Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm tổn thương mạch máu hơn cả đường và muối, WHO đưa loại này vào 'danh sách đen' và khuyên bạn nên tránh càng sớm càng tốt

Chủ nhật, 21:05 30/05/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Những cuộc sinh nhật sẽ thường có bánh kem bơ, nhiều người cũng sẽ hay ăn bỏng ngô, khoai tây chiên khi xem phim hoặc ăn vặt ở nhà.


Theo các bác sĩ dinh dưỡng, ăn những thực phẩm này lâu dài rất có hại cho sức khỏe. Nó khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều axit béo chuyển hoá, gây tích mỡ trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Làm tổn thương mạch máu hơn cả đường và muối, WHO đưa loại này vào danh sách đen và khuyên bạn nên tránh càng sớm càng tốt - Ảnh 2.

Ảnh minh họa


Gây hại cho sức khỏe tâm thần

Hiện nay, bệnh tim mạch đã trở thành "sát thủ" số 1 đe dọa sức khỏe con người, trong đó axit béo chuyển hóa có mối liên hệ rất lớn. 

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu y học chứng minh rằng lượng axit béo chuyển hóa còn nguy hiểm hơn lượng muối và đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường, đồng thời đe dọa sự phát triển bình thường của trẻ em.

Theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn nửa triệu người chết vì các bệnh tim mạch có liên quan đến chất béo chuyển hóa (chất béo trans). Do đó, WHO đã đưa chất béo chuyển hóa vào danh sách đen, khuyến khích thay thế bằng các loại chất béo và dầu có lợi cho sức khỏe hơn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành một chương trình hướng dẫn hành động mang tên "Thay thế", trong đó có kế hoạch loại bỏ hoàn toàn chất béo chuyển hóa nhân tạo khỏi chuỗi cung ứng thực phẩm trong vòng 5 năm.

Nếu hành động này được thực hiện thành công, nó sẽ trở thành một bước tiến lớn trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch trên toàn thế giới.

Làm tổn thương mạch máu hơn cả đường và muối, WHO đưa loại này vào danh sách đen và khuyên bạn nên tránh càng sớm càng tốt - Ảnh 3.

Ảnh minh họa


Ngoài ra, axit béo chuyển hóa cũng có thể gây hại cho sức khỏe tâm thần. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người tiêu thụ quá nhiều axit béo chuyển hóa sẽ hung hăng hơn và dễ bị "khó khăn trong nhận thức cảm xúc". Ngược lại, những người tiêu thụ ít axit béo chuyển hóa có thể kiểm soát cảm xúc của họ tốt hơn.

Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa biết về axit béo chuyển hóa, họ không biết axit béo chuyển hóa là gì và liệu chúng có tồn tại trong cuộc sống hay không?.

Axit béo chuyển hóa là gì? Nó đang trốn ở đâu?

Theo Healthline, chất béo chuyển hóa, hoặc axit béo chuyển hóa, là một dạng chất béo không bão hòa. Chúng có cả dạng tự nhiên và nhân tạo.

Chất béo chuyển hóa tự nhiên được tìm thấy với một lượng nhỏ trong thịt bò, thịt cừu, sữa và các sản phẩm của chúng, trong khi axit béo chuyển hóa chủ yếu có nguồn gốc từ dầu thực vật được hydro hóa một phần. Tuy nhiên, những người ăn sữa và thịt không cần phải lo lắng. Một số đánh giá đã kết luận rằng một lượng vừa phải các chất béo này không có vẻ có hại.

Các loại bánh thông thường hàng ngày như bánh quy, bỏng ngô, sô cô la, bánh lòng đỏ, kem,... tất cả các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ với hương vị mềm, ngọt và độc đáo đều chứa axit béo chuyển hóa nhân tạo.

Làm tổn thương mạch máu hơn cả đường và muối, WHO đưa loại này vào danh sách đen và khuyên bạn nên tránh càng sớm càng tốt - Ảnh 4.

Ảnh minh họa


Làm thế nào để giảm lượng chất béo chuyển hóa?

Nhiều loại thực phẩm trong cuộc sống có chứa axit béo chuyển hóa, việc ăn nhiều axit béo chuyển hóa trong thời gian dài sẽ là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe, mọi người cần hiểu rõ cách giảm ăn chất béo chuyển hóa này.

Trước hết, chúng ta phải học cách kiểm soát việc tiêu thụ dầu thực vật. Mặc dù axit béo chuyển hóa có trong dầu thực vật thấp hơn bơ, nhưng lượng bơ chúng ta ăn sẽ ít hơn nhiều so với việc dùng dầu thực vật, vì vậy cần kiểm soát lượng dầu thực vật trong nấu ăn hàng ngày. 

Làm tổn thương mạch máu hơn cả đường và muối, WHO đưa loại này vào danh sách đen và khuyên bạn nên tránh càng sớm càng tốt - Ảnh 5.

Ảnh minh họa


Thứ hai, cần xác định lượng "dầu hydro hóa, dầu hydro hóa một phần, shortening, dầu nhân tạo",… đối với axit béo chuyển hóa trong danh mục thành phần thực phẩm trên bao bì nhãn hàng. Nó sẽ cho chúng ta biết thực phẩm có chứa axit béo chuyển hóa hay không.

