Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mang bệnh vì tập thể dục không đúng cách

Thứ hai, 14:58 03/12/2007 | Sống khỏe

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM mỗi năm phải điều trị cho hơn 1.000 ca viêm khuỷu tay do chơi tennis không đúng cách. Do đến muộn nên phần lớn bệnh nhân phải phẫu thuật.

Mục đích tập thể dục thể thao là để khỏe, nhưng tập luyện không theo đúng bài bản sẽ dễ gây chấn thương (thường là chấn thương ở gối, thắt lưng, cổ chân, vai, háng, cổ tay, khuỷu). Trường hợp sai nhiều sẽ dẫn đến các bệnh mạn tính như viêm khớp, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, nứt, gãy xương sống.

Đau tay vì tennis

Trong hơn 1.000 bệnh nhân điều trị viêm khuỷu tay do chơi tennis không đúng cách tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM mỗi năm, phần lớn phải mổ trong khi lẽ ra chỉ cần uống thuốc nếu được phát hiện sớm.

Bác sĩ Trần Thanh Mỹ, Giám đốc bệnh viện, cho biết khi mới đau, bệnh nhân thường chủ quan, chỉ nghỉ chơi vài bữa, sau đó lại chơi tiếp. Vì thế, vết thương ngày càng nặng hơn. Theo các nghiên cứu, gần 50% số người tập luyện hằng ngày và 25% số người tập vài lần/tuần mắc bệnh này.

Hội chứng tennis cũng có thể gặp ở người chơi các môn khác như golf, bóng chày, bóng bàn... Bệnh xuất hiện do người chơi không nắm vững các nguyên tắc tập luyện, do tập quá sức, do vợt hoặc quá nặng, cán vợt quá lớn so với bàn tay, mặt sân quá cứng.

Bác sĩ Phan Vương Huy Đổng, Phó chủ tịch Hội Y học Thể dục thể thao TP HCM, cho biết môn tennis không đòi hỏi sức mạnh quá mức nên ngày càng trở nên phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, chơi tennis phải vận động liên tục, nhiều người thường chơi vào buổi trưa ở ngoài trời nên dễ mất nước.

Không riêng gì tennis mà với những môn thể thao ngoài trời, nếu chơi giữa trưa nắng thì dễ dẫn đến say nắng, mất nước, rối loạn điện giải. Lâu dài, người chơi chẳng những không tăng thể lực mà càng mệt mỏi thêm. Rối loạn điện giải cũng dẫn đến chuột rút, tổn thương cơ... Những người lớn tuổi, có bệnh về tim mạch sẽ dễ bị ngất, té ngã, chấn thương hay đột quỵ nếu vận động liên tục ngoài trời vào buổi trưa.

Đi bộ giảm cân coi chừng thoái hóa khớp

Bà Trang (47 tuổi, TP HCM) đã thực hiện giảm cân bằng cách đi bộ nhanh trong công viên Lê Văn Tám mỗi ngày. Khi mới tập, bà hy vọng sẽ giảm cả lượng cholesterol, chứng đau lưng đau khớp, nhưng càng tập, bà càng thấy đau ở khớp gối. Bà Trang nghĩ rằng đây là triệu chứng tuổi già, nhưng khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán bà bị đau khớp do đi bộ quá nhiều trong khi đã béo phì.

Theo bác sĩ Phan Vương Huy Đổng, ở những người béo phì, trọng lượng cơ thể tăng nhưng bộ xương không lớn thêm được nên phải chịu áp lực quá lớn từ cơ thể. Với người bình thường, đi bộ đều là cách tốt để giảm cân nhưng đối với những người có trọng lượng cơ thể quá lớn, loại vận động này gây đau bàn chân, các khớp và dễ gây chấn thương do cơ bắp yếu.

Vì vậy, ngay cả chọn cách tập thể dục đi bộ cũng cần có tư vấn của bác sĩ về chấn thương chỉnh hình. Đôi giày đi bộ rất quan trọng, phải vừa chân (không rộng, không chật cho dù chỉ một chút), chất liệu nhẹ, đế mềm, mặt đế hơi cong. Mũi giày không nên quá nhọn vì khi đi máu dồn xuống có thể làm đau chân.

Đi bộ có vẻ nhẹ nhàng nhưng nếu không được tư vấn kỹ sẽ dẫn đến bị đau gối, đau nhức và làm thoái hóa khớp. Nhiều người mắc bệnh loãng xương, càng cố gắng đi bộ thì hai gối càng bị đau, sau một thời gian không thể đi được nữa vì quá đau.

Đặc biệt, bệnh nhân béo phì kèm theo rối loạn về chuyển hóa mỡ, tăng cholesterol, huyết áp cao, tiểu đường... cần có thêm sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Thể dục khi no dễ viêm dạ dày

Những người tập luyện thể dục, chơi tennis hay đi bộ sau khi ăn no dễ bị viêm và sa dạ dày; triệu chứng ban đầu là đau tức ở bụng. Khi vừa ăn xong, máu tập trung ở dạ dày và ưu tiên cho cơ quan tiêu hóa. Nếu tập luyện, máu phải phân tán tới các cơ quan ngoại biên làm cản trở quá trình hấp thu thức ăn, dẫn tới tiêu hóa chậm, lâu ngày sẽ gây bệnh.

Ngược lại, quá trình tiêu hóa cũng ngăn cản quá trình vận động chung của cơ thể, gây rối loạn tuần hoàn. Như vậy, cả sự tập luyện và tiêu hóa đều không có hiệu quả. Hơn nữa, tác dụng cơ học của vận động sẽ ngăn trở quá trình tiêu hóa của dạ dày.

Theo Người Lao Động

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua

Sống khỏe - 7 giờ trước

Không ai muốn tiêu thụ thuốc trừ sâu có hại cho cơ thể trong khi thưởng thức những loại rau yêu thích. Với 9 loại rau này thì bạn có thể yên tâm.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Y tế - 9 giờ trước

Ngày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Một loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa

Sống khỏe - 20 giờ trước

Nhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Sống khỏe - 1 ngày trước

Giảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Top