Lưu ý khi ăn uống trong tiết Lập Đông
GĐXH – Trong phong thủy, ăn uống không chỉ là nhu cầu sinh học mà còn mang ý nghĩa về năng lượng, hài hòa và sức khỏe. Trong tiết Lập Đông, khi ăn uống mọi người nên lưu ý những điều dưới đây để có sức khỏe tốt, vượng khí.
Trong phong thủy, ăn uống không chỉ là nhu cầu sinh học mà còn mang ý nghĩa về năng lượng, hài hòa và sức khỏe. Phong thủy coi trọng việc duy trì sự cân bằng và luân chuyển năng lượng, và điều này cũng áp dụng cho thói quen ăn uống, giúp cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và tạo ra môi trường sống tích cực. Từ đó giúp tạo ra dòng chảy năng lượng tốt, duy trì sự thịnh vượng và hạnh phúc cho cuộc sống hàng ngày để đem đến may mắn.
Thời tiết Lập Đông với đặc điểm lạnh, khô, ngày ngắn đêm dài, khi ăn uống nên biết những điều này.
Căn cứ theo ngũ vị để lựa chọn thức ăn cho phù hợp trong tiết Lập Đông
Ngũ vị là chỉ các vị: chua, đắng, ngọt, cay, mặn, phối hợp cùng với can (xuân), tâm (hạ), tỳ (trưởng hạ), phế (thu), thận (đông). Đông y cho rằng, các vị khác nhau thì tác dụng cũng không giống nhau. Vị chua có tác dụng làm giảm bớt tiểu tiện, giữ mồ hôi, ngăn tiêu chảy. Vào tiết Lập Đông đi tiểu nhiều, ăn đồ chua vừa phải có thể giảm bớt tiểu tiện, ví dụ như ăn cam quýt, ô mai, sơn trà...
Tiết Lập Đông, thận (thủy) làm chủ dễ khắc tâm (hỏa), tức là mùa đông tâm hỏa hư nhiều, vì vậy lúc này cần ăn nhiều vị đắng để bổ tâm. Ngoài ra, những chất dạng kiềm chứa trong các thực phẩm vị đắng có tác dụng tiêu viêm giải nhiệt, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giãn huyết quản.
Vị ngọt có tác dụng bồi bổ làm phòng chống co giật. Mùa đông giá lạnh, nên ăn thêm các thực phẩm có vị ngọt như: các loại đường, mật ong, mứt, nước uống ngọt... để cung cấp nhiệt năng, giúp cơ thể chống chọi lại với giá lạnh. Nhưng cũng không nên ăn quá nhiều vì dễ gây béo phì, làm trở ngại cho sự tiêu hóa của dạ dày và giảm cảm giác thèm ăn, thậm chí còn ảnh hưởng không tốt đến tim và thận.

Ăn uống trong tiết Lập Đông cần đủ vị. Ảnh minh họa
Thực phẩm vị cay có tác dụng phát tán, hành khí, hoạt huyết... Phần lớn thực phẩm có vị cay thiên về tính nhiệt như: hành, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, quế, hồi... khi dùng vào mùa đông có thể trừ hàn và kích thích tăng nhiệt lượng cho cơ thể.
Dinh dưỡng học cổ truyền còn cho rằng vị mặn có tác dụng bổ ích âm huyết, đào thải tán kết, làm mạnh tạng thận. Theo nguyên tắc "thu đông dưỡng âm", mùa đông nên ăn nhiều thực phẩm vị mặn để bổ thận, ví dụ như: rau câu, sứa, rau tảo... Đương nhiên, cũng không thể quá lạm dụng các loại thức ăn mặn vì dễ làm tổn hại đến tạng tâm và cũng không có lợi cho tạng tỳ.
Ăn uống trong tiết Lập Đông nên tùy theo thể chất mỗi người
Thể chất của mỗi người khác nhau, âm dương suy thịnh, hàn nhiệt hư thực có sự khác biệt khá lớn, vì vậy ăn uống mùa đông phải tùy theo thể chất mỗi người mà điều chỉnh cho phù hợp.
Người âm hư nên ăn nhiều thực phẩm bổ âm như: vừng, cơm nếp, mật ong, chế phẩm sữa, rau xanh, hoa quả, cá các loại...
Người dương hư nên ăn nhiều thực phẩm bổ dương như: rau hẹ, thịt chó, thịt dê... Người khí hư nên ăn nhiều thực phẩm bổ khí như: nhân sâm, hạt sen, củ mài, đại táo.
Người huyết hư nên ăn nhiều thực phẩm bổ huyết như: vải, mộc nhĩ đen, ba ba, gan dê, tiết động vật...
Người dương thịnh nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, mướp đắng, kiêng các loại đồ ăn cay nhiệt như: thịt bò, dê và rượu. Người bị viêm tắc mạch máu nên ăn nhiều đào nhân, cải dầu, đậu đen... Người bị đờm, ăn nhiều củ cải, rau tảo, sứa, hành tây, đậu cô ve, ngân hạnh... Người khí uất nên ít uống rượu, ăn nhiều phật thủ, cam, quýt, kiều mạch, hồi hương...
Không nên ăn thịt rùa, ba ba vì dễ mắc các bệnh lạnh, hàn khí
Một số người không nên ăn các món trai, hến và các vật có mai... bởi sẽ bị lạnh bụng, gây đau bụng. Ngoài ra, cần hạn chế ăn rau sống đề phòng phát bệnh tích trệ.
Ăn uống thanh đạm là một trong những nguyên tắc của phép dưỡng sinh ẩm thực phương Đông. Chế độ ăn quá nhiều các chất béo động vật, chất đường dễ gây rối loạn lipid máu, làm tăng cholesterol từ đó gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, là nền tảng phát sinh các bệnh lý nguy hiểm như: cao huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, viêm tắc động mạch...

