Loại bỏ những phản ứng phụ cần tránh của trà xanh
Chúng ta đã biết trà xanh có nhiều lợi ích về sức khoẻ. Trà xanh có tính chất chống ôxy hóa và chống viêm nhờ có hàm lượng vi chất dinh dưỡng cao gọi là chất catechin.
Những vi chất của trà xanh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tình trạng như cảm lạnh, cúm và các vấn đề về tim mạch. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại thức uống khác, trà xanh vẫn có mặt không tích cực khi sử dụng không đúng.
Tác dụng phụ của trà xanh và biện pháp kiểm soát
Mặc dù trà xanh có hàm lượng caffeine thấp hơn so với các loại trà khác và chứa một lượng caffeine không đáng kể. Nhưng nếu uống quá nhiều trà xanh, bạn sẽ dung nạp lượng caffeine dư thừa và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thần kinh. Lượng caffein dư thừa có thể ảnh hưởng nhịp tim, mất ngủ, chán ăn, khó chịu và bồn chồn. Tránh uống quá 3 đến 5 cốc trà xanh mỗi ngày.
Trong trường hợp bạn có dạ dày dễ nhạy cảm, hãy tránh uống trà xanh hoặc chỉ uống một lượng nhỏ. Và đừng uống trà xanh khi bụng đói. Trà xanh có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích và đau dạ dày . Nếu bạn gặp vấn đề về dạ dày sau khi uống trà xanh, nên thêm sữa và đường để có thể làm giảm các vấn đề này.

Trà xanh cũng có điểm không tích cực khi sử dụng không đúng.
Gia tăng mức độ độc hại: Nghiên cứu gần đây trên loài chó cho thấy việc uống trà xanh trên dạ dày rỗng có thể gây độc ở dạ dày, gan và thận. Trong khi nghiên cứu trên con người chưa được thực hiện, để an toàn, tốt nhất bạn nên ăn trước khi uống trà xanh để giảm tác động của một số các phản ứng phụ khác của trà xanh.
Trà xanh chứa chất phenophyl có thể phản ứng với một số hóa chất trong dược phẩm. Vì lý do này, nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu uống trà xanh.
Giảm hấp thu sắt: Chất catechin trong trà xanh có thể ức chế sự hấp thụ sắt vào cơ thể và có thể làm giảm hồng cầu. Các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển ôxy đến các cơ quan và vùng khác nhau của cơ thể. Khi lượng tế bào hồng cầu giảm, bạn có thể bị thiếu máu. Trong trường hợp bạn đã bị thiếu máu, uống một lượng lớn trà xanh có thể xấu thêm tình trạng thiếu máu có sẵn. Để tránh điều này, hãy hạn chế uống trà xanh và ăn những thực phẩm giàu vitamin C.
Nếu bạn đang mang thai, hạn chế lượng trà xanh không quá 2 cốc mỗi ngày. Những chất axit tannic và catechin trong trà xanh có thể ảnh hưởng phát triển thai. Tránh uống trà xanh hoàn toàn trong những tháng đầu của thai kỳ, vì uống quá nhiều trà xanh có thể làm thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh. Tránh tiêu thụ trà xanh quá mức ngay cả sau khi sinh con và cho đến khi bạn ngừng cho bú sữa mẹ.
Thiếu calci: Đây là một trong những phản ứng phụ của trà xanh. Nếu bạn có thói quen uống quá nhiều trà xanh, có thể làm cơ thể tăng bài tiết calci trong nước tiểu và cuối cùng dẫn đến các rối loạn như loãng xương, nhất là ở phụ nữ. Bạn nên bổ sung calci để thay thế calci bài tiết.
Uống quá nhiều trà xanh có thể làm giảm mức testosterone trong máu của nam giới vì một số hợp chất trong trà phản ứng với testosterone và chuyển testosterone thành DHT (dihydrotestosterone) có liên quan đến tình trạng rụng tóc. Trong tất cả các phản ứng phụ của trà xanh, điều này có thể gây lo lắng hơn cho nam giới.
Dư thừa caffeine từ việc tiêu thụ quá nhiều trà xanh có thể dẫn đến áp lực cao trong mắt và làm tăng nguy cơ bị suy giảm thị lực ở những người bị tăng nhãn áp.
Lời khuyên của thầy thuốc
Nói chung, uống trà xanh có kiểm soát là an toàn cho hầu hết người lớn. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về dạ dày, khả năng chịu đựng caffein thấp, thiếu chất sắt, đang mang thai hoặc đang cho con bú, bạn nên tránh trà xanh. Những người thiếu máu, rối loạn đông máu, rối loạn lo âu, bệnh tim, bệnh gan, loãng xương và đái tháo đường cũng nên tránh dùng trà xanh.
Nên uống không quá 3 hoặc 4 cốc trà xanh mỗi ngày để thu được các lợi ích và tránh các tác dụng phụ của trà xanh.
Hãy uống trà xanh tươi đã được để nguội và vừa ấm. Uống trà nóng rất có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn.
Theo BS Thanh Hoài/Sức khỏe & Đời sống

