Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lao động trẻ em giữa thủ đô (3): Trẻ bán kẹo rong cũng có “bảo kê”

Chủ nhật, 15:00 19/06/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Nhá nhem tối, những đứa trẻ từ 8 - 10 tuổi được người lớn chở ra các địa điểm bán kẹo cao su. Đó là những điểm tụ tập đông người ăn uống, vui chơi. Mỗi “ca” làm việc của những em này kéo dài tới tận đêm khuya.


Trẻ em bán kẹo đêm. Ảnh: Chiến Công

Trẻ em bán kẹo đêm. Ảnh: Chiến Công

Bán đến đâu thu tiền đến đấy

18h30 một ngày giữa tháng 6, một chiếc xe máy chở 2 em bé từ đâu chạy đến đỗ sát lề đường Trần Huy Liệu đoạn đầu hồ Giảng Võ, gần khách sạn Hà Nội. Người đàn ông thả 2 em bé với hai kệ hàng trước ngực đi bộ vào khu giải khát cà phê, ăn uống cách đó khoảng 500m để bán kẹo cao su. Sau khi dặn dò bọn trẻ, anh ta ra phía mép hồ Giảng Võ uống trà đá và dõi theo công việc mưu sinh của 2 đứa trẻ, khoảng 30 phút sau thì biến mất.

Chị H., người chuyên đánh giày ở địa bàn này cho biết: “Trẻ bán kẹo có sự giám sát của người lớn đã có ở đây mấy năm rồi. Các em thường bán vào cuối buổi chiều và ban đêm. Không chỉ có 2 trẻ mà nhiều trẻ. Nhưng địa bàn hoạt động của các em không chỉ riêng khu vực các quán ăn, giải khát ở Giảng Võ mà còn ở Kim Mã, hồ Thành Công, các công viên, quán nhậu ở địa bàn khác…”.


Mẹ con chị H. đánh giày kiếm sống. Ảnh: H.Phương

Mẹ con chị H. đánh giày kiếm sống. Ảnh: H.Phương

Hỏi về người đàn ông thường chở bọn trẻ ra hồ Giảng Võ bán kẹo, chị H. nói chỉ biết mặt, không biết tên. “Đội quân bán kẹo này trọ ở khu vực Văn Miếu hoặc dốc Hoàng Cầu (đều thuộc quận Đống Đa)”, chị H. cho biết. Theo chị H. khi mới tiếp cận địa bàn phía Bắc hồ Giảng Võ, chính người thường chở các em nhỏ đi bán kẹo cao su đã cùng với vài chục thanh niên khác từng đuổi đánh chồng chị H. “Chồng em bị đánh sứt đầu, chúng bảo “biến đi chỗ khác làm ăn”. Nhưng vì chúng em ở đây nhiều năm nên khách chỉ để chúng em đánh giày. Sau đó, họ (đám thanh niên - PV) mới chịu trả địa bàn đánh giày cho vợ chồng em. Riêng bán kẹo cao su thì họ “bảo kê” luôn”.

20h, chúng tôi ngồi uống cà phê tại một quán nhìn ra hồ Giảng Võ, một cậu bé khoảng 8, 9 tuổi chân đi dép tổ ong, tay cầm giỏ kẹo, tiến sát đến mời mọc: “Các chú mua kẹo cho cháu đi”. Khách không phản úng gì, cậu bé tiếp tục mời đi, mời lại mấy lần. Sau khi mua kẹo tôi hỏi cậu bé: - “Em tên gì”? Cậu lắc đầu. “Quê ở đâu”? “Thanh Hóa”. “Ở xã nào”? Cậu lắc đầu. “Bây giờ em trọ ở đâu”? “Ở gần đây ạ”. “Ai đưa em ra Hà Nội”? Em đi theo mẹ, mẹ làm ở quán cơm trên đường Nguyễn Khoái. Em ở đây với bạn”. Cậu bé cho biết đang ở khu trọ có 5 phòng, 3 phòng thì đi bán kẹo cao su. Phòng cậu có 4 đứa sàn sàn tuổi nhau và 2 bà già, ngày nào cũng phải đi bán kẹo. Người đưa đi bán, đón về là con của bà chủ nhà.

