Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm việc lúc 8h30, nghỉ trưa 60 phút: Người lo việc đón con, người sợ không đủ thời gian nghỉ?

Thứ hai, 14:30 06/05/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Không chỉ bây giờ, đề xuất thay đổi giờ làm việc buổi sáng của các cơ quan hành chính Nhà nước ngay khi được đưa ra đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Tranh cãi đề xuất đi làm lúc 8h30, nghỉ trưa 60 phút

Nhiều người lo lắng đến việc đưa đón con khi áp dụng quy định đi làm lúc 8h30. Hình minh họa
Nhiều người lo lắng đến việc đưa đón con khi áp dụng quy định đi làm lúc 8h30. Hình minh họa

Mới đây, trong dự thảo Luật Lao động sửa đổi vừa được công bố lấy ý kiến, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất thay đổi thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trong toàn quốc từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút, trừ bộ phận làm việc 24/24h. Theo đó, thời gian làm việc này sẽ được quy định cứng trong Luật Lao động.

Trước đề xuất này, trên VOV, ông Đỗ Ngọc Anh, Phó Chủ tịch UBND phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng, thời gian bắt đầu làm việc của cơ quan hành chính lúc 8h30 là quá muộn, sẽ ảnh hưởng đến việc đưa đón con đi học của các cán bộ, công chức.

Cùng ý kiến, trên Vietnamnet, anh Nguyễn Tiến Nam (Quận Tân Bình, TP.HCM) cũng phản đối đề xuất đổi giờ làm.

“Nhà tôi có hai cháu, một học mầm non, một học tiểu học. Cháu học mầm non vào lớp lúc 7h30, cháu học tiểu học thì học từ 7h nên phải có mặt từ 6h45 ở trường. Trong khi đó, cả tôi và vợ đều vào làm từ 8h. Hiện nay, chúng tôi 5h30 đã dậy chuẩn bị đồ ăn sáng cho các cháu, 6h đánh thức các cháu dậy, cho ăn uống rồi làm một “cua” đưa nhau đi học, đi làm.

Chúng tôi chọn trường cho các cháu ngay gần chỗ làm để tiện đưa đón nên buổi sáng thường tới cơ quan khá sớm, trước giờ làm khoảng 20 phút. Nếu bây giờ chuyển giờ làm xuống 8h30 thì mỗi sáng chúng tôi chơi không gần một tiếng đồng hồ à?”, anh Nam phân tích.

Trên VTC News, ông Nguyễn Bá Sơn, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị Đà Nẵng nhìn nhận, việc thống nhất giờ làm như dự thảo đưa ra cần phải xem xét thận trọng, thấu đáo. Ông Sơn cho rằng, ở nước ta, việc áp dụng giờ giấc làm việc như dự thảo đưa ra là rất khó.

"Ở đây ta chưa bàn đến giờ bắt đầu và kết thúc ngày làm việc mà chỉ nói đến thời gian nghỉ trưa 60 phút đã thấy có nhiều chuyện phải bàn. Thói quen của người lao động Việt Nam, đặc biệt trong khối hành chính, buổi trưa là phải có một giấc ngủ. Cái này không chỉ là nói quen mà phải nói đã trở thành tập quán rồi. Để thay đổi tập quán, đó là điều rất khó khăn”, ông Sơn nói.

Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Cũng trên VTC News, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng cần phải xem xét rất kỹ sự tác động của việc thay đổi giờ làm bởi việc mục tiêu lớn nhất của các cơ quan hành chính Nhà nước là phải phục vụ người dân.

Theo ông Huân, thực ra phương án thống nhất giờ làm trước đây cũng từng được đưa ra bàn bạc rất nhiều nhưng do có nhiều ý kiến nên sau đó đã giao các địa phương tự quy định, Chính phủ cũng quy định các cơ quan cho phù hợp, chỉ cần đảm bảo làm sao cơ quan hành chính phải làm việc đủ 8 giờ.

Một vấn đề nữa theo ông Huân đó là thay đổi giờ làm phải phù hợp với các vùng khí hậu khác nhau. Trong miền Nam nắng rất sớm mà để đến 8h30 thì cũng không hợp, ngược lại ở miền Bắc hay ở miền núi thì có thể sẽ lại phù hợp.

Ông Huân cho rằng phải đánh giá tác động và thấy rằng phương án nào hiệu quả thì làm chứ không phải chỉ vì thống nhất giờ làm mà lại quên những việc chính.

"Theo tôi phương án giờ làm như hiện hành là tương đối phù hợp. Cần phải xem lại ý kiến của các địa phương xem vấn đề chưa thống nhất giữa Trung ương và địa phương có gây cản trở lớn lắm không.

