Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lũ cuốn trôi cầu, cả nghìn dân vùng cao bị cô lập

Thứ bảy, 10:30 03/11/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Đã 2 tháng trôi qua, hàng trăm hộ dân với hàng nghìn nhân khẩu là bà con các dân tộc Thái, Mông, Mường xã Trung Thành (huyện vùng cao Quan Hóa, Thanh Hóa) phải phụ thuộc vào 3 con xuồng nhỏ để từng ngày gằn máy vượt sông. Cây cầu treo mang tên Trung Thành đã bị cuốn trôi sau trận lũ hồi cuối tháng 8 vừa qua.

Mất cầu như người thiếu chân!

Ngược tỉnh lộ 521, sau chặng đường dài 200km từ phố thị, chúng tôi đã đặt chân đến xã Trung Thành - một trong những xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hóa. Di chứng đau thương từ những ngày lũ càn qua bản làng nơi đây dường như vẫn còn hằn nguyên. Những ngôi nhà sập đổ, những đoạn đường bị chia cắt, dòng sông Mã vẫn khoác trên mình màu bùn đất chưa được gột rửa.

Chị Hà Kim Yến, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã đón đoàn chúng tôi với vẻ mặt buồn bã: “Nhà sập, nhà bị cuốn trôi, ruộng nương tan tác... nhưng đau xót nhất, mất mát hơn cả vẫn là việc cây cầu Trung Thành bị cuốn trôi. Mất cầu, cả xã như người thiếu mất đôi chân!”.

Cũng theo chị Yến, hiện tại gần 3.000 nhân khẩu của 624 hộ dân trong xã để ra được trung tâm huyện phải phụ thuộc vào 3 chiếc xuồng nhỏ hoạt động 24/24h. Chị Yến bảo: “Những tưởng cây cầu kiên cố sẽ trường tồn với bà con dân bản khi mà Nhà nước đầu tư hàng tỷ đồng xây kiên cố bằng bê tông, sắt thép. Ấy vậy mà vẫn chịu thua thác lũ!”.

Trong ký ức của chị Yến chưa hề chứng kiến một đợt mưa lũ nào rùng rợn, bạo tàn đến vậy. Thác lũ chảy đến đâu nhà cửa, vườn tược cuốn trôi đến đó. Cây cầu Trung Thành kiên cố là thế, nhưng khi thác lũ kéo đến, sau khi càn quét qua hàng chục căn nhà ven sông của người dân tan nát thì “tung đòn” chí mạng đánh bật hai bên mố cầu Trung Thành... tất cả đều bị cuốn trôi. Bà con khi đó, chỉ còn biết kêu trời rồi ngậm ngùi tự trấn an may mà còn chạy kịp.

Hai tháng trôi qua kể từ ngày lũ dữ, bây giờ bà con dân bản để đến được chợ Co Lương, học sinh đến được trường ở huyện, cán bộ giáo viên đi dạy đều phải phụ thuộc vào 3 con xuồng nhỏ. Trong đó, có 2 con xuồng của người dân, một con xuồng được huyện tăng cường.

Thầy Thịnh (giáo viên Trường Tiểu học xã Trung Thành), người thường xuyên phải đi bằng xuồng qua sông cho biết: “Ngày trước có cầu, có xe đi lại thuận lợi. Bây giờ, qua lại đều phải phụ thuộc vào xuồng bất tiện lắm! Mình là giáo viên nên được xã hỗ trợ kinh phí đi lại, chứ bà con nhân dân cả người và xe cũng mất 15.000 đồng/lượt, qua lại cũng mất 30.000 đồng/lượt. Chưa kể việc đi lại bằng xuồng hiểm nguy luôn luôn rình rập”.

Trong khi đó, gia đình chị Phạm Thị Cảnh (bản Chiềng, xã Trung Thành) còn chưa hoàn hồn nhớ lại thời điểm thác lũ đêm 31/8 ập đến cuốn trôi căn nhà của gia đình chị. Đến nay, sau 2 tháng đằng đẵng gia đình chị vẫn phải đi ở nhờ nhà anh em, họ hàng. Chị Cảnh lý giải, do không có cầu để lưu thông vận chuyển vật liệu nên gia đình vẫn chưa thể xây dựng lại được nhà cửa.

Tình cảnh của gia đình chị Cảnh cũng là là tình cảnh chung của cả chục hộ gia đình khác bị lũ cuốn trôi nhà cửa. Nhà thì đi ở nhờ nhà người thân, hộ thì dựng tạm túp lều dưới chân núi ở tạm. Chưa bao giờ người dân nơi đây gặp phải tình cảnh khó khăn trên.

Thiếu cầu, mọi hoạt động giao thương đều bị ngừng trệ. Với những hộ dân mất nhà, mất cửa thì không thể kiến thiến xây dựng lại do không có cầu để vận chuyển nguyên vật liệu. Cây luồng - nguồn sống của hàng trăm hộ dân bị ùn ứ. Mọi hoạt động giao thương, phát triển kinh tế gần như bị đình chệ. Chưa bao giờ, giấc mơ, sự mong chờ về một cây cầu mới nối đôi bờ sông Mã lại bức thiết với bà con dân bản xã Trung Thành đến thế!

Đã đề xuất làm cầu treo nhưng vẫn phải đợi

Gặp chúng tôi ông Hà Công Toàn - Chủ tịch UBND xã Trung Thành thở dài: “Đợt mưa lũ cuối tháng 8 vừa qua khiến 113 hộ dân của xã Trung Thành bị thiệt hại, trong đó có 25 hộ bị cuốn trôi nhà hoàn toàn... Mong muốn của hàng trăm hộ dân xã bản chính là sớm có một cầu mới để người dân đi lại, học sinh đến trường một cách thuận lợi”.

Ông Thành cũng thừa nhận, tình cảnh thiếu cầu đã khiến cho các hộ dân lâm vào tình cảnh không còn phương cách nào để vận chuyển tre luồng sang phía bên kia sông để bán. Các hộ dân muốn xây dựng lại nhà cũng không thể, bởi con đường duy nhất để vận chuyển nguyên vật liệu chính là đi qua cây cầu đã bị cuốn trôi. Hiện cách duy nhất mà người dân xã Trung Thành có thể đi ra trung tâm huyện chính là 3 con xuồng nhỏ. Song, xuồng chỉ có thể chở người cùng một số nhu yếu phẩm.

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo huyện Quan Hóa cho rằng: Để giải quyết tình thế bức thiết trước mắt, thời gian qua UBND huyện Quan Hóa đã cấp mới cho xã một chiếc xuồng, trị giá khoảng 40 triệu đồng để vận chuyển người và thuốc men, lương thực, thực phẩm cần thiết. Đồng thời, đề xuất lên phương án làm cầu treo mới trong thời gian sớm nhất có thể.

Bà Phạm Thị Hoa – Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa trả lời báo chí khẳng định rằng: UBND huyện Quan Hóa đã có phương án, lập kế hoạch cụ thể về việc xây cầu mới. Đến nay, địa phương đã giao cho đơn vị tư vấn thiết kế, trong tháng 10 hồ sơ cơ bản hoàn tất sẽ trình UBND tỉnh xin hỗ trợ. Nếu được chấp thuận, các đơn vị chức năng sẽ nỗ lực hoàn thành cầu mới trong vòng 6 tháng để bà con có cầu đi lại.

Ngọc Hưng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 3 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 5 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 5 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 5 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 6 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top