Liên tiếp các ca bị rắn độc cắn, bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu ai cũng phải nhớ
Mùa mưa đến, tai nạn do rắn cắn thường xuất hiện nhiều hơn. Nếu không may bị rắn độc cắn, sức khoẻ và thậm chí tính mạng của con người sẽ bị đe doạ nếu không được cấp cứu kịp thời.
TS Hoàng Công Tình – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình cho biết trong 2 ngày vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cấp cứu 4 trường hợp bị rắn cắn, trong đó có 2 trường hợp nặng do bị rắn độc cắn, nguyên nhân đều do trong quá trình sinh hoạt hoặc lao động sản xuất đã vô tình đụng chạm phải rắn.
Ca bệnh thứ nhất là nam giới, 28 tuổi, trong khi lấy củi ở vườn đã bị rắn hổ mang bành cắn vào ngón tay. Sau khi bị rắn cắn, mặc dù đau nhiều nhưng bệnh nhẫn vẫn đập chết, chụp lại hình ảnh rắn và nhanh chóng nhập viện. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, đau nhiều vùng vết thương và có tình trạng phù nề, hoại tử vùng ngón tay do rắn cắn.
Ca bệnh thứ 2 là nam giới, 38 tuổi, trong lúc kéo đường lưới điện, đã bị rắn lục ở trên cây cắn vào tay. Sau khi bị cắn, bệnh nhân đau, chảy máu nhiều vùng rắn cắn và cũng nhanh chóng được nhập viện.

Bệnh nhân đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, BV Đa khoa tỉnh Hoà Bình.
TS Tình cho biết cả 2 bệnh nhân đã được điều trị tích cực, hiện tại đã qua cơn nguy kịch, đang được theo dõi sát toàn trạng. Bệnh nhân thứ 3 và thứ 4 cũng vô tình bị rắn cắn khi đi làm ruộng nhưng rất may đó chỉ là rắn nước (rắn lành).
Các trường hợp bị rắn độc cắn (rắn hổ, rắn lục), tuỳ mức độ bệnh mà chúng tôi sẽ theo dõi sát để điều trị chuyên sâu, như: sử dụng huyết thanh trung hoà độc tố, thở máy, lọc máu, kháng sinh…
Trong mấy năm trở lại đây, rất nhiều bệnh nhân bị rắn độc cắn, nhập Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình điều trị, trong đó có nhiều bệnh nhân phải thở máy, lọc máu… nhưng chưa có trường hợp nào tử vong.
TS Tình cho biết các loại rắn độc phổ biến ở Việt Nam là rắn hổ (hổ mang bành, hổ mang chúa, cạp nong/cạp nia) và rắn lục. Tai nạn rắn cắn hay gặp vào màu hè (mùa mưa) do rắn hay ra khỏi nơi trú ngụ để đi kiếm ăn, hoặc do chỗ ở của rắn bị ngập nước. Rắn có thói quen sinh sống ở nơi ẩm thấp, bụi rậm, dưới tán lá cây, bụi cỏ…
Khi bị rắn cắn, sơ cứu rất quan trọng. TS Tình nhấn mạnh không để nạn nhân tự đi lại; rửa vết thương bằng nước sạch hoặc xà phòng, bất động chân tay bên bị bệnh, băng ép nhẹ vùng tổn thương, nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế có khả năng hồi sức tích cực.
Không chích rạch vết thương, không băng ép chặt (ga rô) đoạn chi bị rắn cắn. Cố gắng chụp lại hình ảnh của rắn hoặc nhớ hình dạng của rắn, cung cấp cho thầy thuốc để nhanh chóng định danh được loại rắn.
Phòng ngừa rắn cắn: đi ủng, đi giày cao cổ, mặc quần dài khi đi vào vùng bùi rậm hoặc trong đêm tối. Không đến gần các nơi rắn hay cư trú như các đống gạch vụn, đống đổ nát, đống rác, nơi nuôi các động vật của gia đình. Khi phải đi qua bụi rậm, rừng cây, cần sử dụng que, gậy đánh động ở những nơi mình sắp đi qua để xua đuổi rắn.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm
Y tế - 15 giờ trướcViện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản
Y tế - 18 giờ trướcChú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 2 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tế - 2 ngày trướcTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 6 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 tuần trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.