Hà Nội
23°C / 22-25°C

Liệu pháp chữa bệnh cho trẻ thơ: Sự diệu kỳ của âm nhạc

Thứ tư, 09:50 14/09/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Ánh mắt bệnh nhi bừng sáng khi có âm nhạc. Những bài ca, tiếng hát làm các em quên đi nỗi sợ hãi về bệnh tật, việc điều trị vì thế mà hiệu quả hơn.

Món quà tinh thần cho các bệnh nhi

Phương Nhi, 8 tuổi, đến từ xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên. Từ lúc mới sinh ra cho đến nay, Nhi chủ yếu "làm bạn" với khoa Thần kinh của BV Nhi Trung ương. Ngồi cạnh Nhi là bé Uyên, 10 tháng tuổi. Cả hai em cùng mắc chứng loạn sản vỏ não, chất xám dày, tổn thương ở thùy trán phải.

Ngày ngày trong bốn bức tường, không ở nhà thì ở viện khiến Nhi, Uyên và những em bé bị mắc các chứng bệnh về thần kinh rụt rè, kiệm lời, e ngại và không dám nhìn thẳng vào người đối diện. Vậy nên, theo chị Trần Phương Thảo, mẹ bé Phương Nhi, mỗi lần có buổi sinh hoạt văn nghệ được tổ chức tại BV Nhi Trung ương, chị đều đưa con đi, với mong muốn con khuây khỏa, thoải mái hơn.
 

BS Trần Văn Học, Phó khoa Thần kinh BV Nhi Trung ương.

Th.S Trần Văn Học, Phó Trưởng khoa Thần kinh, BV Nhi Trung ương chia sẻ: Trước đây, định kiến xã hội vẫn hay xa lánh những người bị động kinh. Với các cháu nhỏ thậm chí nếu bệnh thuyên giảm, trẻ vẫn tự ti, mặc cảm... Trong khi đó, hiện nay ở nước ta, tỷ lệ bệnh nhân mắc các chứng bệnh động kinh chiếm khoảng 0,5-1% dân số, trong đó 70% khởi phát là trẻ em dưới 4 tuổi. Âm nhạc đóng vai trò giảm nhẹ sự xuất hiện các cơn giật ở trẻ. Nó vừa tạo cho các em cảm giác thư thái trong tâm hồn, được sống lại chính cuộc sống vui tươi vốn có...

Phương Nhi và Uyên là 2 trong số rất nhiều các bệnh nhi đang được điều trị theo phương pháp "tâm bệnh" này. Theo GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc bệnh viện, mỗi năm đơn vị tiếp nhận, điều trị nội trú gần 52.000 bệnh nhân nhi với nhiều loại bệnh nan y. Việc cho trẻ xem ca nhạc trong quá trình điều trị có tác dụng trị liệu rất lớn. Kết quả thực hiện chương trình sau 1 năm đã có 18 chương trình âm nhạc chăm sóc tâm lý trẻ nằm viện được tổ chức với tần suất 2 tuần/lần. Hơn 7.200 lượt bệnh nhi đến xem và tham gia chương trình.

Một tiết mục văn nghệ trong chương trình Âm nhạc chăm sóc tâm lý trẻ nằm viện. Ảnh: PV

Ý tưởng nhân văn
 
Theo Th.s Đỗ Mạnh Hùng, thông qua các buổi biểu diễn này, không chỉ giúp đỡ những trẻ bệnh, hướng ước mơ, khát khao, niềm hy vọng của các em vào cuộc sống; mà còn giáo dục trẻ em lành lặn, khoẻ mạnh lòng nhân ái, sự đồng cảm, chăm sóc, thương yêu những bạn không may bị bệnh. Các buổi diễn cũng góp phần nâng cao nhận thức của nhân viên y tế trong việc chăm sóc, điều trị tâm lý cho bệnh nhân nhi.
Sau một vài lần đi thăm và làm việc tại nước ngoài, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm đã chia sẻ với các đồng nghiệp: Tại các bệnh viện nhi khoa nước ngoài, trước khi bác sĩ khám bệnh cho trẻ em thường dành ra khoảng 20-30 phút để chơi các trò chơi. Ví như trò chơi đóng giả làm bác sĩ, nghĩa là các em sẽ vào vai bác sĩ khám bệnh cho người khác (búp bê đóng). Bác sĩ sẽ hướng dẫn trẻ, khi búp bê ốm thì cần phải tiêm như thế nào, truyền thuốc ra sao... Những trò chơi đó cuốn hút sự đam mê của trẻ và trẻ sẽ nhanh chóng chấp nhận việc khám chữa bệnh của các thầy thuốc. Một số bệnh viện tại Australia và Thụy Điển đã triển khai nhiều hình thức chăm sóc tâm lý bệnh nhân nằm viện dưới dạng "chơi trị liệu" từ khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chưa có cơ hội thực hiện như vậy.

Ý tưởng ra đời từ đó. Chương trình đầu tiên với sự tham gia của hơn 400 bệnh nhi cùng cha mẹ các em và hơn 60 học sinh của Trường tiểu học Thành Công A (Hà Nội).

Những em bé đang điều trị ở các khoa, dù đau đớn vì bệnh tật cũng cố đòi bố mẹ cho đi xem. Những mái đầu trọc vì truyền hoá chất quá nhiều, những nụ cười không tròn môi, ngơ ngác do trẻ bị thiểu năng trí tuệ... ánh mắt các bé vẫn bừng sáng lên mỗi khi có tiết mục hay. Những bài hát kết hợp với múa đã khiến cả hội trường đứng dậy nhún nhảy theo. Hay như trường hợp một em nhỏ vừa trải qua một ca phẫu thuật phức tạp, không chịu hợp tác với các bác sĩ trong việc khám chữa bệnh. Nhưng khi có chương trình ca múa nhạc của các bạn thiếu nhi đến trình diễn ở hội trường, bác sĩ đã phải mang cả thuốc xuống truyền dịch cho em...

Theo Th.S Đỗ Mạnh Hùng (BV Nhi Trung ương) vì các bệnh nhi nhỏ tuổi, nên các chuyên gia tâm lý khuyên là thời gian biểu diễn không nên kéo dài quá 60 phút, vì sẽ dễ gây cảm giác kích thích (âm thanh) và căng thẳng (tâm lý). Hiện nay, BV Nhi Trung ương đã có sẵn máy chiếu và âm thanh (mức độ vừa phải) để có thể sẵn sàng chiếu phim phục vụ các em. "Hy vọng trong thời gian tới, nếu có thể, chúng tôi sẽ triển khai hình thức chiếu phim vào tối thứ Bảy hàng tuần. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào nguồn lực và kết quả thăm dò ý kiến trước khi triển khai", ông Hùng cho hay.

Hiện nay ở nước ta, tỷ lệ bệnh nhân mắc các chứng bệnh động kinh chiếm khoảng 0,5-1% dân số, trong đó 70% khởi phát là trẻ em dưới 4 tuổi. Âm nhạc đóng vai trò giảm nhẹ sự xuất hiện các cơn giật ở trẻ. Nó vừa tạo cho các em cảm giác thư thái trong tâm hồn, được sống lại chính cuộc sống vui tươi vốn có.

  
Quỳnh An
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Thời sự - 6 giờ trước

Một điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 8 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Thời sự - 8 giờ trước

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 12 giờ trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.

Top