8 tuổi đời, 2 tuổi nghề

Có mặt tại phố Tống Duy Tân, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, chúng tôi cũng được chứng kiến 4 em nhỏ tiếp cận khách để bán kẹo cao su. Ca làm việc ở khu vực phố cổ bắt đầu muộn hơn, kết thúc khuya hơn ở những nơi khác, có hôm các em phải thức đến 1 - 2h sáng tùy theo khách. Người bán nước ngay cổng số 9 Tống Duy Tân cho biết: “Đêm nào cũng có, không chỉ em nhỏ, mà tôi còn thấy người già bán kẹo cao su. Là người tỉnh lẻ, trẻ con khó nghe giọng, nhưng người già nói ra biết ngay giọng nằng nặng Thanh Hóa”.

Các em nhỏ bán hàng rong được theo dõi sát sao. Khoảng 23h có một người quen đến hỏi han, nếu thiếu sẽ được tiếp thêm kẹo và đương nhiên các em bị thu số tiền vừa mới kiếm được. Qua nhiều lần tiếp cận, chúng tôi được biết các em nhỏ bán kẹo cao su đều phải bỏ học từ cấp 1 để theo bố mẹ, họ hàng lên Hà Nội kiếm sống. Đi bán kẹo, mỗi em ở một địa chỉ khác nhau, người đưa đón cũng khác nhau. Một cô bé giới thiệu tên Hà, cho biết tới tháng 7 này em tròn 8 tuổi, đã ra Hà Nội bán kẹo 2 năm. Hà mách, anh “bảo kê” dặn khi bán kẹo thấy công an thì phải lảng đi chỗ khác. Một số em trai khác không được nhã nhặn như Hà, nếu hỏi thêm về đời tư, các em đáp: Không mua thì thôi!

Khu trọ dốc Hoàng Cầu, nơi trú ngụ của không ít trẻ em ngoại tỉnh. Ảnh: H.Phương
Khu trọ dốc Hoàng Cầu, nơi trú ngụ của không ít trẻ em ngoại tỉnh. Ảnh: H.Phương

Lần theo chút thông tin từ các em, chúng tôi tìm đến các khu trọ lao động ngoại tỉnh trú ngụ. Khu trọ mà người ta vẫn giới thiệu là dốc Hoàng Cầu, nằm giữa con đường nối từ phố Hoàng Cầu và Nguyễn Phúc Lai. Những năm trước, đây là khu trọ khổng lồ có thể chứa đến hàng trăm lao động mỗi đêm. Tuy nhiên, do những nhà cao tầng mọc lên, dồn khu trọ này nhỏ lại. Bên trong khu trọ ẩm thấp, được dựng bằng ván gỗ tạm bợ chia làm 2 tầng. Tầng 1 là bãi tập kết đồ phế thải, tầng 2 là chỗ ngủ. Tuy những người trọ ở đây một mực khẳng định không có trẻ em sinh sống, nhưng chúng tôi vẫn bắt gặp một nhóm 4 đến 5 em trai tranh thủ tắm trước khi đi làm.

Cách đó không xa, địa bàn tập trung người lao động ngoại tỉnh ở phố Ngô Sĩ Liên, Trần Quý Cáp (quận Đống Đa). Theo anh Hải, bán đồ gia dụng cũ tại chợ Trần Quý Cáp tiết lộ, khu vực này có nhiều nhà trọ dành cho các người già, cặp vợ chồng, trẻ con thuê, họ là người tỉnh ngoài thuê trọ làm nghề đánh giày, bán hàng rong, buôn ve chai...

Những đứa trẻ tuổi đời mới chỉ lên 9, lên 10 vì hoàn cảnh, tác động từ gia đình, bỏ học, đã phải bươn chải, tiếp xúc với môi trường đầy rẫy những cám dỗ đã làm cho các em không còn hồn nhiên như những đứa trẻ cùng trang lứa. Tương lai các em sẽ về đâu khi cuộc sống qua ngày chỉ biết ngủ dậy và ra đường kiếm sống?.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những đứa trẻ tuổi từ 8 đến 10 được người lớn chăn dắt bán kẹo ở khu vực này hoặc trú ngụ ở dốc Hoàng Cầu, khu vực đường Nguyễn Phúc Lai hoặc khu vực Văn Miếu, Ngô Sĩ Liên. Những em bé này đã bỏ học, theo cha, mẹ hoặc người thân trong đại gia đình ra Hà Nội lao động kiếm tiền. Số tiền các em kiếm được sẽ phải nộp lại cho người đưa đi, đón về.

Hà Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Top