Mách mẹ: mùa đông là thời điểm thích hợp nhất để bổ sung Canxi cho trẻ
GiadinhNet - Cha mẹ nào cũng mong muốn con đủ dưỡng chất để cao lớn, khỏe mạnh, tuy nhiên không phải ai cũng biết mùa đông là thời điểm thích hợp nhất để bổ sung Canxi cho trẻ.
Trẻ sinh mùa đông thường phát triển thể chất tốt hơn

Một trường đại học ở Ba Lan đã tiến hành điều tra 1.148 trẻ em về ngày sinh, chiều cao, cân nặng nhằm tìm ra mối quan hệ giữa mùa sinh và tình trạng thể chất, tinh thần trong tương lai của trẻ sơ sinh. Kết quả cho thấy: những em bé sinh ra trong khoảng tháng Mười đến tháng Tư (mùa đông) thường cao hơn so với những em bé sinh tháng Năm đến tháng Chín (mùa hè) từ 2 - 3 cm, trọng lượng cũng nặng hơn 2 - 3 kg.
Một nghiên cứu khác do trường ĐH Harvard (Mỹ) và ĐH Queensland (Úc) tiến hành ở 21.000 trẻ sơ sinh trong vòng 7 năm (sơ sinh, 1 tháng, 4 tuổi và 7 tuổi) cũng đưa ra kết luận: trẻ sinh mùa đông thường phát triển thể chất tốt hơn so với trẻ sinh mùa hè.
Nguyên do là bởi người mẹ mang thai vào mùa hè và sinh con mùa đông thường được tiếp xúc nhiều với ánh nắng, do đó hấp thụ vitamin D tốt hơn các bà mẹ mang thai mùa đông và sinh con mùa hè. Chính sự hấp thụ vitamin D khác nhau này đã ảnh hưởng đến lượng Canxi của các tế bào phôi thai, khiến chiều cao trẻ sơ sinh khi chào đời có sự khác biệt.
Mùa đông nên bổ sung canxi cho trẻ, tại sao?
Với trẻ lớn hơn, nếu bổ sung canxi vào mùa đông, thời tiết mát mẻ sẽ giảm được nguy cơ bị táo bón do uống canxi gây ra.
Mùa đông, thiếu ánh nắng mặt trời nên cơ thể trẻ sẽ không tổng hợp đủ vitamin D, một dẫn chất quan trọng giúp hấp thu canxi từ ruột vào máu. Bởi vậy, khi bổ sung canxi, dứt khoát phải bổ sung đồng thừi vitamin D từ ngoài vào.
Vai trò của Canxi, vitamin D và MK7

Canxi là thành phần quan trọng nhất của xương, bởi 99% lượng Canxi của cơ thể nằm trong xương và răng. Cung cấp Canxi hàng ngày nhằm đảm bảo nguồn vật liệu cho tổng hợp tế bào xương mới, rất cần thiết cho trẻ em. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, nếu chỉ bổ sung canxi mà thiếu vitamin D thì cơ thể chỉ hấp thu được khoảng 10% lượng canxi được cung cấp.
Tuy nhiên, nếu đã có vitamin D thì cơ thể cũng chỉ hấp thu tối đa được 40% canxi vào xương, phần canxi dư thừa còn lại sẽ tồn tại trong ruột gây táo bón, sỏi thận hoặc tồn tại trong máu gây xơ vữa mạch máu, vôi hóa mô mềm và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Để lượng canxi bổ sung được hấp thu tối đa vào nơi cần là xương và loại bỏ tác dụng bất lợi, cần có thêm vai trò của MK7 . MK7 (Vitamin K2) là yếu tố cần để kích hoạt protein Osteocalcin từ dạng bất hoạt sang dạng hoạt động, giúp “đặt” Canxi vào đúng chỗ cần (là xương) và “kéo” Canxi ra khỏi chỗ nguy hiểm (là thành mạch, các mô mềm).
Như vậy, sự kết hợp không thể tách rời của Canxi, vitamin D3 và vitamin K2 (MK7) sẽ đảm bảo cho hệ xương tăng trưởng nhanh và bền vững, giúp trẻ luôn cao lớn và khỏe mạnh.
Mùa đông nên bổ sung Canxi cho trẻ như thế nào?

Lượng Canxi cần hấp thu vào cơ thể trong một ngày thay đổi theo giới tính và độ tuổi. Vào giai đoạn dậy thì (bé gái 10 - 13 tuổi, bé trai 13 - 17 tuổi), bé sẽ phát triển nhảy vọt về chiều cao, có thể tăng 8 - 10cm trong 1 năm, do đó đây chính là giai đoạn vàng để bổ sung Canxi, giúp thúc đẩy chiều cao cho trẻ.
Theo khuyến nghị của Hội đồng Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Úc, nhu cầu Canxi trong một ngày của:
- Nữ thiếu niên 8 - 11 tuổi là 900mg; 12 - 15 tuổi là 1.000mg; 16 - 18 tuổi là 800mg
- Nam thiếu niên 8 - 11 tuổi là 800mg; 12 - 15 tuổi là 1.200mg; 16 - 18 tuổi là 1.000mg
Để trẻ đạt được chiều cao tối đa, cha mẹ cần cung cấp đủ lượng Canxi cần thiết qua chế độ ăn uống hàng ngày của bé, sử dụng những thực phẩm giàu Canxi như: tôm, cua, trứng, sữa, các loại đậu, bông cải xanh…, hoặc bổ sung thêm chế phẩm có chứa Canxi.
Tuy nhiên hiện nay phần lớn các sản phẩm Canxi được bào chế dưới dạng thông thường, hiệu quả hấp thụ không cao và dễ dẫn tới các tác dụng phụ. Với công nghệ bào chế hiện đại, Canxi dạng nano có kích thước siêu nhỏ (nhỏ hơn 60 nm), giúp Canxi thẩm thấu vào mạch máu tốt hơn, gấp 200 lần loại thông thường. Do đó, các phân tử Canxi dễ dàng tìm đến những nơi cần bổ sung, cơ thể không cần bổ sung một lượng quá nhiều, sẽ tránh được các tác dụng phụ như táo bón, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa…
Nên chọn sản phẩm chứa Canxi nano kết hợp với vitamin D3 và MK7 (vitamin K2), cho trẻ sử dụng liên tục ít nhất 6 tháng mùa đông mỗi năm, đồng thời tăng cường vận động ngoài trời 30 phút mỗi ngày để giúp trẻ đạt được chiều cao tối đa.
PV/Báo Gia đình & Xã hội

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 15 phút trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 44 phút trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 19 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.