Mật ong sủi bọt không đáng ngại như bạn nghĩ, chuyên gia chỉ rõ 6 nhóm người này tốt nhất không nên dùng mật ong
GiadinhNet - Mật ong bị sủi bọt hoàn toàn là một hiện tượng phản ứng tự nhiên, không phải do quá trình lên men hay bị hỏng như nhiều người đang nghĩ.
Với những người thường xuyên sử dụng mật ong, chắc không ít lần gặp trường hợp lọ mật ong của mình bị sủi bọt màu trắng trên miệng chai, kèm theo đó, khi mở nắp chai mật ong thì nghe tiếng xì xì hoặc tung bọt ra,… Thấy hiện tượng này, nhiều người không dám dùng vì nghĩ mật ong bị hỏng.
Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng mật ong nổi bọt hoàn toàn là một hiện tượng phản ứng tự nhiên, không phải do quá trình lên men hay do mật ong bị hỏng. Do đó, hiện tượng này sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng hay dưỡng chất bên trong của mật ong nguyên chất.

Ảnh minh họa
Thông thường, có 4 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mật ong bị sủi bọt, đó là:
Mật ong vừa thu hoạch chưa qua xử lý công nghiệp: Nguyên nhân nổi bọt ở mật ong đầu tiên là do lượng phấn hoa cũng như sáp ong còn tồn lại đâu đó trong mật ong gây nên. Nếu chưa được xử lý công nghiệp hoặc mật ong chưa được lọc cặn kỹ càng, bạn sẽ thấy mật ong xuất hiện hiện tượng sủi bọt, hay còn gọi là mật ong bị lên gas.
Do loại hoa ong lấy mật: Mỗi loại phấn hoa sẽ mang một thành phần hóa học khác nhau. Vậy nên chúng cũng ảnh hưởng đến việc tạo ra bọt khí của mật ong. Ví dụ như: Mật hoa nhãn và hoa chôm chôm sẽ rất nhiều bọt, trong khi đó mật hoa cà phê hoặc hoa cao su lại tạo ra rất ít bọt.
Do tác động bên ngoài: Việc tiếp xúc với nguồn nhiệt hoặc ánh sáng mặt trời thường xuyên sẽ dẫn đến hiện tượng mật ong sủi bọt. Bên cạnh đó, quá trình vận chuyển, các chai đựng mật ong có thể bị va chạm (tác động vật lý) gây nên hiện sủi bọt…
6 nhóm người được khuyến cáo không nên dùng mật ong

Ảnh minh họa
Trẻ dưới 1 tuổi
Các chuyên gia chỉ ra rằng, trẻ em dưới 1 tuổi không được uống mật ong. Vì mật ong trong quá trình pha chế, vận chuyển, dễ bị ô nhiễm botulinum. Các bào tử Clostridium botulinum vẫn thích nghi, có thể tồn tại trong nhiệt độ 100 độ C.
Chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh yếu, chức năng giải độc gan cũng chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, botulinum dễ dàng xâm nhập vào thành ruột, kết hợp với một số chất tạo ra độc tố, gây ngộ độc.
Bệnh nhân tiểu đường
Trong 100g carbohydrate mật ong có chứa khoảng 35g, 40g đường fructose, khoảng 2g sucrose và khoảng 1g dextrin. Cần phải tìm hiểu bệnh nhân tiểu đường uống mật ong được không trước khi nó khiến bệnh nhân bị nặng thêm.
Glucose và fructose là loại đường đơn giản, có thể được hấp thu trực tiếp vào máu. Trong khi đó đường sucrose và dextrin sau khi thủy phân có thể được hấp thụ vào trong ruột dễ dàng mà không cần tiêu hóa. Do đó, những người có bệnh tiểu đường tuyệt đối không dùng mật ong làm gia tăng lượng đường trong máu.
Phụ nữ có thai
Phụ nữ có thai tuyệt đối không được dử dụng mật ong. Bởi mật ong kích thích tử cung co lại, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
Người bị huyết áp thấp
Trong mật ong chứa một chất giống như là Acetylcholine, có tác dụng giảm huyết áp. Người có mức đường huyết thấp uống mật ong vì dễ gặp biến chứng, vì vậy "kỵ" sử dụng.
Người vừa mới phẫu thuật
Người mới phẫu thuật mất máu nhiều, cơ thể rất yếu, nếu hấp thụ quá nhiều chất bổ, dễ làm cho gan chướng, nghẽn khí, gây chảy máu ngũ quan.
Người dễ bị dị ứng
Những người bị dị ứng phấn hoa và các dị ứng khác liên quan đến hoạt động của ong không nên ăn mật ong vì có thể gây độc cho người bị dị ứng.

