Loại cây mọc dại ở Viêt Nam nhưng được thế giới dùng làm thuốc chữa bệnh, hiệu quả nhất là với bệnh xương khớp
GĐXH - Toàn cây lá bỏng đều có thể dùng làm thuốc, trong đó có 5 bài thuốc hữu hiệu nhất từ loại lá cây này đó là: Trị bỏng nhẹ, trị viêm họng, viêm xoang mũi, trị bệnh trĩ và giảm đau xương khớp...
Cây lá bỏng là loại cây mọc hoang nhưng cũng được người dân trồng nhiều vừa dùng để làm cảnh vừa dùng để làm thuốc.
- Ở Đông Nam Á, cây lá bỏng được dùng làm điều trị nhọt, vết thương bỏng, chốc đầu và bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.

Ảnh minh họa
- Ở Indonesia, lá dùng uống làm thuốc lợi tiểu, dùng ngoài trị lở loét, đau lưng, đau chân và đôi khi dùng đắp trị đau mắt hoặc nhức đầu; nước sắc uống trị sốt và phù, cao chiết với nước từ bột lá khô lại có công dụng chữa trĩ. Lá thuốc bỏng sao khô có trong thành phần một số chế phẩm phối hợp nhiều vị được dùng đắp lên vết loét trong bệnh phong và điều trị những rối loạn về vận động, dịch ép của lá thoa lên trán giúp giảm sốt.
- Ở Malaysia, lá thuốc bỏng vò nát đắp lên trán có công dụng trị nhức đầu, đắp lên ngực lại có công dụng trị ho và đau.
- Ở Philippin, lá thuốc bỏng có công dụng làm săn, giúp kháng khuẩn và trị sâu bọ cắn. Lá tươi giã nát thường được đắp để trị vết bỏng và nhọt. Dịch ép lá trị tiêu chảy, lỵ, bệnh dịch tả và lao phổi. Lá cũng được dùng làm thuốc đắp nóng trị sai khớp, chai tay chân.
- Ở Brunei, nước hãm lá uống có công dụng trị sốt.
- Một số quốc gia khác ở Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia dùng lá thuốc bỏng tươi dể điều trị bên ngoài cho các vết bỏng, vết thương, chốc đầu, nhọt, bệnh ngoài da, chai tay chân và điều trị viêm mắt, đờm rãi, thấp khớp, đau dây thần kinh.
- Ở Việt Nam, Đông y sử dụng cây lá bỏng với công dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu thũng, tiêu độc... Ngoài ra, cây lá bỏng còn dùng để chữa bệnh sỏi thận, bệnh gút, cao huyết áp, ung loét, các loại bệnh về da, giảm sốt, chữa đau đầu, tức ngực, giảm ho, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt...
Do trong lá có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn nên cây lá bỏng còn được dùng cho các trường hợp viêm nhiễm ở trong và ngoài cơ thể như chữa bệnh đường ruột, viêm ruột, trĩ nội, viêm loét dạ dày...
5 bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ cây lá bỏng

Ảnh minh họa
Chữa bỏng nhẹ
Với những vết bỏng nhẹ bạn có thể thực hiện với lá bỏng, lượng lá bỏng hái vừa đủ vết thương sau đó rửa qua nước muối loãng để ráo nước rồi giã nát. Lá bỏng giá nát sau đó lấy nước cốt thoa lên vết bỏng. Chỉ sau 1 lần thực hiện bạn sẽ thấy vết bỏng không còn đau rát, nhanh chóng khỏi.
Chữa viêm họng
Sử dụng 10 lá trong 1 ngày, rửa sạch qua nước muối loãng. Sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá, nhai kỹ và nuốt. Thực hiện như vậy trong 3-4 ngày sẽ có hiệu quả khắc phục tình trạng viêm họng.
Chữa bệnh viêm xoang mũi
Sử dụng nắm lá bỏng rửa sạch và ngâm qua với nước muối loãng. Tiếp theo bạn giã nát lá bỏng, sử dụng bông thấm nước cốt và thoa lên lỗ mũi. Thực hiện ngày 4-5 lần. Nếu bị viêm xoang mũi cả hai bên thì bạn hãy thực hiện buổi sáng 1 bên, buổi chiều 1 bên. Hãy thực hiện thường xuyên để sớm khỏi bệnh.
Chữa trĩ nội
Để khắc phục bệnh trĩ nội bạn thực hiện với những chiếc lá bỏng, tuy nhiên cách này cần phải thực hiện kiên trì trong thời gian dài.
Đầu tiên bạn rửa hậu môn với nước muối loãng, sau đó đem lá bỏng rửa sạch, giã nát, vắt bớt nước lá bỏng, dùng bã lá bỏng đắp lên hậu môn. Mỗi ngày thực hiện với 3 liều lượng, sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá và duy trì thực hiện trong 30-40 ngày sẽ có hiệu quả nhanh chóng.
Giảm đau xương khớp
Lá bỏng được làm nóng và mềm sau đó đắp lá bỏng lên vùng xương khớp đang bị đau nhức khi lá bỏng vẫn còn nóng. Thực hiện thường xuyên mỗi ngày sẽ giảm được tình trạng đau lưng, đau xương khớp hiệu quả.
Tác dụng của lá bỏng, những bài thuốc điều trị từ lá bỏng bạn đã nắm trong lòng bàn tay, chắc chắn bài viết này sẽ có ích trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình của bạn mà không cần sử dụng thuốc tây.

