Loại "rau" kéo dài tuổi thọ mà người Nhật yêu thích, ở Việt Nam bán đầy chợ
Cà tím được chứng minh là tốt cho sức khỏe của tim, giúp giảm cân, ngừa thiếu máu... được mệnh danh là thứ 'rau' kéo dài tuổi thọ của người Nhật.
Nhắc đến chế độ ăn uống của người Nhật, chúng ta không thể không nhắc đến cà tím. Người Nhật ăn cà tím thường xuyên, điển hình nhất là chế biến chúng thành món cà tím chiên thơm ngon, bắt mắt.
Về mặt sinh học, cà tím giống một loại trái cây. Nhưng khi nấu ăn, cà tím được sử dụng như một loại rau. Cà tím chứa nhiều vitamin như vitamin C, K và B6... Nó cũng chứa dồi dào kali, mangan và chất xơ. Đặc biệt, trong một quả cà tím còn chứa 13 loại hợp chất phenolic có khả năng chống lại ung thư và hỗ trợ điều trị ung thư.
Cà tím còn được chứng minh là tốt cho sức khỏe của tim, giúp giảm cân, ngừa thiếu máu... được mệnh danh là thứ rau kéo dài tuổi thọ của người Nhật. Đáng mừng là cà tím ở Việt Nam luôn nhiều và có sẵn.
5 lợi ích tuyệt vời khi chúng ta ăn cà tím
1. Trái tim khỏe mạnh hơn
Chất chống oxy hóa trong cà tím đó là anthocyanins, có tác dụng giúp tăng cường chức năng của tim. Nó cũng giúp làm giảm cholesterol “xấu” và hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh, có thể kích thích sự hiện diện của cholesterol HDL “tốt”.
Sự cân bằng của cholesterol trong cơ thể luôn dao động dựa trên thực phẩm chúng ta ăn, nhưng chúng ta càng có nhiều HDL cholesterol thì càng tốt.

Chất chống oxy hóa trong cà tím đó là anthocyanins, có tác dụng giúp tăng cường chức năng của tim.
2. "Thuốc nhuận tràng" tự nhiên
Vì rất giàu chất xơ nên cà tím có thể cải thiện các chức năng của hệ tiêu hóa bằng cách hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Nó cung cấp chất xơ, nước và chất chống oxy hóa để có thể ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm trong hệ tiêu hóa và cũng đồng thời giúp giảm táo bón.
3. Giảm cân
Saponin trong cà tím ngăn ngừa sự tích tụ và hấp thụ chất béo trong cơ thể, do đó, hỗ trợ quá trình giảm cân. Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng cực kỳ cao, nhưng cà tím lại chứa ít carbohydrate và calo chính vì thế nó phù hợp với chế độ ăn kiêng giảm cân của bạn.
4. Phòng bệnh ung thư
Anthocyanins mang lại màu tím đậm cho cà tím giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư cũng như các vi khuẩn gây bệnh khác.

Saponin trong cà tím ngăn ngừa sự tích tụ và hấp thụ chất béo trong cơ thể, do đó, hỗ trợ quá trình giảm cân.
5. Giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Là một nguồn giàu chất sắt, cà tím làm tăng sản xuất các tế bào hồng cầu trong cơ thể và do đó giúp chống lại bệnh thiếu máu hoặc thiếu sắt, thường gặp ở phụ nữ. Hơn nữa, cà tím cũng giàu đồng, một thành phần thiết yếu để sản xuất các tế bào hồng cầu.
Lưu ý khi ăn cà tím
Cà tím tốt nhưng không nên lạm dụng bởi chúng có chứa solanine - chất có thể tác động đến các trung tâm hô hấp, gây ngộ độc nếu ăn nhiều. Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine đó là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu mỗi người ăn khoảng 250 gram cà tím/mỗi bữa thì sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào.
Cà tím có tính hàn vì vậy những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.
Người mắc bệnh thận nên hạn chế, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn. Ngoài ra, nhóm người mắc bệnh dạ dày tránh ăn nhiều cà tím vì dễ gây ra tiêu chảy nặng.
Do cà tím và cua đều là thực phẩm tính mát nên không nên ăn kèm với nhau. Sự kết hợp giữa 2 món này có thể gây cho người ăn cảm giác lạnh bụng, hại cho dạ dày và sẽ dẫn đến tiêu chảy.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 8 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 11 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 12 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 17 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 20 giờ trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.