Làm việc này mỗi ngày ung thư sẽ tránh xa
Theo các nhà nghiên cứu, hoạt động thể chất có lợi trước, trong và sau khi mắc bệnh ung thư. Khi hoạt động thể chất được duy trì đều đặn và đầy đủ sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển căn bệnh này.
Giá trị của hoạt động thể chất với phòng, chống ung thư
Nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng bảo vệ của hoạt động thể chất chống lại một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư vú, đây là hai bệnh ung thư thường gặp nhất. Ung thư nội mạc tử cung, phổi, trực tràng, tuyến tiền liệt, buồng trứng, tuyến giáp và tuyến tụy cũng có liên quan với hoạt động thể chất với các mức độ bằng chứng khác nhau.

Theo các nhà nghiên cứu trong khi bạn tập luyện, tỷ lệ trao đổi chất tăng, độ đậm đặc của máu được cải thiện, cho phép các tế bào nhận thêm nhiều oxy và dinh dưỡng từ máu.
Ngay sau khi tập luyện, cơ thể bắt đầu hấp thụ protein và carbohydrates nhanh hơn gấp 4 lần, do đó chúng ta có thể kiểm soát cân nặng. Lúc này, não bộ cũng bắt đầu giải phóng thêm nhiều endorphins, giúp bạn cải thiện tâm trạng.
Sau một vài giờ tập luyện, bạn trở nên tự tin, sảng khoái hơn. Huyết áp cũng trở lại bình thường. Bạn ngủ ngon hơn và chất lượng giấc ngủ được cải thiện.
Một vài tuần sau khi bạn tập thể dục thường xuyên, chức năng phổi được cải thiện, hệ tim mạch và các mạch máu làm việc tốt hơn. Số lượng tế bào máu tăng từ 5 triệu tới 6 triệu. Hệ miễn dịch của bạn được tăng cường. Cơ thể hấp thụ ít chất béo, kiểm soát đường máu dễ dàng hơn.
Sau một vài tháng luyện tập thường xuyên, bạn ít bị căng thẳng và kiểm soát tốt tâm trạng. Vì vậy, hệ thần kinh làm việc hiệu quả, bạn đưa ra quyết định nhanh chóng hơn. Ngoài ra, dòng chảy oxy tới cơ bắp cũng tăng cao, cơ bắp lớn, xương khớp chắc khỏe.
Sau một vài năm tập thể dục đều đặn, bạn sẽ trẻ trung, tươi tắn và tuổi thọ được kéo dài.
Lưu ý: Ngoài việc luyện tập thường xuyên, bạn cũng cần lựa chọn chế độ ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Ung thư lâm sàng đã chỉ ra việc tập thể dục đều đặn đáp ứng hoặc vượt quá các mức khuyến nghị hướng dẫn được đề xuất giúp giảm nguy cơ mắc 7 loại ung thư. Hoạt động thể chất càng nhiều thì càng tốt.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Ung thư Mỹ, Viện Ung thư Quốc gia và Harvard T.H. Chan School of Public Health. Họ đã tổng hợp dữ liệu từ 9 nghiên cứu, liên quan đến hơn 755.000 người trưởng thành.
Những người tham gia đã thống kê các hoạt động thể chất trong thời gian rảnh rỗi của họ và được theo dõi trong 10 năm để xem liệu họ có phát triển 15 loại ung thư khác nhau hay không.
Kết quả, ở cả nam và nữ, nguy cơ mắc ung thư thận đã giảm tới 17%, ung thư gan tới 27% và u tủy tới 19%.
Ở nam giới, tăng cường tập thể dục có liên quan đến việc giảm tới 14% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Ở phụ nữ, hoạt động thể chất nhiều hơn giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú tới 10% và nguy cơ mắc ung thư hạch không Hodgkin, ung thư nội mạc tử cung thấp hơn tới 18%.
Nên tập thể dục như thế nào để phòng, chống ung thư?

Khuyến cáo về cường độ hoạt động hàng ngày, hàng tuần:
- Người lớn: Nên tập 150-300 phút với cường độ vừa phải hoặc 75-150 phút với cường độ mạnh mỗi tuần (hoặc kết hợp cả hai). Đạt được trên 300 phút là lý tưởng nhất. Khi kết hợp với nhau, một phút hoạt động mạnh tương đương với 2 phút hoạt động vừa phải.
Đối với những người có bệnh mãn tính hoặc các yếu tố nguy cơ của bệnh tim nên tham khảo bác sĩ trước khi bắt đầu các hoạt động cường độ mạnh.
- Trẻ em và thanh thiếu niên: Khuyến khích vận động với cường độ vừa đến mạnh ít nhất một giờ mỗi ngày, và các hoạt động tăng cường về sức cơ ít nhất 3 ngày trong tuần. Các hoạt động phải phù hợp với lứa tuổi, thú vị và đa dạng, bao gồm các hoạt động thể thao và thể dục ở trường, ở nhà và ở cộng đồng. Để đạt được các mục tiêu trên cần có các môn học giáo dục thể chất và hoạt động ngoại khóa hàng ngày ở trường, và nên hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị (xem tivi, điện thoại, máy tính…) ở nhà.
Các hoạt động thể dục ở cường độ vừa phải gồm đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu dưới nước, đạp xe đạp chậm, chơi quần vợt (đánh đôi), khiêu vũ trong nhà, làm vườn… Các hoạt động thể dục cường độ mạnh gồm chạy bộ, bơi lội, nhảy dây, đi bộ đường dài, chơi quần vợt (đánh đơn), nhảy aerobic, làm vườn nặng, đi bộ lên dốc hoặc đeo ba lô nặng…
Theo Minh Nhật
Dân Trí

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 6 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 1 ngày trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.