Mắc những sai lầm này khi mưa phùn, trời nồm ẩm chẳng khác nào rước bệnh vào người
GĐXH – Sử dụng dụng cụ nhà bếp bị mốc để chế biến đồ ăn, ăn những thực phẩm bảo quản không đúng cách, ăn thực phẩm bị mốc, mặc quần áo ẩm… là những sai lầm dễ gây hại cho sức khỏe trong thời tiết trời nồm ẩm.
Tiết trời nồm ẩm ở miền Bắc đang khiến nhiều người khó chịu trong sinh hoạt, đặc biệt là trong những ngày mưa phùn. Theo các bác sĩ, nền nhiệt ẩm thấp như hiện tại tạo điều kiện cho các virus gây bệnh đường hô hấp, sốt phát ban, sởi, thủy đậu, Rubella, cúm... phát triển.
Bên cạnh đó, các nấm mốc, vi nấm phát triển rất nhanh khi trời nồm ẩm, lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu... khiến nhiều người rất dễ bị dị ứng, tái phát các cơn hen suyễn.

Thời tiết mưa phùn, nồm ẩm tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Ảnh minh họa
Ngoài ra, trời nồm làm cho mọi thứ trong nhà luôn trong tình trạng ẩm ướt, đồ ăn dễ bị ôi thiu, nấm mốc. Nếu không biết cách vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và bảo quản đồ ăn đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng ăn phải đồ ăn nhiễm khuẩn gây nên các bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc...
Dưới đây là một số sai lầm hay gặp khi thời tiết nồm ẩm làm gia tăng nguy cơ gây hại cho sức khỏe:
Dùng dụng cụ nhà bếp bị mốc để chế biến đồ ăn
Những ngày trời nồm, độ ẩm không khí cao gần như nhà nào cũng trong tình trạng sàn nhà và tường "đổ mồ hôi". Trong đó, các loại dụng cụ trong nhà bếp như thớt gỗ, thìa gỗ, đũa ăn cũng rất dễ trong tình trạng bị bám mốc, mủn, sờ vào nhờn tay thậm chí bị nhớt.
Lúc này thớt, đũa gỗ rất dễ đã bị vi khuẩn, nấm mốc tấn công. Do đó, nếu không rửa lại trước khi dùng hoặc rửa không sạch thì nguy cơ nhiễm khuẩn từ những dụng cụ này là rất lớn.
Ăn các loại hạt bị mốc
Thời tiết ẩm ướt như hiện nay, các loại hạt, ngũ cốc (lạc, đậu tương, đậu xanh, ngô, hạt sen...) rất dễ bị lên mốc nếu không đậy kín hoặc bảo quản không đúng cách. Trong đó, lạc chiếm tỷ lệ mốc và chứa chất độc aflatoxin cao nhất. Đây là chất cực độc đối với sức khỏe con người. Chỉ với liều lượng rất nhỏ aflatoxin đã có thể gây ngộ độc cấp tính.

Ăn các loại hạt bị mốc dễ rước độc tố vào người. Ảnh TL
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người khi thấy các loại hạt đã bị mốc hoặc chớm mốc lại tiếc rẻ không vứt đi mà cố rửa sạch, loại bỏ phần mốc để tiếp tục sử dụng. Cách làm này là sai lầm vì chỉ loại bỏ được phần nấm mốc bên ngoài còn độc tố đã ngấm bên trong thực phẩm thì hoàn toàn có thể gây độc cho sức khỏe.
Ăn thực phẩm để qua đêm bên ngoài
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, việc bảo quản thực phẩm không đúng cách trong thời tiết nồm ẩm dễ sinh ra các loại nấm mốc làm giảm chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm và gây độc.
Cụ thể, thời tiết nồm ẩm dễ làm thực phẩm nhanh hỏng, ôi thiu, nhất là để qua đêm bên ngoài hoặc để từ sáng đến tối ngoài trời mà không đậy nắp cẩn thận. Khi đó, nếu vô tình ăn phải có thể dẫn đến tình trạng bị nhiễm khuẩn gây đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
Mặc quần áo ẩm
Quần áo lâu khô, luôn trong tình trạng bị ẩm là nỗi ám ảnh của nhiều người mỗi khi trời nồm. Mặc quần áo bị ẩm không chỉ gây cảm giác bết dính, khó chịu mà còn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp do hít phải các loại vi khuẩn, nấm mốc bám vào sợi vải ẩm.

Bên cạnh đó, mặc quần áo bị ẩm còn dễ đẫn đến tình trạng dị ứng da, làm trầm trọng thêm các bệnh về da nếu đang có sẵn nền bệnh. Đặc biệt, đồ lót bị ẩm là một trong những nguyên nhân khiến cho nguy cơ mắc bệnh vùng kín gia tăng trong thời tiết nồm ẩm.
Làm gì để bảo vệ sức khỏe khi trời nồm?
Với thời tiết mưa phùn, nồm ẩm như hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo, để giữ gìn sức khỏe tốt cho mọi người, cần tuân thủ một số việc làm sau:
- Cố gắng giữ nhà cửa khô ráo: Khi nhà bị "đổ mồ hôi" không nên lau bằng khăn ướt mà dùng khăn khô lau để lau, việc này giúp nhà khô ráo hơn. Nếu có điều kiện, nên sử dụng máy hút ẩm để tạo độ khô ráo trong nhà.
- Với những gia đình có trẻ nhỏ, những vật dụng trẻ hay tiếp xúc thường xuyên như bình sữa, đồ chơi, nôi ngủ, quần áo… cần được giữ sạch sẽ, sấy khô để loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho trẻ.
- Thường xuyên vệ sinh thảm, sofa, chăn gối để loại bỏ các nấm mốc.
- Sấy, là thật khô quần áo trước khi mặc để tránh nhiễm lạnh và mắc các bệnh về dị ứng, da liễu.
- Bảo quản thực phẩm đúng cách. Đồ ăn thừa cần bảo quản trong tủ lạnh. Các loại hạt cần bảo quản trong hộp kín, rau củ quả bảo quản trong tủ lạnh hoặc nơi khô ráo, tránh mọc mầm, biến chất tăng nguy cơ gây độc khi ăn.

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này
Bệnh thường gặp - 58 giây trướcGĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tế - 21 giờ trướcSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Sống khỏe - 23 giờ trướcMột số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những thói quen này phát triển chậm và không được chú ý cho đến khi chúng góp phần gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh chân tay miệng có biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay, chân, mông, gối, loét miệng... Phụ huynh khi thấy con em mình có hiện tượng trên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đặc điểm chung của các bệnh nhân là đều có tiền sử lạm dụng rượu trong thời gian dài, dẫn đến xơ gan nặng.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy
Y tếGĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.