Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm gì khi đau quặn thận?

Thứ bảy, 13:00 31/10/2015 | Sống khỏe

Bệnh nhân là nam thanh niên, đau tới mức mặt mũi thất sắc, tái nhợt. Bệnh nhân than thở với bác sĩ: Ôi, đau như bị dao đâm, nằm ngồi kiểu gì cũng đau!

Người bệnh toát mồ hôi vì đau, có kèm theo nôn. Vì cơn đau kịch liệt nên gia đình vội đưa bệnh nhân tới khám cấp cứu. Đó là một trường hợp đau quặn thận điển hình. Đau quặn thận có nhiều nguyên nhân và cần được phân loại, xử lý cấp cứu.


Hình ảnh sỏi thận trong cơn đau quặn thận.

Hình ảnh sỏi thận trong cơn đau quặn thận.

Biểu hiện của đau quặn thận

Đau quặn thận thường bắt đầu một cách đột ngột, có thể sau một hoạt động gắng sức nào đó. Cơn đau thường từ một bên hông, sau đó lan ra phía trước, dưới hạ sườn. Cơn đau kéo dài xuống tới vùng sinh dục ngoài như bìu của nam giới hoặc môi lớn của nữ. Cũng có khi cơn đau được báo trước bởi triệu chứng đau ngang thắt lưng, đái khó hoặc đái ra máu. Khi đau quặn thận, người bệnh có cảm giác đau như ai bóp chặt vùng đau, như bị dao đâm xoáy vào chỗ đau, đau toát mồ hôi.

Người bệnh tiểu khó, có thể không đi tiểu được dù buồn tiểu hoặc đi được thì cảm giác rất khó chịu, nước tiểu lợn cợn, có màu hồng. Bệnh nhân buồn nôn, có thể nôn hoặc không, nôn xong thường cảm giác đỡ đau. Người bệnh có thể sốt nhẹ hơn 37 độ, đến sốt cao trên 38,50C kèm theo nôn nhiều không kiểm soát được. Cơn đau từ 20 phút kéo dài đến nhiều giờ khiến bệnh nhân lo lắng đến thất sắc, mặt mũi tái nhợt, vã mồ hôi. Khi khám thấy mạch nhanh. Tuy nhiên, trên đây là các dấu hiệu điển hình của mọt cơn đau quặn thận. Cũng có trường hợp, đau quặn thận không lan xuống dưới mà lan lên trên dù ít gặp. Có trường hợp cơn đau ngắn, nhẹ ở mức độ bệnh nhân có thể chịu đựng nên đau kéo dài tới vài ngày mới tới bệnh viện.

Cần tránh nhầm lẫn với các loại đau do bệnh khác

Đau quặn thận có thể nhầm lẫn với các cơn đau cấp tính khác như:

Đau ruột thừa: người bệnh cũng sốt, đau hố chậu phải.

Đau quặn gan: đau vùng hạ sườn phải, đau hướng lên vai, có sốt khi đau.

Đau dạ dày cấp, đau do loét dạ dày: những cơn đau này thường ở vùng thượng vị. Dù rất đau nhưng sau cơn đau bệnh nhân lại thấy bình thường.

Đau do tắc ruột: đau bụng, nôn kèm bí đại tiện, trung tiện.

Tóm lại, đau quặn thận là một trường hợp cần cấp cứu tại bệnh viện. Để xác định bệnh, tránh nhầm lẫn với bệnh khác, cần làm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh tại cơ sở y tế. Xét nghiệm nước tiểu có thể thấy hồng niệu cầu. Đa số các trường hợp đau quặn thận là do sỏi thận, số ít là do lao thận hoặc ung thư thận. Vì thế, siêu âm ổ bụng có thể xác định nguyên nhân. Nếu do sỏi thận, siêu âm sẽ cho thấy hình sỏi cản âm, đài bể thận giãn, giãn niệu quản. Cũng có trường hợp không thấy sỏi, chỉ thấy giãn đài bể thận do sỏi nhỏ hoặc vị trí sỏi nằm thấp dưới niệu quản hoặc sát thành bàng quang. Xquang cũng cho hình ảnh sỏi thận.

Điều trị nguyên nhân gây tắc nghẽn

Đau quặn thận cần được thầy thuốc khám và xác định, cho hướng điều trị. Điều trị cơn đau quặn thận chủ yếu là giảm đau, giải phóng đường tiết niệu bị tắc nghẽn (tắc nghẽn có thể do sỏi thận, do cục máu đông, mủ). Bệnh nhân cần được dùng thuốc kháng viêm, giảm phù nề, chống co thắt, giãn cơ, thuốc kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Trong một số trường hợp, đau do sỏi thận nhưng sỏi kích thước nhỏ, người bệnh không đau nhiều, đáp ứng tốt với thuốc giảm đau có thể điều trị tại nhà theo đơn của thầy thuốc. Để loại bỏ sỏi, hiện nay có nhiều phương pháp để loại bỏ sỏi thận ngoài điều trị nội khoa. Như tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung, phá vỡ sỏi thành hạt nhỏ để có thể dễ dàng thải ra ngoài qua nước tiểu. Thủ thuật tán sỏi qua da cũng thường được áp dụng. Thủ thuật này được dùng khi sỏi đã khá lớn hoặc nằm ở vị trí mà áp dụng phương pháp tán sỏi bằng sóng xung không hiệu quả. Một đặc điểm của tán sỏi qua da là có thể loại bỏ một số mảnh sỏi trực tiếp thay vì chờ đào thải tự nhiên qua đường tiểu. Ngoài ra còn có phương pháp tán sỏi qua nội soi niệu quản nhưng ít dùng hơn. Nếu sỏi lớn hoặc tán sỏi thất bại có thể mổ nội soi.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để phòng ngừa sỏi thận cần uống nhiều nước. Nhất là những người làm công việc bận rộn, dân văn phòng, nghiên cứu viên ngồi nhiều, dễ quên uống nước. Nên nhớ, một ngày cần uống ít nhất 2 lít nước, năng vận động, thường xuyên đứng lên khỏi chỗ ngồi khi làm việc. Khám và xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm sỏi thận. Nếu đã có sỏi nên thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để tránh tạo thêm sỏi hoặc làm sỏi phát triển. Xét nghiệm để xác định bản chất của sỏi. Nếu là sỏi calcium, cần thực hiện chế độ ăn nhạt, tránh ăn nhiều thịt. Nếu là sỏi urat, nên giảm lượng axit uric trong máu bằng thuốc. Nếu đã có sỏi hoặc đã có tiền sử đau quặn thận, người bệnh nên thường xuyên được theo dõi sức khỏe để có hướng điều trị sớm, hợp lý tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Theo BSCKII. Nguyễn Thông Tuyết/Sức khỏe và Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 18 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Top