Liệu có thể định tội hình sự kẻ đổ trộm dầu thải và cả đơn vị cấp nước trong sự cố rúng động Hà Nội?
GiadinhNet - Theo luật sư, hành vi phát hiện nguồn nước nhiễm bẩn nguy hại nhưng không có bất cứ hành động nào để cảnh báo, ngăn chặn thì đã có dấu hiệu của tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Dân có quyền khởi kiện để yêu cầu bồi thường
Những ngày qua, hàng nghìn người dân Hà Nội vô cùng hoang mang, lo lắng khi biết mình đã phải dùng nguồn nước bẩn nhiễm dầu. Điều gây bức xúc là dù nguồn nước đầu vào thế nào thì đơn vị cung cấp là Công ty Cổ phần nước sạch Sông Đà cũng không thể cung cấp đầu ra là sản phẩm không đảm bảo cho người dân. Chưa hết, đơn vị cấp nước đã biết trước việc có kẻ đổ trộm dầu thải nhưng không thông báo cho khách hàng khiến số lượng lớn dân Hà Nội đã phải sử dụng nước có mùi lạ.

Hình ảnh người dân hứng từng xô nước sạch
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, nếu xác định chất lượng nước không đủ điều kiện sử dụng nhưng vẫn cấp nước thì hết sức đáng lên án và cần phải xử lý theo quy định pháp luật. Theo đó, người dân hoàn toàn có quyền khởi kiện để yêu cầu bồi thường những thiệt hại mà công ty này đã gây ra gồm: Thiệt hại về tài sản và sức khỏe
Về tài sản: Là những chi phí cho việc sục rửa đường ống, thay lõi lọc, tiền mua nước sạch sử dụng trong thời gian ô nhiễm; Tiền chi phí khám, chữa bệnh. Để yêu cầu bồi thường thiệt hại thì người bị hại cần thống kê những thiệt hại cụ thể về vật chất, tinh thần, về sức khỏe. Trong vụ việc nhiễm bẩn nước sinh hoạt thì người dân cần thống kê những thiệt hại như: Chi phí để sửa chữa, khắc phục sự cố, tiền thay lõi lọc, sửa chữa xúc rửa đường ống, tiền mua nước bổ sung để sinh hoạt, tiền thăm khám cứu chữa…
"Các hộ dân cần thống kê những thiệt hại thực tế của gia đình mình và yêu cầu đơn vị cung cấp nước bồi thường và điều kiện thanh toán. Trong trường hợp không thỏa thuận được với mức bồi thường và phương thức thanh toán thì mỗi hộ dân đều có quyền khởi kiện đến tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự", luật sư Cường nói.
Cùng quan điểm trên, luật sư Bùi Quang Thu (Đoàn luật sư Hà Nội) cũng cho rằng, việc doanh nghiệp cung cấp nước không đảm bảo chất lượng cho khách hàng là vi phạm hợp đồng dịch vụ cấp nước. Do vậy, khách hàng có quyền khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên cung cấp dịch vụ vi phạm hợp đồng. . "Căn cứ Điều 608 (Bộ luật Dân sự 2015) quy định: Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.
Bên cạnh đó, khoản 1 (Điều 23, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) quy định: Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng", luật sư Thu chia sẻ.

Dầu thải phát hiện cách Nhà máy nước mặt sông Đà khoảng 2km.
Cũng theo luật sư Thu, chất lượng nước sinh hoạt phải đảm bảo theo quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BYT ban hành Quy chuẩn về chất lượng nước sạch sinh hoạt. Tại Điều 7 (Thông tư 41) quy định, đơn vị cấp nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng nước sạch do đơn vị cung cấp; Lưu trữ và quản lý hồ sơ theo dõi về chất lượng nước sạch; Báo cáo biện pháp khắc phục các sự cố liên quan đến chất lượng nước sạch; Công khai thông tin về chất lượng nước sạch.
"Nếu biết nước không đảm bảo nhưng công ty này vẫn cố tình bán nước cho người dân là một sự vô cảm, thiếu trách nhiệm, coi thường tính mạng, sức khỏe người dân", luật sư Thu bức xúc.
Khởi tố vụ án về tội "Gây ô nhiễm môi trường"
Nhìn nhận một khía cạnh khác, luật sư Nguyễn Thu Anh (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, đây là vụ việc có tính chất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến hàng nghìn người dân nên cần phải xử lý nghiêm minh.
Đối với những cán bộ, nhân viên của Nước sạch Sông Đà, nếu biết nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, không đủ điều kiện sử dụng mà vẫn cấp và nguồn nước gây thiệt hại cho người dân cần phải xem xét kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 235 (Bộ luật Hình sự 2015) về tội "Gây ô nhiễm môi trường".

Ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc Công ty CP nước sạch Sông Đà cho rằng nước có mùi là do hàm lượng clo cao
Luật sư Anh nói: "Hiện cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án về tội "Gây ô nhiễm môi trường" để điều tra những tổ chức, cá nhân vi phạm. Đây là việc cần thiết để làm rõ trách nhiệm của những bên liên quan. Theo cá nhân tôi, ngoài tội danh trên, hành vi phát hiện nguồn nước nhiễm bẩn nguy hại nhưng không có bất cứ hành động nào để cảnh báo, ngăn chặn thì đã có dấu hiệu của tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" được quy định tại Điều 360 (BLHS 2015). Tuy nhiên, việc xử lý như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ sai phạm, hậu quả trên cơ sở kết luận của các cơ quan chức năng".
Đối với hành vi xả thải trộm dầu thải ra môi trường, luật sư Anh khẳng định, hành vi này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân, bị pháp luật nghiêm cấm. Theo đó, người có hành vi đổ trộm chất thải ra sông đầu nguồn tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý về hình sự về tội "Gây ô nhiễm môi trường" với khung hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù giam.
Bình Minh

Hà Nội: Để bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, tài xế và chủ phương tiện bị phạt hơn 40 triệu đồng
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - CSGT Hà Nội đã lập biên bản, xử phạt hơn 40 triệu đồng với tài xế ô tô và chủ phương tiện chở bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, gây mất an toàn giao thông.

Bắc Giang: Bắt chủ cơ sở bán 60 tấn giá đỗ ngâm chất tăng trưởng
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Sử dụng chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine (chất kích thích tăng trưởng tế bào) để sản xuất giá đỗ, một chủ cơ sở ở tỉnh Bắc Giang bị cơ quan công an bắt giữ.

Bộ Công an khởi tố 'ông trùm' giang hồ miền Tây cùng 31 đồng phạm, thu giữ nhiều súng đạn
Pháp luật - 11 giờ trướcTheo Bộ Công an, đường dây do Nguyễn Công Huân cầm đầu hoạt động tại tỉnh Tiền Giang và móc nối với một số đối tượng hình sự lân cận để hoạt động.

Triệt phá đường dây sản xuất, mua bán khí cười quy mô lớn
Pháp luật - 23 giờ trướcCông an Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây liên tỉnh sản xuất, mua bán khí N2O để phục vụ làm bóng cười tại các quán bar, karaoke trên cả nước.

Để xe 'trôi' tự do cán tử vong người đi xe máy, lái xe tải bị tạm giữ hình sự
Pháp luật - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lúc dừng chờ đèn đỏ trên quốc lộ 20, đoạn qua TP. Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), người đàn ông điều khiển xe máy bị xe tải phía sau "trôi" tự do tông trúng, cuốn vào gầm, tử vong thương tâm.

Hà Nam: Bắt giữ nhóm đối tượng lợi dụng chiêm bái xá lợi Đức Phật để trộm cắp tài sản
Pháp luật - 1 ngày trướcGĐXH - Công an tỉnh Hà Nam vừa bắt giữ nhóm đối tượng về hành vi "trộm cắp tài sản" xảy ra tại chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng.

Chia sẻ cay đắng của nữ sinh viên ở Hà Nội bị lừa liên hoàn mất gần 1 tỷ đồng
Pháp luật - 1 ngày trướcNữ sinh viên năm Nhất một trường đại học ở Hà Nội đã chia sẻ cả quá trình bị thao túng tâm lý, liên tiếp dính hai cú lừa liên hoàn với kịch bản liên quan đến một vụ án về ma túy và rửa tiền phi pháp; được nhà trường chọn đi du học.

Thẩm định lại hồ sơ vụ tai nạn giao thông 8 năm trước ở Phú Quốc
Pháp luật - 1 ngày trướcDo có đơn thư khiếu nại, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang thẩm định lại hồ sơ vụ tai nạn giao thông 8 năm trước ở Phú Quốc.

Chiêu trò mạo danh nhân viên điện lực gọi điện, nhắn tin để lừa đảo
Pháp luật - 1 ngày trướcGĐXH - Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản, không nhấn vào đường link lạ, không thanh toán tiền điện cho người lạ để tránh bị lừa đảo...

Kẻ từng mang án giết người sa lưới vì cho vay lãi suất 'cắt cổ' 360%/năm
Pháp luật - 2 ngày trướcCho vay tiền với lãi suất “cắt cổ” lên đến 360%/năm, Bùi Quang Tú bị công an bắt và từng có 2 tiền án, tiền sự về tội “Cố ý gây thương tích” và “Giết người”.

Nữ cán bộ thư viện trường học bị chồng sát hại dã man tại nơi làm việc
Pháp luậtNữ cán bộ thư viện đang làm việc tại một trường tiểu học thì bị người chồng vào tận nơi dùng dao sát hại dã man.