Tất nhiên là cũng có những cản trở nhất định nhưng so với phục vụ cho dân và phù hợp với thời giờ làm việc của đối tượng khác thì phải cân nhắc. Không vì thống nhất thời gian làm việc mà quên mục tiêu phục vụ", ông Huân bày tỏ.

Việc nghỉ trưa 60 phút của người lao động cũng là vấn đề gây nhiều bàn cãi.

Việc nghỉ trưa 60 hay 90 phút cũng vấp phải nhiều tranh cãi. Hình minh họa

Việc nghỉ trưa 60 hay 90 phút cũng vấp phải nhiều tranh cãi. Hình minh họa

Anh Mai Văn Long, nhân viên văn phòng ở Hà Nội, cho rằng cần nghiên cứu lại bởi ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, người lao động thường sáng đi tối về, mọi hoạt động trong ngày chủ yếu ở cơ quan, ăn trưa ngay ở quán. Tuy nhiên, tại các địa phương hoàn toàn khác.

“Buổi sáng nhiều người đi làm nhưng trưa lại phải chạy về lo cơm, nước cho con cái, gia đình. Vì vậy, thời gian nghỉ trưa một tiếng chỉ phù hợp với các thành phố lớn. Nên tôi cho rằng thời gian nghỉ trưa nên kéo dài 90 phút thay vì 60 phút như đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH…”, anh Long ý kiến.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, cho rằng quy định về giờ làm việc cần thống nhất giữa các địa phương để đảm bảo liên thông giữa các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương; nếu không sẽ không phát huy được hiệu quả công tác giữa các cơ quan.

Khi quy định chung một giờ làm việc có thể lượng người tham gia giao thông tăng lên, song ông Quyền ước tính với tỷ lệ công chức, viên chức chiếm khoảng 10-20% số người tham gia giao thông thì có thể ùn tắc không nhiều tại các thành phố lớn. Ngoài ra, các trung tâm thương mại, doanh nghiệp có thể làm từ 9h.

Tuy nhiên, ông Quyền đánh giá thời gian làm việc từ 8h30 như đề xuất của Bộ Lao động là chưa hợp lý vì thời gian nghỉ trưa từ 12h30 là khá muộn cho việc ăn uống, nghỉ ngơi. Theo ông, giờ làm việc sáng từ 8h đến 12h, chiều từ 13h đến 17h là hợp lý hơn.

Có nhiều ý kiến cho rằng việc nghỉ trưa 60 phút là hợp lý. Nhiều ý kiến cho biết nghỉ trưa kéo dài hơn 60 phút dễ phát sinh tụ tập, nhậu nhẹt ảnh hưởng tới năng suất lao động. Bên cạnh đó, không chỉ bây giờ mà hiện tại nhiều văn phòng, công sở ở Việt Nam cũng đã áp dụng chế độ nghỉ trưa 1 tiếng. Nhiều nước trên thế giới và trong khu vực cũng đã quy định giờ nghỉ trưa không quá 60 phút.

Người lao động chưa nên vội lo lắng

Nguyên Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết, đề xuất thống nhất giờ làm việc từ trung ương tới địa phương đã từng được đưa ra từ hơn chục năm trước, song nhiều địa phương không đồng thuận, vì thời tiết khác nhau.

"Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần đánh giá tác động của việc đổi giờ làm. Liên thông giờ làm việc trung ương và địa phương nếu được là tốt, song quan trọng hơn là phải thuận lợi cho đời sống của người dân", ông Huân nói và cho rằng đề xuất đổi giờ làm sang 8h30 cũng cần được lấy ý kiến người dân để tránh xáo trộn.

Lý giải về nguyên nhân đưa ra đề xuất thay đổi giờ làm việc của cơ quan hành chính, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp cho biết, hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng, cần kết nối liên thông giờ làm việc để mọi chỉ đạo từ Trung ương xuống địa phương hoặc từ địa phương lên Trung ương được đảm bảo về mặt giờ giấc. Do đó, mới quy định thống nhất giờ làm việc từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút để cơ quan hành chính kết nối làm việc với nhau, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, không nhất thiết phải ngồi tại cơ quan mới làm việc được mà đã có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Vì thế, Bộ LĐ-TB-XH đã đề xuất 2 phương án.

Nêu quan điểm cá nhân, ông Diệp cho rằng: “Thời nay đã có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật thì việc thống nhất làm việc theo một thời gian quy định không quá quan trọng. Nhiều quốc gia khác họ cũng quy định thời gian làm việc linh hoạt, miễn sao hiệu quả.

Chính vì thế chúng ta cũng không nhất thiết phải thống nhất giờ làm việc cụ thể. Nhưng vì trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Lao động đã có những ý kiến nên Bộ LĐ-TB-XH mới đưa ra 2 phương án như vậy.

