Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm gì khi viêm họng mãi không khỏi?

Chủ nhật, 10:23 06/11/2011 | Sống khỏe

Có rất nhiều người bị viêm họng uống hết kháng sinh này đến kháng sinh khác nhưng bệnh vẫn không hết.

Theo lý giải của PGS.TS.BS Đặng Xuân Hùng – Trưởng khoa tai mũi họng, BV. Cấp cứu Trung Vương, với những bệnh nhân này, viêm họng là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Uống bao nhiêu thuốc… đau vẫn hoàn đau!

Ho, đau họng, khàn tiếng anh Hoàng Tiến Nam được bác sĩ chẩn đoán bị viêm họng. Anh uống thuốc 10 ngày thì hết bệnh. Nhưng khoảng nửa tháng sau anh lại bị ho, họng sưng tấy, khi nuốt đồ ăn nước uống luôn có cảm giác như có gì đó chèn ngang họng bác sĩ lại chẩn đoán anh bị viêm họng, uống 15 ngày thuốc anh đỡ bệnh. Nhưng một thời gian sau anh lại bị lại. Chỉ đến khi bác sĩ tiến hành nội soi mới phát hiện anh bị bệnh trào ngược dạ dày.
 
 
Cổ họng đau rát, nuốt nước cũng đau anh Nguyễn Minh Nhật đi khám bác sĩ thì được biết bị viêm họng. Anh uống thuốc 2 tuần, bệnh có giảm hơn nhưng ngay sau đó bệnh lại tái phát. Anh Nhật lại tiếp tục uống thuốc viêm họng. Bệnh hết. Nhưng không lâu sau đó tình trạng bệnh cũ lại xuất hiện. Mãi sau này anh Nhật mới được phát hiện là bị viêm xoang.

Chị Mỹ L. họng sưng, đỏ, mưng mủ bác sĩ cho rằng chị bị viêm họng rồi kê đơn thuốc. Bệnh không thuyên giảm, bác sĩ đổi thuốc cho chị. Hết thuốc đau vẫn hoàn đau. Chị L. bần thần khi kết quả xét nghiệm cho thấy chị mắc bệnh lậu vì “quan hệ” bằng miệng.

PGS.TS.BS. Đặng Xuân Hùng cho biết, viêm họng là viêm hệ thống niêm mạc họng. Có 3 loại viêm họng viêm họng mũi, viêm họng miệng và viêm họng thanh quản. Viêm họng mũi là do môi trường, viêm họng miệng là do nói nhiều và viêm họng thanh quản là do hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản. Theo PGS. Đặng Xuân Hùng, viêm họng do nhiều nguyên nhân như siêu vi, vi trùng hoặc nấm. Trong đó, trên 80% do siêu vi, chỉ có một số nhỏ do nhiễm trùng.
 
Tuy nhiên, rất nhiều người cứ nghĩ viêm họng là do nhiễm trùng nên dùng kháng sinh. Điều này rất nguy hiểm, nếu viêm mũi họng do siêu vi dùng kháng sinh sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết. Thực tế, trong điều trị bệnh viêm mũi họng điều quan trọng chưa phải là kháng sinh mà quan trọng nhất là “tổng vệ sinh” tai mũi họng. Cụ thể, cần có chế độ vệ sinh hàng ngày như súc họng bằng nước muối sinh lý; súc rửa mũi 1 - 2 lần bằng nước biển sâu và nhỏ nước rửa tai.

Hậu quả khó lường
 
TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn (Bộ môn Nhi - ĐH Y Dược TP.HCM), thư ký Chi hội Tiêu hóa nhi Việt Nam cho biết, rất nhiều người bị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản ảnh hưởng đến hệ hô hấp, bị viêm họng. Trong những trường hợp bị viêm họng do bệnh trào ngược nếu không điều trị bệnh trào ngược thì bệnh viêm họng sẽ không khỏi và tái phát nhiều lần. Riêng bệnh trào ngược nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
 
Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, các biến chứng của bệnh trào ngược có thể thấy ngay ở đường tiêu hóa mà cơ quan gần nhất phải gánh chịu là thực quản. Thực quản sẽ bị viêm với nhiều mức độ khác nhau gây ảnh hưởng đến việc ăn uống và biến chứng nặng nề nhất lên thực quản là “thực quản Barrett”, là tình trạng thực quản bị viêm chít hẹp lại, gây khó khăn cho sự lưu thông thức ăn từ trên xuống.

Người bệnh dễ bị ho, khò khè kéo dài mà không đáp ứng với các điều trị thông thường. Hoặc bị khàn tiếng do dây thanh trong cổ họng bị dày lên, hậu quả của tình trạng dịch acid ở dạ dày trào vào vùng hầu họng. Gần đây, các nhà khoa học cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan mật thiết ở những người bị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản và tình trạng hen suyễn. Ngoài ra, người bị bệnh trào ngược có thể bị mòn răng, viêm tai, viêm xoang, sụt cân, suy dinh dưỡng…
 
PGS. Đặng Xuân Hùng khuyến cáo, để điều trị triệt để bệnh viêm họng cần phải khám, tìm hiểu xem nguyên nhân từ đâu như vậy mới mong chữa khỏi bệnh và tránh bị các biến chứng nguy hiểm.
 
Theo SK&ĐS
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ

Sống khỏe - 58 phút trước

GĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D

Sống khỏe - 1 giờ trước

Vitamin D thiết yếu cho xương chắc khỏe và miễn dịch vững vàng nhưng tình trạng thiếu hụt lại khá phổ biến ngay cả ở vùng nhiều nắng. Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin D.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Y tế - 13 giờ trước

May mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Đi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Rất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Một số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 1 ngày trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Top