Ảnh minh họa
Lưu ý khi sử dụng cây lá bỏng chữa bệnh
Mặc dù cây lá bỏng được nhiều nước dùng để chữa bệnh, nhưng thực tế thì hiệu quả chữa bệnh chưa được khoa học chứng minh
Kết quả điều trị phụ thuộc cơ địa và mức độ bệnh của đối tượng sử dụng. Có người dùng thấy bệnh tình cải thiện nhưng cũng có người ít hoặc hoàn toàn không thấy được hiệu quả.
Các chuyên gia khuyến cáo, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ trước khi dùng cây lá bỏng chữa bệnh tại nhà. Trong thời gian sử dụng lá bỏng nếu bạn có biểu hiện bị dị ứng hoặc bệnh tình ngày càng tiến triển nặng hơn thì nên ngưng dùng ngay và liên hệ với thầy thuốc để được hướng dẫn cách xử lý.



Người đàn ông 51 tuổi bất ngờ phát hiện viêm tụy cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị kéo dài một tuần lễ nhưng chỉ đến khi cơn đau tăng nặng, nôn nhiều lần, người đàn ông này đến khám mới phát hiện viêm tụy cấp

Hai anh em ruột nhập viện cấp cứu nghi ngờ do uống thuốc nam
Y tế - 5 giờ trướcAnh Đ.Đ.C, sinh năm 1973, tạm trú tại xã Phú Lạc (Đại Từ) và anh trai là Đ.A.D, sinh năm 1968, sau khi uống thuốc nam của 1 thầy lang đã phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Bé trai 34 tháng tuổi nuốt phải đinh vít trong lúc chơi đùa
Y tế - 5 giờ trướcTrong lúc chơi đùa, bé trai 34 tháng tuổi không may nuốt phải chiếc đinh vít. Sau khi được các bác sĩ nội soi gắp dị vật, sức khoẻ cháu bé đã ổn định.

3 thói quen "đầu độc" gan nhiều người thường xuyên làm mà không biết, lâu dài ung thư gan sẽ "tìm tới tận cửa"
Sống khỏe - 6 giờ trướcUng thư gan và các thói quen kém lành mạnh có mối liên hệ rất mật thiết với nhau.

Bé 10 tuổi đã bị gan nhiễm mỡ thừa nhận thường xuyên ăn 3 món khoái khẩu này
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Gia đình cho biết, cậu bé có sở thích ăn cơm trắng, đồ chiên rán và uống sữa lắc. Trong lần đi khám vì bị cảm lạnh, bác sĩ phát hiện gan của bé có hình ảnh trắng sáng bất thường và chẩn đoán bệnh nhân bị "gan nhiễm mỡ".

Cảnh báo của chuyên gia: Đi ngủ vào giờ này sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcNhững người có thói quen thức khuya cần điều chỉnh nếp sinh hoạt. Nghiên cứu mới cho thấy những cảnh báo đáng lo ngại khi thức quá nửa đêm.

Chỉ số huyết áp của U50 bao nhiêu là tốt nhất? khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Việc tìm hiểu về chỉ số huyết áp bình thường sẽ giúp bạn phát hiện sớm tình trạng huyết áp thấp, huyết áp cao và có biện pháp khắc phục sớm.

Ca cấp cứu hi hữu: Jack cắm kèm dây cáp tai nghe trong vùng kín nam thanh niên
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 19 tuổi đến khám cấp cứu với tình trạng lo lắng tột độ, đau đớn. Một đoạn dây cáp tai nghe dài khoảng 10cm kèm jack cắm 3,5mm nằm trọn trong bàng quang bệnh nhân.

Chuyện về những bác sĩ 'xé' quy trình cứu người nguy kịch
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhập viện cấp cứu nhưng không có người thân bên cạnh, nhiều bệnh nhân được đội ngũ bác sĩ đồng lòng “xé” quy trình, ưu tiên cấp cứu.

Mổ cấp cứu cho nam thanh niên thuê thợ xăm cắt bao quy đầu
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên đã thuê một thợ xăm đến phòng trọ cắt bao quy đầu dẫn tới biến chứng nặng phải mổ cấp cứu.

Nghẹn ngào lời tiễn biệt chồng, cha trong phòng mổ của 4 mẹ con ở Hà Nội
Y tếVụ tai nạn giao thông kinh hoàng khiến người đàn ông 44 tuổi ở Hà Nội rơi vào tình trạng chết não. Người vợ đã dũng cảm hiến tim, gan của chồng để cứu hai người khác đang cận kề cửa tử.