Tinh thần của Chính phủ là lắng nghe. Có ý kiến thì đưa ra bàn thảo mặt được và không được. Nên như thế nào? Việc điều chỉnh cùng giờ thống nhất cũng liên quan đến rất nhiều đơn vị khác như nhà trẻ mẫu giáo, các trường học, doanh nghiệp...để người dân, người lao động có thể tiếp xúc được với cơ quan nhà nước”.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, Bộ LĐ-TB-XH đưa ra 2 phương án để lắng nghe ý kiến từ nhiều phía, sau đó đưa qua Quốc hội bàn thảo và quyết định.

K.N (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người dân phát hiện quả bom 'khủng' bên bờ suối

Người dân phát hiện quả bom 'khủng' bên bờ suối

Xã hội - 3 phút trước

GĐXH - Trên đường đi làm, người dân phát hiện vật thể nghi là bom. Lực lượng chức năng xác định đây là bom còn tồn sót sau chiến tranh dài hơn 1 m, nặng 350kg.

Hà Nội yêu cầu công khai thông tin vụ lấp 6.500m2 hồ Đống Đa

Hà Nội yêu cầu công khai thông tin vụ lấp 6.500m2 hồ Đống Đa

Thời sự - 9 phút trước

GĐXH - Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội đề nghị quận Đống Đa công khai các thông tin liên quan dự án cải tạo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đô thị hồ Đống Đa.

Cái chết bí ẩn của nam thanh niên ở ven đường (P1): Vụ án không dấu vết

Cái chết bí ẩn của nam thanh niên ở ven đường (P1): Vụ án không dấu vết

Pháp luật - 27 phút trước

GĐXH - Một tối cuối tháng 7/2024, trực ban hình sự Công an TX Việt Yên (Bắc Giang) nhận được cuộc điện thoại của người dân thông báo phát hiện ra thi thể nam giới nằm ven đường. Khi lực lượng điều tra xuống đến nơi, các anh đều sửng sốt bởi nạn nhân dường như tử vong vì bị ai đó cắt một vết rất sâu ở cổ.

Tiêu hủy đàn hổ chết do dính cúm A/H5N1 ở Đồng Nai

Tiêu hủy đàn hổ chết do dính cúm A/H5N1 ở Đồng Nai

Đời sống - 1 giờ trước

Chiều 3/10, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai đã phối hợp Ủy ban nhân dân phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa các đơn vị liên quan tiến hành tiêu hủy đối với đàn hổ 20 và 1 con báo chết ở khu du lịch Vườn Xoài do mắc cúm A/H5N1.

Thanh niên 18 tuổi dùng mạng xã hội chiếm đoạt tiền của 200 người

Thanh niên 18 tuổi dùng mạng xã hội chiếm đoạt tiền của 200 người

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Bằng thủ đoạn gian dối, trong hơn một năm, Lê Ngọc Quý thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khoảng 200 người với tổng số tiền 317.571.000 đồng.

Người đàn ông bị điện giật tử vong khi di dời cáp truyền hình

Người đàn ông bị điện giật tử vong khi di dời cáp truyền hình

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình di dời cáp truyền hình cho một hộ dân ở xã Tân Lý Tây, huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang), một người đàn ông không may bị điện giật tử vong.

Sở Xây dựng Hà Nội thông tin về nhiều cây xanh gãy đổ vẫn nguyên bọc bầu?

Sở Xây dựng Hà Nội thông tin về nhiều cây xanh gãy đổ vẫn nguyên bọc bầu?

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, qua rà soát, trong những cây xanh đô thị bị gãy đổ sau bão số 3, có 12 cây còn nguyên bọc bầu. Sở này khẳng định việc trồng cây còn nguyên bọc bầu bằng vật liệu không phân hủy được đã khiến cây xanh không thể phát triển.

Muôn kiểu lừa đảo liên quan đến ô tô để chiếm đoạt

Muôn kiểu lừa đảo liên quan đến ô tô để chiếm đoạt

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Đánh bạc, đầu tư tiền ảo thua lỗ, các đối tượng làm nghề mua bán xe ô tô, nhân viên kinh doanh hãng xe đã vẽ ra nhiều chiêu trò để lừa đảo, trộm cắp tài sản liên quan đến ô tô.

103 xe dính phạt nguội mới nhất ở Thái Bình

103 xe dính phạt nguội mới nhất ở Thái Bình

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 25/9 đến ngày 1/10/2024, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Bình ghi nhận 103 lượt phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ bị xử lý phạt nguội.

Sạt lở bờ taluy đèo Prenn ở Đà Lạt, đất đá tràn xuống đường

Sạt lở bờ taluy đèo Prenn ở Đà Lạt, đất đá tràn xuống đường

Thời sự - 2 giờ trước

Bờ taluy cao hơn 5m trên đèo Prenn ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) bị sạt lở, nhiều đất đá cùng cây cối tràn xuống mặt đường khiến việc đi lại gặp khó khăn.

Top