Hà Nội
23°C / 22-25°C

'Lời khuyên' bất ngờ của bố em bé 5 tháng tuổi bị sốc phản vệ sau khi uống sữa ngoại

Thứ tư, 09:34 24/04/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Chuyện em bé 5 tháng ở Thanh Hoá sốc phản vệ với sữa ngoại khiến nhiều người lo lắng. Bố bé sau chuyện này đã khuyên nên chuẩn bị sẵn adrenalin trong nhà để kịp thời tiêm cho trẻ bị sốc phản vệ, trong khi chờ đưa tới bệnh viện. Tuy nhiên, các bác sỹ đã nói gì về lời khuyên này?

Lời "tự thuật" cứu con khỏi sốc phản vệ sau khi uống sữa ngoại

Mới đây, lời "tự thuật" hành trình cứu con khỏi sốc phản vệ do thức ăn của ông bố là dược sĩ ở Thanh Hoá khiến nhiều người giật mình lo lắng.

Bé L.T.M (5 tháng tuổi, Thanh Hoá) con anh thường ngày vẫn bú mẹ. Do điều kiện công việc khi mẹ đi công tác, sau một ngày lượng sữa vắt dự trữ không đủ nên gia đình cho bé uống thêm một loại sữa bột nhập khẩu để bé không bị đói.


Lọc máu cho em bé bị sốc phản vệ với thức ăn

Lọc máu cho em bé bị sốc phản vệ với thức ăn

Ngay sau khi uống sữa bột, bé M bắt đầu có dấu hiệu nổi mẩn đỏ như dị ứng, ban đỏ phát khắp người. Sau đó, trẻ nôn ra sữa và tím tái các đầu ngón tay, ngón chân.

Hoảng hốt, gia đình đưa ngay bé vào cấp cứu tại bệnh viện tuyến tỉnh.

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ sốc phản vệ và xử lý nhưng bệnh nhân đáp ứng kém. Sử dụng các thuốc như adrenalin để tiêm nhưng không được, sau đó phải chuyển qua truyền, sử dụng thuốc vận mạch… nhưng trẻ suy tim nặng, suy đa tạng…

Khi tới Bệnh viện Nhi Trung ương, ngoài việc hỗ trợ hô hấp, các bác sĩ tiếp tục sử dụng thuốc điều trị chủ chốt chống sốc phản vệ là adrenalin tiêm tĩnh mạch, thuốc vận mạch khác phối hợp, chăm sóc, cấp điện giải… nhưng không có dấu hiệu cải thiện.

Các bác sĩ phải tiến hành lọc máu liên tục. Sau 6 ngày điều trị, trẻ mới ổn định và được xuất viện.

Đây là một trong số những bệnh nhi sốc phản vệ với thức ăn, chiếm từ 1-10% trong tổng số các dạng sốc phản vệ ở trẻ. TS.BS Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, sốc phản vệ ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều con đường và các nguồn khác nhau: đường tiêm truyền, tiếp xúc, ngửi hít hay côn trùng đốt…

Các loại thức ăn thường gặp nhất trong phản ứng, dị ứng ở trẻ là trứng, sữa, lạc. Bên cạnh đó còn có các loại hạt, lúa mì, lúa mạch hay hải sản như tôm, cua, ốc, hến…

Điều đặc biệt là sau bài chia sẻ trên mạng xã hội, ông bố ở Thanh Hoá cho rằng phải chuẩn bị sẵn adrenalin trong nhà để kịp thời tiêm cho trẻ bị sốc phản vệ, trong khi chờ đưa tới bệnh viện.

Bác sỹ nói gì về lời khuyên chuẩn bị sẵn adrenalin trong nhà của ông bố dược sỹ?

Điều này không chỉ khiến nhiều phụ huynh hoang mang bởi không phải ai cũng có thể tự tiêm cho trẻ. Trong khi đó, các bác sĩ cho rằng đây là quan điểm sai lầm.

"Adrenalin là thuốc được bán theo đơn và phải được đào tạo khi sử dụng" - TS Tuấn cho hay.

Phân tích thêm, BS Tuấn cho biết, việc phân biệt, xác định trẻ có phải sốc phản vệ hay không để điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế cũng không phải là điều đơn giản ngay với cán bộ y tế.

Hơn nữa, adrenalin nếu tiêm không đúng liều sẽ gây tác dụng phụ như mạch nhanh, rối loạn nhịp tim… có thể dẫn tới tử vong.

Để có thể hạn chế tối đa các nguy cơ dị ứng, phản vệ với thức ăn, BS Tạ Anh Tuấn khuyến cáo cần chú trọng nguồn dinh dưỡng chính ở trẻ nhỏ là sữa mẹ. Sau 6 tháng, trẻ được ăn dặm.

Lưu ý, nên cho trẻ ăn ít, thăm dò xem trẻ có dung nạp không. Các dị ứng thức ăn có thể có từ các biểu hiện nhẹ: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nôn trớ, phát ban tới các biểu hiện nặng hơn là rối loạn đường hô hấp như khó thở, khò khè, thở rít, tiếp đó là các dấu hiệu sốc phản vệ…

Nếu thấy trẻ có biểu hiện bất thường thì cần ngừng sử dụng ngay loại thực phẩm đó và đi khám để bác sĩ chẩn đoán xem trẻ có dị ứng với thức ăn đó hay không.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 15 giờ trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 17 giờ trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 20 giờ trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Top