Lo lắng về trái cây ủ chín bằng hóa chất: Chuyên gia nói gì?
Sống khỏe - 19 phút trướcĐể trái cây chín đều, lên màu đẹp thương lái và nhà vườn thường dùng các hóa chất làm chín nhanh như đất đèn, ethylen.

Giải mã sản phẩm dinh dưỡng thảo dược có chỉ số đường huyết GI thấp
Sống khỏe - 1 giờ trướcVới vai trò tiên phong trong ngành dinh dưỡng thảo dược Cysina kết hợp cùng Viện Nghiên cứu Thực phẩm chức năng đã cho ra đời sản phẩm dinh dưỡng Suppro Cerna có chỉ số GI thấp, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho người sử dụng.

Vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore khiến nữ sinh tử vong nguy hiểm thế nào? Cần làm gì để phòng bệnh?
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” (tên khoa học Whitmore) là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và có nguy cơ tử vong cao.

Áp lực học trường chuyên, nữ sinh cấp 3 ở Hà Nội bị rối loạn lo âu
Sống khỏe - 2 giờ trướcTừ khi đỗ vào trường chuyên, M. (15 tuổi, ở Hà Nội) luôn áp lực vì xung quanh các bạn đều học giỏi. Sợ đứng nhóm cuối lớp, nữ sinh này học thâu đêm. Thấy con sụt cân nhanh, mắt đờ đẫn, bố mẹ đưa M. đi khám tâm lý.

Tìm thấy nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm trong mẫu bánh mì Phượng
Y tế - 11 giờ trướcNhiều loại vi khuẩn sinh độc tố được tìm thấy trong các mẫu rau, chả lợn, thịt heo xíu, xíu mại được lấy tại quán bánh mì Phượng ở Hội An.

Đây là thời gian tốt nhất trong ngày để tập thể dục giảm cân, chuyên gia chỉ ra những việc không làm trước khi tập
Sống khỏe - 14 giờ trướcĐừng tập luyện cả ngày, nếu bạn đang hy vọng giảm cân, thời gian tốt nhất để tập thể dục là vào thời gian này trong buổi sáng.

5 loại đồ uống tốt cho nội tiết tố phái đẹp
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Nước ép lựu, trà xanh chứa chất chống oxy hóa, phòng ngừa mất cân bằng nội tiết tố, còn sữa đậu nành và rượu vang đỏ bổ sung estrogen thực vật cho phái đẹp.

Vi phạm nhiều lần, cơ sở làm đẹp ‘Pfizers’ bị Sở Y tế TP HCM chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Không tuân thủ quyết định của cơ quan chức năng, cơ sở làm đẹp có tên là “Pfizers” bị Sở Y tế TP HCM “tuýt còi" và chuyển hồ sơ vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.

Ăn ngô theo cách này là tạo 'gánh nặng' cho đường tiêu hóa, 5 nhóm người được khuyến cáo nên hạn chế ăn ngô
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Với những người có chức năng tiêu hóa kém được khuyến khích không nên ăn ngô, vì ngô là loại hạt thô, sau khi ăn sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa

9 cách cân bằng nội tiết tố sau sinh
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Tập yoga, ngủ đủ giấc, ăn nhiều chất xơ; tránh đồ uống có cồn, cà phê và thuốc lá giúp phụ nữ sau sinh cân bằng nội tiết tố.

Cơ thể có 6 dấu hiệu này chứng tỏ gan của bạn đang nhiễm bệnh, cần khám gan càng sớm càng tốt!
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh về gan gần như không thể nhận biết sớm được, bởi các triệu chứng ban đầu của bệnh gan thường không rõ rệt và thường bị lẫn với các dấu hiệu của bệnh khác.