hoạch hoàn thành công việc theo cách giúp họ đạt được mục tiêu. Khi phải chăm sóc người thân, lịch trình của bạn thường không thể đoán trước được. Vì vậy, điều quan trọng là phải lập một kế hoạch cũng như một vài kế hoạch dự phòng. Giải quyết sự bất an của sếp bằng cách chứng minh rằng bạn đang "sắp xếp để hoàn thành công việc của mình".
Washington cho biết thêm, đừng ngại nhắc sếp về thành tích của bạn. "Hiệu suất trong quá khứ là chỉ báo mạnh nhất về hiệu suất trong tương lai của bạn", cô nói. Hy vọng sếp bạn sẽ thấy "điều quan trọng nhất không phải là cách hoàn thành công việc mà là nó được hoàn thành".
Thường xuyên giao tiếp
Nếu không có mặt tại văn phòng, bạn có thể cân nhắc thực hiện đến điểm danh hàng ngày hoặc ít nhất là cung cấp cập nhật công việc qua email vài ngày một lần. Mục tiêu của bạn là làm cho người quản lý cảm thấy thoải mái khi công việc đang được hoàn thành.
Việc giao tiếp không hẳn cần nhiều thời gian gặp mặt. Thay vì một cuộc gọi, bạn có thể viết email thông báo "mục tiêu trong tuần và cho biết những gì bạn đang làm". Hoặc thay cho cuộc họp video nhóm trực tuyến, hãy khuyến khích đồng nghiệp trò chuyện trực tuyến, điều này cho phép bạn gửi tin nhắn ngay cả khi con bạn đang ngồi cạnh.
Xác định ranh giới
Nếu sếp của bạn là một kẻ "bạo ngược" về thời gian, việc thiết lập ranh giới có thể khó khăn, nhưng vẫn phải làm. Tất cả chúng ta đều cần thời gian không có công việc trong ngày để lo việc nhà. Nếu 6 giờ chiều là lúc bạn cho con ăn tối thì hãy cứ như vậy. "Hãy có những ranh giới đó - và cho sếp của bạn biết rằng bạn sẽ không rảnh khi đó", Washington nói.
Nhưng nếu sếp tiếp tục không tôn trọng thời gian dành cho gia đình của bạn, cần phải trò chuyện. Nói rõ cách bạn muốn cấu trúc ngày làm việc của mình, cũng như cách thức và thời điểm bạn làm việc tốt nhất. Giải thích rằng bạn cần những giờ không làm việc để nghỉ ngơi và thực hiện các nghĩa vụ gia đình. Nếu không có khoảng thời gian đó, bạn sẽ không thể toàn tâm toàn ý cho công việc.
Mở rộng quan hệ
Nếu sếp trực tiếp vẫn tỏ ra khó khăn về việc gia đình của bạn, hãy nỗ lực phối hợp để tìm kiếm đồng minh trong tổ chức. Những đồng minh này có thể bao gồm đồng nghiệp chung hoặc trong các phòng ban khác và người quản lý bên ngoài bộ phận của bạn. Bằng cách đó, bạn có những người làm chứng về nỗ lực trong công việc, ủng hộ bạn và cho bạn các lựa chọn khác nếu cần thoát khỏi sếp.
Ngoài việc đó, các đồng minh còn hỗ trợ về tinh thần. Nói chuyện với đồng nghiệp và tìm hiểu cách họ cân bằng giữa công việc và trách nhiệm chăm sóc của họ. "Hãy tìm hiểu xem những người khác đang làm việc này như thế nào'', Washington nói.
Chăm sóc bản thân
Làm việc cho một người không tôn trọng cuộc sống ngoài công việc của bạn có thể rất mệt mỏi. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn đang dành thời gian cho bản thân. Thompson khuyên hãy tạo cho mình "một thời gian nghỉ ngơi tinh thần bắt buộc". Dành thời gian để đọc, nấu ăn, khiêu vũ, chạy, thiền...hoặc bất kỳ hoạt động nào khác mà bạn yêu thích hoặc giúp bạn thư giãn. "Lên lịch cho niềm vui", cô nói.
Và ngay cả khi tập thể dục thường không phải là sở tích của bạn, thì Thompson khuyên đừng đánh giá thấp sức mạnh của 20-30 phút hoạt động thể chất hàng ngày. Vào thời điểm mà sếp đang tỏ ra khó tính và "bạn không cảm thấy gì trong tầm kiểm soát của mình" thì việc bơm endorphin nên được ưu tiên.
Chờ thời điểm của bạn
Ngay cả với những nỗ lực hết mình, tình hình vẫn có thể không được cải thiện. Trong trường hợp này, khuyến nghị của Thompson là trở thành nhân viên tốt nhất mà bạn có thể làm được trong mọi trường hợp. "Hãy chắc chắn rằng bạn làm việc trên cả mong đợi" và đừng đưa cho sếp bất kỳ "đạn dược" nào có thể chống lại bạn.
Còn nếu sếp không bao giờ đồng cảm với hoàn cảnh cá nhân của bạn và bạn cũng không nhận được sự hỗ trợ gì từ tổ chức thì có thể môi trường làm việc này không phải là tốt nhất cho sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Theo Washington, có thể đó là lúc bạn cần rời đi.
Theo Phiên An
Harvard Business Review/VnExpress

Khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà gia chủ cần lưu ý gì để đảm bảo sự an yên và tài lộc
Ở - 8 giờ trướcGĐXH - Khi có nhu cầu chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà, việc thực hiện cần tuân thủ những nguyên tắc phong thủy và nghi lễ tâm linh quan trọng nhằm đảm bảo sự an yên và tài lộc cho gia chủ.

Cách hóa giải kèo nhà xuyên tâm hiệu quả theo phong thủy để không ảnh hưởng đến vận khí và sự an yên của gia chủ
Ở - 10 giờ trướcGĐXH - Việc hóa giải kèo xuyên tâm cần được thực hiện một cách khoa học, đảm bảo không phá vỡ công năng sử dụng của ngôi nhà, đồng thời giữ được sự hài hòa giữa kiến trúc và phong thủy.

Những loại cây nhả khí oxy vào ban đêm, trồng trong phòng ngủ giúp tăng sinh dương khí, ngủ ngon và cải thiện sức khỏe
Ở - 16 giờ trướcGĐXH - Cây không chỉ tạo không gian sống tươi mát mà còn góp phần cải thiện sức khỏe, tâm trạng và chất lượng giấc ngủ. Nếu áp dụng thêm yếu tố phong thủy, cây xanh còn có thể mang lại vận khí tốt cho gia chủ.

Những vị trí cần làm sạch không được bỏ sót khi dọn dẹp nhà vệ sinh
Ở - 19 giờ trướcGĐXH - Nhà vệ sinh và nhà tắm dễ phát sinh nhiều mùi khó chịu do độ ẩm cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lưu ý một số vị trí trong quá trình dọn dẹp nhà vệ sinh.

Cách đặt tượng Thanh Long mang lại hiệu quả phong thủy để bảo vệ gia đình, thu hút tài lộc
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Tượng Thanh Long là biểu tượng của quyền uy và năng lượng mạnh mẽ, giúp cân bằng phong thủy và thu hút tài lộc. Cụ thể hơn, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trồng những cây này trong bếp không chỉ làm sạch không khí mà còn giúp khử mùi thức ăn hiệu quả
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Một số loại cây trồng trong nhà bếp giúp khử mùi thức ăn hiệu quả, làm sạch không khí, mang lại không gian thoáng đãng và dễ chịu. Tất cả có trong bài viết sau.

Lợi ích tuyệt vời khi sử dụng nhiều hình ô trong trang trí tường phòng khách
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Không chỉ giúp làm đẹp không gian, các mẫu ô trang trí còn giúp tối ưu hóa diện tích và thể hiện được cá tính, phong cách của gia chủ. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên lựa chọn ô trang trí cho phòng khách.

Một số yếu tố phong thủy quan trọng cần xem xét khi xây dựng nhà container để tránh ảnh hưởng cuộc sống gia đình
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Theo phong thủy, bản thân nhà container không xấu, nhưng do hình dáng đặc thù và cách xây dựng khác biệt, nên nếu không được bố trí hợp lý, có thể gây ảnh hưởng đến dòng khí trong không gian sống.

Có nên dùng tượng Phật để trang trí nhà ở hay không?
Ở - 2 ngày trướcGĐXH - Theo quan điểm của người xưa, đặt tượng Phật để trang trí trong nhà ở là thể hiện niềm tin kính trọng với Đức Phật. Tuy nhiên cần phải đảm bảo đặt tượng ở những nơi trang nghiêm và lịch sự.

Quách Thành Danh rời biệt thự 1.200m2 chuyển về căn nhà 5 tầng giá trị gần trung tâm để ở
Không gian sống - 2 ngày trướcGĐXH - Ngôi nhà mới ở TP Thủ Đức (TP.HCM), gồm 1 tầng hầm, tầng trệt và 5 lầu. Diện tích khoảng 100m2, tổng diện tích sử dụng khoảng 600m2.

Đây là những vị trí nên thiết kế giếng trời trong nhà
ỞGĐXH - Giếng trời đóng vai trò lớn trong việc cải thiện không gian sống, tạo sự thông thoáng, do đó nên tìm vị trí phù hợp để đặt giếng trời trong nhà.