Cuối cùng, bạn nên giảm ăn vặt hàng ngày, hàm lượng axit béo chuyển hóa trong món tráng miệng rất cao. Nên thay bữa phụ hàng ngày bằng bánh quy ngũ cốc, vừa có thể giảm lượng axit béo chuyển hóa vừa bổ sung chất xơ.

Để tránh tác hại của việc hấp thụ quá nhiều axit béo chuyển hóa, WHO đã khuyến nghị rằng lượng axit béo chuyển hóa ăn vào hàng ngày nên ít hơn 1% thực phẩm. Trung Quốc, đất nước hơn tỉ dân có nhiều người thích ăn đồ ăn nhanh cũng đã đưa ra khuyến cáo rằng: Người lớn không nên tiêu thụ quá 2,2g chất béo chuyển hóa mỗi ngày, nếu nạp quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Minh Trang (Theo Aboluowang)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai dấu hiệu xuất hiện trên gương mặt chứng tỏ lượng cholesterol đang ở mức cao

Hai dấu hiệu xuất hiện trên gương mặt chứng tỏ lượng cholesterol đang ở mức cao

Sống khỏe - 27 phút trước

Lượng cholesterol trong máu cao thường được xác định thông qua kiểm tra sức khỏe. Nhưng trong một số trường hợp, những dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện trên chính gương mặt.

Bệnh than nguy hiểm như thế nào? Cần làm gì để không bị lây nhiễm?

Bệnh than nguy hiểm như thế nào? Cần làm gì để không bị lây nhiễm?

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Bênh than là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, thường làm tổn thương da, hiếm khi gây tổn thương mồm - họng, đường hô hấp dưới, trung thất hoặc bộ máy tiêu hóa.

Áp lực thi cử, nam sinh nhập viện trong tình trạng bụng co cứng như khúc gỗ

Áp lực thi cử, nam sinh nhập viện trong tình trạng bụng co cứng như khúc gỗ

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH – Sau khi được làm những xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm phúc mạc do thủng ổ loét hành tá tràng.

Bé trai 9 tuổi nong hẹp bao quy đầu bị hoại tử do cha mẹ chăm sóc không đúng cách

Bé trai 9 tuổi nong hẹp bao quy đầu bị hoại tử do cha mẹ chăm sóc không đúng cách

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi bị nghẹt, hoại tử bao quy đầu do người nhà lộn bao quy đầu của bé lên rửa thì bị nghẹt, không lộn xuống được và cũng không can thiệp kịp thời.

7 thực phẩm chị em nên ăn trong mùa hè để có làn da căng bóng, sạch mụn, tránh tác hại của ánh mặt trời

7 thực phẩm chị em nên ăn trong mùa hè để có làn da căng bóng, sạch mụn, tránh tác hại của ánh mặt trời

Sống khỏe - 5 giờ trước

Chăm sóc làn da là công việc hàng ngày của chị em, dù là ở thời đại nào đi chăng nữa. Vào mùa hè, công việc này lại càng quan trọng.

Cô gái 18 tuổi mang khối "u quái", chứa toàn da và tóc

Cô gái 18 tuổi mang khối "u quái", chứa toàn da và tóc

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, đau âm ỉ vùng hạ vị, tiểu khó... Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán có khối u buống trứng dạng u quái rất nguy hiểm.

Lý do liên tiếp có nạn nhân ngộ độc khi ăn nấm giống đông trùng hạ thảo

Lý do liên tiếp có nạn nhân ngộ độc khi ăn nấm giống đông trùng hạ thảo

Y tế - 20 giờ trước

Chưa đầy một tháng, khoảng 10 người đã nhập viện ở nhiều nơi vì nôn ói, đau bụng, yếu cơ sau khi ăn nấm lạ trong vườn. Người bệnh cho biết đã ăn nấm vì tưởng đào được đông trùng hạ thảo.

Cách làm 5 loại nước uống đá xay với trái cây giải nhiệt trong những ngày cực nóng

Cách làm 5 loại nước uống đá xay với trái cây giải nhiệt trong những ngày cực nóng

Sống khỏe - 20 giờ trước

Vào một ngày oi ả, không có gì tuyệt vời bằng một ly slushie (loại đồ uống đá xay và trái cây) để giải nhiệt. Thay vì mua ngoài cửa hàng, chúng ta hãy tự làm loại đồ uống hấp dẫn này trong vài phút.

Thông tin mới nhất về vụ 3 bố con bị ngạt trong ô tô tại Hải Phòng

Thông tin mới nhất về vụ 3 bố con bị ngạt trong ô tô tại Hải Phòng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Thông tin từ Bệnh viện Trung ương quân đội 108, hiện tại tình trạng của 2 bố con ổn định, tiếp tục được theo dõi và ra viện trong thời gian tới.

Mỗi năm chúng ta 'ăn' ít nhất 50.000 hạt vi nhựa, vậy nó tác động thế nào đến sức khỏe?

Mỗi năm chúng ta 'ăn' ít nhất 50.000 hạt vi nhựa, vậy nó tác động thế nào đến sức khỏe?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Giáo sư Ravindra Khaiwal, Khoa Y học Cộng đồng và Trường Y tế Công cộng, Viện Nghiên cứu và Giáo dục Y khoa Sau Đại học (PGIMER), Chandigarh cảnh báo, từ những phần sâu nhất của đại dương đến phổi, vi nhựa dường như đã xâm nhập vào mọi khía cạnh của sự tồn tại của chúng ta.

Top