Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Lúc trẻ mình dây, lúc già béo tròn" - đây chính là thủ phạm gây ra bi kịch cho tất cả chúng ta

Chủ nhật, 11:35 22/09/2019 | Sống khỏe

Càng có tuổi, tế bào mỡ có xu hướng "phản chủ" khiến chúng ta tăng cân vùn vụt mặc cho bao nỗ lực ăn uống kiêng khem tập luyện điều độ.

Cân nặng - nỗi ám ảnh, con "quái vật nghìn máu" luôn làm nhiều người khổ sở mỗi ngày. Cũng phải thôi, khi việc giảm cân đòi hỏi cả về việc ăn uống điều độ, lẫn chế độ tập luyện chừng mực trong một khoảng thời gian mới có kết quả như ý.

Thế nhưng bạn có để ý rằng, việc duy trì vóc dáng càng trở nên khó khăn hơn đối với những người có tuổi hay không, dù họ vẫn có một lối sống khoa học?

Câu trả lời là CÓ đấy, nghiên cứu mới nhất của Thụy Điển cho thấy tuổi tác phần nào ảnh hưởng đến sự tích trữ lipid trong cơ thể - thủ phạm khiến vấn để tăng cân diễn ra theo thời gian.

Lipid – hợp chất béo cần thiết của cơ thể người

Cùng với carbohydrate và protein, lipid - hay chất béo - là hợp chất cần thiết cho sự phát triển và sinh tồn của con người. Theo Merck Manual, đây là hợp chất chuyển hóa thành năng lượng kéo dài nhất, nhưng cũng hiệu quả nhất đối với cơ thể.

Nếu 1g đạm hay tinh bột chứa 4kcal, 1g mỡ chứa đến 9 kcal.

 Lúc trẻ mình dây, lúc già béo tròn - đây chính là thủ phạm gây ra bi kịch cho tất cả chúng ta - Ảnh 1.

"Chân dung" hợp chất lipid

Bên cạnh vai trò dự trữ năng lượng, lipid còn đóng vai trò trong việc hình thành hormone quan trọng của cơ thể, như corticosteroid có nhiệm vụ điều tiết việc chuyển hóa đường và giải quyết stress. Đó là chưa kể các sợi trục thần kinh tại não bộ cũng cần hợp chất này nhằm đảm bảo tốc độ dẫn truyền ở mức ổn định.

Tất nhiên việc dung nạp quá thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ mang đến nhiều tác hại đến cơ thể. Hệ quả phải kể đến tình trạng thừa cân, hay xơ vữa động mạnh do hàm lượng cholesterol máu cao nếu càng lớn tuổi. Vì vậy việc duy trì một thói quen sống cân bằng là điều cần thiết cho mỗi người.

Càng lớn tuổi – Quá trình chuyển hóa mỡ thay đổi theo hướng tiêu cực

Trở lại với nghiên cứu được công bố trên Nature Medicine, các nhà khoa học đã phân tích tế bào mỡ của 54 tình nguyện viên cả nam và nữ trong khoảng thời gian theo dõi trung bình là 13 năm. Kết quả cho thấy hàm lượng lipid trong tế bào mỡ đã bị giảm sút.

Việc suy giảm lipid trong tế bào mỡ cho thấy quá trình chuyển hóa mỡ của con người giảm theo thời gian, bất luận có tăng hay giảm cân hay không.

Nói cách khác, lượng mỡ bị chuyển hóa thành năng lượng sẽ ngày càng giảm, đồng nghĩa với việc mỡ sẽ ngày càng tích lại. Số liệu cho thấy, một người tiêu thụ cùng 1 lượng calories trong nhiều năm sẽ tăng khoảng 20% cân khi về già, nếu không cắt giảm.

 Lúc trẻ mình dây, lúc già béo tròn - đây chính là thủ phạm gây ra bi kịch cho tất cả chúng ta - Ảnh 2.

Một nghiên cứu khác được nhóm các nhà khoa học này thực nghiệm trên 41 bệnh nhân trải qua phẫu thuật lấy mỡ thừa. Họ phát hiện ra chỉ những người có tỷ lệ chuyển hóa lipid thấp mới có thể hạn chế được việc thừa cân trở lại – khi khả năng tích mỡ của nhóm người này sẽ được hạn chế.

"Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy sự thay đổi của quá trình chuyển hóa mô mỡ theo độ tuổi gần như biệt lập với các yếu tố khác," -theo Pter Arner, giáo sư tại viện Karonlinska, Thụy Điển kiêm tác giả của nghiên cứu cho biết.

"Đây có thể là bước tiến cần thiết để điều trị hiệu quả căn bệnh béo phì."

Phát hiện này đồng thời tạo tiền đề cho việc khuyến khích mọi người tăng cường việc rèn luyện sức khỏe thường xuyên hơn bằng cách tập thể dục – một cách tiêu thụ lượng calories thừa hiệu quả.

"Béo phì và các bệnh liên quan đang là vấn đề sức khỏe tâm điểm trong thời đại số hiện nay." - nhà nghiên cứu tại Viện Karonlinska, Kirsty Spadling cho biết. Thế nên, việc tăng cường thể thao kèm việc kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày theo thời gian luôn là giải pháp giúp chúng ta đẩy lùi được những biểu hiện của quá trình lão hóa, mà không cần bất kì can thiệp rủi ro nào.

Theo HuffingtonPost, Self/Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 5 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 13 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 17 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Top