"Lỡ" có thai khi điều trị tuyến giáp, phải làm sao?
Tôi là nữ, năm nay 39 tuổi, bác sĩ chẩn đoán tôi bị bệnh cường giáp và bắt đầu uống thuốc Thyrozol 5mg từ đầu tháng 4-2015, Sau đó cứ theo chỉ định của BS tôi đi xét nghiệm định kỳ và uống thuốc đều đặn.
Đến ngày 17/7/2015, tôi làm xét nghiệm lại và BS kết luận tôi đang bị suy giáp và giảm liều thuốc Thyrozol 5mg xuống còn 3 viên/ngày. Đến 19-8-2015, tôi thấy chậm kinh nguyệt 1 tuần và mua que thử thai về thử thì thấy xuất hiện 2 vạch màu hồng (dấu hiệu nhận biết có thai). Tôi cũng đã đến gặp BS và xin tư vấn thì được BS bảo là giữ thai lại cũng nguy hiểm vì sợ tác dụng phụ của thuốc.
Tôi rất muốn sinh em bé nhưng rất băn khoăn lo lắng không biết phải xử lý như thế nào cho đúng. Xin BS online cho tôi lời khuyên: thuốc này có ảnh hưởng đến thai nhi không và mức độ ảnh hưởng như thế nào, có nên giữ thai lại không? Rất mong nhận được hồi âm từ BS.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

- Tư vấn của Phòng mạch online:
Trước tiên, cho tôi chúc mừng với em và gia đình nhé! Theo thông tin trên, em đã được chẩn đoán và điều trị bệnh cường giáp từ đầu tháng 4/2015, đến 17/7/2015 (hơn 3 tháng) thì phát hiện suy giáp!
Tình trạng suy giáp lúc này ở em có 2 khả năng:
1- Quá liều thuốc kháng giáp tổng hợp: thường gặp trong trường hợp bệnh nhân được cho uống liều cao kéo dài... Hoặc đáp ứng của bệnh nhân với thuốc quá tốt... Trường hợp này xử trí chỉ cần giảm liều thuốc kháng giáp như bác sĩ của em khuyên em giảm thyrozol còn liều 15mg/ngày (vậy 3 tháng đầu tiên em uống liều bao nhiêu? Thyrozol 20mg hay 30mg/ngày? Tôi không thấy em cung cấp thông tin này!)...
Hoặc, nếu bệnh nhân rơi vào suy giáp nhanh quá, chúng tôi thường cho tìm thêm các xét nghiệm chuyên sâu để tìm hiểu nguyên nhân và tạm ngưng thuốc kháng giáp và thử lại hormon giáp ngay sau đó 1- 2 tuần! Nếu hormon tuyến giáp (Free-T4...) có xu hướng gia tăng thì bắt đầu dò liều lại....
2- Khả năng hiếm hơn là: có thể em bị viêm tuyến giáp! Bệnh này khá "rắc rối", vì diễn tiến từ giai đoạn đầu có thể y chang bệnh cường giáp, nhưng sau có thể bình giáp và lâu dài có thể suy giáp... Tuy nhiên, cần phải thăm khám cụ thể và làm thêm các xét nghiệm chuyên biệt mới xác định đúng bệnh được em nhé!
Quay lại việc em trễ kinh 1 tuần và vừa thử que phát hiện hai vạch ngày 19-8-2015. Tức là sau một tháng uống giảm liều còn 15mg Thyrozol mỗi ngày. Vậy theo tôi, em cần khẩn trương làm hai việc sau:
1- Khám thai ngay (xem có đúng là thai đang phát triển trong lòng tử cung không...)
2- Nên đến gặp và trao đổi kỹ hơn với bác sĩ chuyên về Nội tiết đang điều trị cho em! Nếu được, em xin được thử lại chức năng tuyến giáp và các kháng thể kháng tuyến giáp: TPO-Ab và thậm chí cả TR-Ab nếu cần. Dựa vào tình trạng hiện tại, bác sĩ sẽ quyết định điều trị tiếp theo như thế nào.
- Nếu vẫn còn suy giáp, em nên được ngưng thuốc Thyrozol và theo dõi sát sao Free -T4 mỗi 1 hoặc 2 tuần, cho đến khi Free-T4 bắt đầu tăng lên mới dùng thuốc trở lại...
- Nếu bình giáp rồi, bác sĩ có thể tiếp tục giảm liều thuốc kháng giáp cho em thêm nữa. Miễn sao, duy trì nồng độ Free-T4 ở giới hạn cao của bình thường suốt thai kỳ là được. Chớ hoang mang lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe em nhé! Chúc em khỏe và an tâm điều trị! Thân mến.
NGUYÊN TẮC CHUNG KHI ĐIỀU TRỊ BỆNH CƯỜNG GIÁP TRONG THAI KỲ:
1 - Lý tưởng nhất là điều trị bệnh ổn định trước rồi hẵn lên kế hoạch có thai.
2- Tuy nhiên, nếu đang trị mà "lỡ" có thai thì vẫn giữ thai được. Các nghiên cứu đều cho thấy thuốc kháng giáp có rất ít ảnh hưởng đến thai.
3- Mục tiêu của việc điều trị cường giáp trong thai kỳ là dùng thuốc kháng giáp liều thấp nhất, miễn sao đưa được Hormon giáp về giới hạn cao của bình thường!
4- Về tính an toàn của thuốc kháng giáp: - Cho đến nay, chưa có bằng chứng về thuốc kháng giáp ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của trẻ sau này! Có 1% trường hợp bé sẽ bị suy giáp hoặc có bướu giáp nhỏ nếu mẹ "lỡ" phải uống kháng giáp trong thai kỳ.
- Các nghiên cứu quốc tế đều cho thấy tác dụng phụ lên thai của các thuốc kháng giáp (PTU, hoặc Thyrozol) là rất nhỏ. Ví dụ: 1/2000 lần sanh bị thiểu sản da sọ do dùng Carbimazol...
5- Về cách chọn lựa thuốc trong thai kỳ: khuyến cáo của hiệp hội Tuyến Giáp đều cho phép có thể dùng PTU hoặc Thyrozol. Ba tháng đầu của thai kỳ, ưu tiên chọn dùng thuốc kháng giáp nhóm PTU vì thuốc này ít qua nhau thai hơn. Những tháng tiếp theo cho đến sau sinh và cho con bú, nếu thai phụ vẫn cần dùng thuốc kháng giáp...
Chúng tôi thường ưu tiên chọn thuốc Thyrozol hơn, vì thuốc ít qua sữa mẹ và ít gây tác dụng phụ lên gan cho mẹ lẫn bé hơn.
6- Thai phụ bị cường giáp vẫn có thể sinh ra được những em bé khỏe mạnh! Tuy nhiên, trong quá trình này cả mẹ và bé đều nên được theo dõi kỹ lưỡng, đều đặn bởi bác sĩ chuyên khoa Sản và bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết! BS.
Theo Bs Trương Dạ Uyên, Chuyên Khoa Nội Tiết- Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Tuổi Trẻ

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 1 giờ trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 16 giờ trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 22 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 1 ngày trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.