Liên tiếp 2 bé tử vong đột ngột khi ngủ tại Hà Nội, chuyên gia cảnh báo những nguy hiểm rình rập trẻ khi ngủ, cha mẹ cần cảnh giác!
GiadinhNet - Hai bệnh nhi 3 tháng tuổi và 6 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim trước khi đến bệnh viện. Đây là hồi chuông cảnh báo đối với các cha mẹ khi nuôi con nhỏ.

Thông tin của Bệnh viện Nhi Trung ương, trong vòng 10 ngày, các bác sỹ khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 02 bệnh nhi 3 tháng tuổi và 6 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim trước khi đến bệnh viện.
Dù đã được các bác sỹ nỗ lực cấp cứu, nhưng các bé vẫn không qua khỏi và được chẩn đoán là hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS/ Sudden Infant Death Syndrome)

Hầu hết hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ đều xảy ra khi trẻ đang ngủ. Ảnh minh họa
BS CKII Đinh Thị Thu Phương - Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp nhận 2 bệnh nhi cho biết, trường hợp thứ nhất là một bé trai khoẻ mạnh hoàn toàn, trưa ngày 10/10/2022, sau khi ăn được cho nằm ngủ một mình trong phòng, khi gia đình phát hiện thì lúc này trẻ đang nằm úp mặt xuống đệm và tím tái.
Ngay lập tức trẻ được gia đình đưa đến viện gần nhà cấp cứu ngừng tuần hoàn và trẻ có nhịp tim trở lại rồi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Trẻ vào khoa Cấp cứu và Chống độc trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Tại đây, các bác sĩ đã tiếp tục hồi sức và làm các xét nghiệm để chẩn đoán và tìm nguyên nhân. Tuy nhiên, tình trạng của bé ngày càng nặng, nguy cơ tử vong, gia đình quyết định xin cho bé về.
Trường hợp thứ hai là bé gái 3 tháng tuổi, ở Hà Nội, cũng vào viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim trước khi đến Bệnh viện.
Theo lời kể của gia đình, khoảng 23 giờ đêm ngày 19/10/2022, trẻ được cho ngủ cùng bố mẹ. Đến khoảng 1 giờ 30 phút sáng, khi mẹ tỉnh dậy phát hiện trẻ trong tình trạng tím tái toàn thân, không thở. Trong lúc hoảng loạn, gia đình gọi xe cấp cứu đưa trẻ vào Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ phát hiện trẻ đã ngừng thở, ngừng tim, hạ nhiệt độ. Mặc dù được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu, nhưng trẻ đã không qua khỏi.
"Sự ra đi bất ngờ của các bé là nỗi đau, nỗi day dứt không nguôi của gia đình, là một hồi chuông cảnh báo đối với các bậc cha mẹ có con nhỏ. Trước đó, khoa Cấp cứu và Chống độc cũng có tiếp nhận một vài trường hợp tương tự như trẻ trên đã xảy ra"– BS Thu Phương cho biết thêm.

Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ nhỏ xảy ra không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo trước. ẢNh minh họa
Cần nâng cao cảnh giác, tạo môi trường an toàn cho giấc ngủ của trẻ
Theo bác sĩ Lê Ngọc Duy- Trưởng khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương SIDS là cái chết bất ngờ và không tiên lượng được ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ trong khoảng từ 2 tuần tuổi đến 1 năm tuổi. SIDS hay gặp ở trẻ 2-4 tháng tuổi. Hầu hết SIDS đều xảy ra khi trẻ đang ngủ. Hội chứng này xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo trước, khiến đột tử ở trẻ nhỏ trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với nhiều gia đình. Bên cạnh những nguyên nhân gây tử vong đột ngột: ngạt thở, chảy máu não, viêm cơ tim… nhiều trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng.
Theo bác sĩ Lê Ngọc Duy, tử vong ở trẻ nhỏ do SIDS là vấn đề liên quan đến giấc ngủ, do đó cần nâng cao cảnh giác, tạo môi trường an toàn cho giấc ngủ của trẻ. Cụ thể như:
- Cho trẻ nằm ngửa khi ngủ. Thường xuyên quan sát trẻ. Sử dụng núm vú giả cho trẻ dưới 1 tuổi giúp mở thông đường thở. Để nhiệt độ phòng phù hợp, thông thoáng quần áo.
- Không trùm đầu trẻ. Đặt trẻ nằm trên tấm đệm ít bị trũng xuống. Không sử dụng gối, đồ chơi nhồi bông, chăn có nhiều lông hoặc quá lớn ở khu vực cũi/giường của trẻ.
- Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi cần nằm cũi, giường riêng, bên cạnh giường ngủ của người chăm sóc. Không sử dụng miếng đệm phụ trong cũi.
- Tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
- Chăm sóc thai nghén sớm và thường xuyên. Nuôi con bằng sữa mẹ.
- Không hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma tuý trong thai kỳ và thời gian nuôi con nhỏ.
Khi thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu nào bất thường cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