Làm món gà tần theo cách sau siêu ngon, bổ dưỡng, khỏi cần ra ngoài hàng
Ăn - 37 phút trướcGĐXH - Gà tần là món ăn ngon, hấp dẫn được nhiều người yêu thích vì bổ dưỡng, thanh mát và lạ miệng. Vào bếp cùng bài viết dưới đây để trổ tài với các cách làm gà tần ăn là mê.

7 mẹo hay làm bún tại nhà tươi ngon, không bị bở hay dính
Ăn - 12 giờ trướcGĐXH - Bún tươi là nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, có thể dùng để chế biến nhiều món ngon như bún riêu, bún chả, bún bò Huế… Tuy nhiên, làm bún tại nhà không hề đơn giản, nếu không cẩn thận bún có thể bị bở, dính hoặc quá khô nếu không biết cách.

Loại rau 'rẻ bèo' bổ gan kết hợp với thịt bò trở thành món ngon nức tiếng Hàn Quốc
Ăn - 15 giờ trướcNếu bạn chỉ có 15 phút để nấu cơm, hãy "triển" ngay món này!

Hai cách mới làm món thịt gà xào siêu ngon khi kết hợp bắp cải
Ăn - 16 giờ trướcGĐXH - Chỉ với vài nguyên liệu dễ tìm và vài bước chế biến nhanh gọn, bạn đã có ngay món ăn đậm đà, bổ dưỡng - gà xào bắp cải. Khám phá ngay bí quyết giúp thịt gà mềm ngon, bắp cải giòn ngọt, đưa cơm khó cưỡng trong bài viết sau đây.

Đây mới là cách làm bề bề rang muối thơm ngon đậm đà
Ăn - 17 giờ trướcGĐXH - Bề bề là loại hải sản mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Bề bề có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn, trong số đó có thể kể đến bề bề rang muối.

Các cách làm bắp cải cuộn thịt thơm ngon khó cưỡng nhất định phải bỏ túi
Ăn - 20 giờ trướcGĐXH - Bắp cải cuộn thịt thanh mát, đầy đủ dinh dưỡng thơm ngon mềm ngọt mọng nước quyện cùng phần nhân thịt đậm đà hấp dẫn đảm bảo cả nhà đều mê mẩn. Hãy tìm hiểu cách làm bắp cải cuộn thịt ngon trong bài viết dưới đây.

Món ăn ngon lạ gây sốt trên TikTok và Instagram hóa ra chỉ mất 30 phút để nấu
Ăn - 22 giờ trướcNaem khao là món ăn đường phố nổi tiếng của Lào đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội. Rốt cuộc thì nó có gì cuốn hút đến thế?

30 mâm cơm giá rẻ chỉ với 100k mỗi ngày, đủ 3-4 món, ngon như nhà hàng, ấm như gia đình
Ẩm thực 360 - 1 ngày trướcGĐXH - Trong vòng xoáy tất bật của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng nhỏ bé nhưng lại giữ chân người ta khi trở về nhà: đó là mâm cơm gia đình. Với gợi ý 30 mâm cơm gia đình với đầy đủ món ăn ngon mỗi ngày đầy đủ dinh dưỡng, tiết kiệm chi phí, dễ chế biến, bạn sẽ không phải đau đầu vắt óc nghĩ xem "hôm nay ăn gì" mà vẫn có bữa cơm ấm cúng, chất lượng như nhà hàng ngay tại gian bếp của mình.

7 mẹo phải nhớ nếu muốn nấu lẩu thơm ngon, nước trong, chuẩn vị
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Lẩu là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhất là vào những dịp quây quần bên gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, để có nồi lẩu ngon chuẩn vị, nước dùng chính là yếu tố quyết định.

Bí quyết làm đẹp bằng ăn uống của chị em nhà hào môn Tăng Thanh Hà và Tiên Nguyễn không thể thiếu món này
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Xuất phát điểm không giống nhau nhưng cả hai đều có điểm chung lớn là giữ gìn sức khỏe, ưu tiên nhan sắc.

Khám phá 50+ món ngon mỗi ngày: "Thực đơn đa dạng cho bữa cơm gia đình"
Ẩm thực 360GĐXH - Mỗi ngày trôi qua, câu hỏi ‘Hôm nay ăn gì?’ luôn khiến nhiều chị em đau đầu. Làm sao để bữa cơm gia đình vừa ngon miệng, đủ dinh dưỡng lại không nhàm chán? Hãy cùng chúng tôi khám phá hơn 50 món ngon mỗi ngày, giúp bạn dễ dàng lựa chọn và biến tấu cho thực đơn gia đình thêm phong phú.