Sở Y tế Nam Định báo cáo nhanh việc điều dưỡng tại BVĐK tỉnh Nam Định bị người nhà bệnh nhân hành hung
Y tế - 6 giờ trướcLiên quan đến vụ việc điều dưỡng bị người nhà bệnh nhân đánh liên tiếp vào đầu tại BVĐK Nam Định, ngày 7/5, Sở Y tế Nam Định đã có báo cáo nhanh gửi Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), UBND tỉnh Nam Định.

Người phụ nữ thường xuyên đau bụng, chán ăn thừa nhận thói quen ăn trái cây nhiều người hay mắc phải
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, qua nội soi dạ dày, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân co một khối bã thức ăn với kích thước khoảng 4x4 cm nằm trong dạ dày.

Bé trai bị cán qua người ở Nam Định hồi phục tốt, sắp được xuất viện
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Sau 5 ngày được can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, bé M.T.A đã hoàn toàn tỉnh táo, trẻ tự thở, giao tiếp tốt. Dự kiến có thể được xuất viện trong 3-5 ngày tới.

Bé trai 13 tuổi ở TP HCM phát hiện viêm màng não do mô cầu từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Dựa vào xét nghiệm và các dấu hiệu như: Sốt cao, đau đầu dữ dội và ngủ gà... các bác sĩ nhận định bệnh nhi mắc viêm màng não do não mô cầu.a

Phụ nữ tiền mãn kinh và những biến chuyển âm thầm đe dọa hạnh phúc hôn nhân
Sống khỏe - 10 giờ trướcKhông ít cặp đôi từng bên nhau bền chặt suốt nhiều năm, đi qua bao sóng gió, lại bất ngờ tan vỡ ở tuổi trung niên. Lý do, đôi khi không phải vì "người thứ ba" hay tình yêu phai nhạt, mà xuất phát từ những biến chuyển âm thầm trong tâm sinh lý người vợ – bắt đầu từ giai đoạn tiền mãn kinh.

Cảnh báo căn bệnh hiếm gặp xuất hiện ở Việt Nam
Y tế - 11 giờ trướcThông tin từ Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, đơn vị này vừa tiếp nhận một bệnh nhân nhiễm giun rồng Dracunculus – một căn bệnh ký sinh trùng hiếm gặp, nguy hiểm, từng được loại trừ tại Việt Nam.

Ăn phải lòng se điếu bị 'phù phép', coi chừng ngộ độc, tổn thương tiêu hóa thậm chí ung thư
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, lòng se điếu nếu bị giả mạo, tẩm hóa chất độc hại không chỉ đánh lừa người tiêu dùng mà còn gây nguy cơ ngộ độc, tổn thương tiêu hóa, thậm chí ung thư nếu tích tụ lâu dài.

Ai nên chọn đi bộ thay chạy bộ?
Sống khỏe - 14 giờ trướcĐi bộ và chạy bộ đều là những hình thức vận động ngày càng phổ biến và được ưa chuộng, vậy ai nên lựa chọn đi bộ?

Người phụ nữ 67 tuổi bỏ lỡ cơ hội điều trị ung thư vú giai đoạn 0 vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Phát hiện ung thư vú giai đoạn 0 nhưng nghĩ mình cao tuổi, đang suy thận mạn giai đoạn 4, cao huyết áp, lại sợ phẫu thuật gặp nguy hiểm... nên bà T. quyết định không điều trị.

Phẫu thuật thành công ca phì đại tuyến tiền liệt bằng liệu pháp hơi nước, bảo tồn chức năng sinh lý
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng rối loạn tiểu tiện kéo dài, tiểu khó. Đã từng được điều trị bằng nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân được các bác sĩ sử dụng liệu pháp hơi nước chữa trị.

Người phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung sau khi sinh con 4 tháng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới quặn thắt kéo dài, cơn đau khiến chị không thể đi lại. Trước đó, chị không hề có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như chảy máu âm đạo hay rối loạn kinh nguyệt...