5 loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ trong mùa hè
Mẹ và bé - 6 ngày trướcRôm sảy thường xuất hiện ở vị trí như cổ, ngực, lưng của trẻ với các biểu hiện nổi mụn nước dưới da. Những nốt mẩn đỏ này thường gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Trường hợp nặng do trẻ gãi ngứa gây xước da, nhiễm trùng da.

Trẻ 1 tuổi tử vong vì tay chân miệng, cha mẹ cần nhớ các dấu hiệu nguy hiểm
Mẹ và bé - 1 tuần trướcMột bé trai tại tỉnh Đắk Lắk vừa tử vong trong tình trạng suy hô hấp, sốc nhiễm trùng nặng, tổn thương đa cơ quan do mắc tay chân miệng độ 4. Dấu hiệu nào để nhận biết tình trạng nguy hiểm khi trẻ mắc tay chân miệng?

Nhiều gia đình cho con ăn thuần chay
Mẹ và bé - 2 tuần trướcGĐXH - Ngày nay, chế độ ăn thuần chay được nhiều người theo đuổi vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Vì vậy, con cái của họ khi sinh ra cũng được nuôi dưỡng theo chế độ thuần chay. Một số người vẫn lo ngại rằng, nó không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể trẻ.

Các vấn đề về tuyến giáp ảnh hưởng thai phụ như thế nào?
Mẹ và bé - 4 tuần trướcNếu được chăm sóc y tế thích hợp và uống thuốc điều trị theo toa, các vấn đề về tuyến giáp sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến thai phụ và thai nhi.

Trẻ mắc đái tháo đường type 1 có thể đối mặt với biến chứng nào?
Mẹ và bé - 1 tháng trướcKhi được chẩn đoán trẻ mắc đái tháo đường type 1, nhiều bậc cha mẹ lo lắng không biết con mình có thể gặp biến chứng nguy hiểm không? Dưới đây là những thông tin cần biết giúp cha mẹ hiểu hơn về vấn đề này.

Bổ sung sắt mãi mà con vẫn thiếu máu do thiếu sắt: BS khoa Nhi chỉ ra 3 nguyên nhân mẹ cần biết
Mẹ và bé - 1 tháng trướcNếu con bạn thường xuyên bổ sung sắt mà vẫn bị thiếu máu do thiếu sắt thì rất có thể đã rơi vào một trong 3 nguyên nhân dưới đây.

Thời tiết nồm ẩm, trẻ dễ ốm, làm gì để phòng bệnh?
Mẹ và bé - 1 tháng trướcThời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để các virus gây bệnh đường hô hấp, sốt phát ban, sởi, thủy đậu, Rubella phát triển, vậy cần làm gì để phòng bệnh?

Con sốt là bố mẹ lo chườm hạ nhiệt, bác sĩ lắc đầu chỉ ra hướng giải quyết đúng đắn
Mẹ và bé - 1 tháng trướcCứ thấy con sốt là nhiều chị em lại tìm cách chườm cho con để nhanh hạ sốt. Chuyên gia nhận định hầu hết hành động này đều sai. Việc chườm ấm, chườm mát cũng đều là xử lý chưa đúng.

Trẻ sơ sinh khụt khịt mũi cần xử trí như thế nào?
Mẹ và bé - 1 tháng trướcỞ trẻ sơ sinh rất hay gặp tình trạng mũi khụt khịt khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều cha mẹ tưởng trẻ bị khó thở nên đã đưa tới cơ sở y tế để khám. Vậy, khi trẻ sơ sinh khụt khịt mũi, bị ngạt mũi thì cha mẹ cần phải làm gì?

Những dấu hiệu đặc trưng của trẻ bị thiếu sắt
Mẹ và bé - 2 tháng trướcNếu bạn để con thiếu sắt kéo dài, trẻ sẽ liên tục trong trạng thái lờ đờ, vật vã, khó ngủ, quấy khóc, kém tập trung...

Bữa ăn giúp con thông minh hơn nhưng nhiều mẹ Việt hay bỏ qua
Mẹ và béCho trẻ ăn đầy đủ, đa dạng vào bữa ăn này sẽ giúp con nâng cao chỉ số IQ đáng kể.