eMagazine

Con gái suy thận mạn, phải chạy thận 3 buổi/ tuần ở Bệnh viện Việt Đức, chị Kim đành gạt nước mắt bỏ lại chồng và con gái nhỏ ở xóm núi quê nhà để xuống Hà Nội vào viện chăm con lớn và bán trà đá đêm kiếm tiền cho con chữa bệnh. Con gái chị, bé Ngọc đã có thâm niên 11 năm chạy thận ở Bệnh viện Nhi TƯ và Việt Đức. 

Nhiều năm nay, Ngọc chỉ mong sao có thể đi vệ sinh một cách thoải mái như những người bình thường mà không được vì hai quả thận đều đã teo, mất chức năng bài tiết. Mới đây, Ngọc bị hôn mê do biến chứng viêm màng ngoài tim co thắt, phải phẫu thuật gấp khiến chị Kim khóc đứng khóc ngồi vì đi chạy tiền phẫu thuật cho con.

Bàng hoàng sau câu nói ngắn gọn của bác sĩ

Mười một năm trước, đang học lớp 7, cơ thể nhỏ nhắn của Trương Hoàng Ngọc ở tổ 11A, phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn (nay là TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn) bỗng bị phù. Nhiều người trong gia đình vẫn nghĩ là cô bé đang béo dần lên. Da Ngọc trắng nên khi mập lên lại càng đáng yêu, ai cũng thích. Cho tới một buổi đang học ở trên lớp, Ngọc bị ngất và được đưa về nhà. Cô bé được bố mẹ đưa đi khám ở bệnh viện tỉnh và rất ngỡ ngàng khi Ngọc được chẩn đoán bị suy thận.

Trương Hoàng Ngọc vẫn đang hôn mê sâu

"Thận con bé hỏng rồi. Cháu phải chạy thận cả đời đấy" – vị bác sỹ khám cho Ngọc nói. Câu nói ngắn gọn ấy của vị bác sỹ ngày đó đã khiến hai vợ chồng chị Trần Thị Kim (SN 1976) bàng hoàng, không dám tin là sự thật. Câu nói ấy của bác sĩ đã báo trước cuộc đời của Ngọc sẽ rẽ sang một con đường khác với những đứa trẻ cùng lứa. Một con đường mà đến nằm mơ, vợ chồng chị Kim cũng chẳng thể ngờ đến là nó lại gian nan đến vậy.

Những ngày đầu, Ngọc rồi bố mẹ, người thân chẳng ai tin rằng con bị bệnh. Khi cơ thể Ngọc xanh xao, cả gia đình chua xót chấp nhận thận của Ngọc đã hỏng và phải lọc máu cả đời. Hiện giờ, Ngọc 23 tuổi đã có 11 năm chung sống với căn bệnh suy thận mạn tính. Thay vì có thể thải hết chất độc của cơ thể ra ngoài một cách tự nhiên như bao người, Ngọc phải trông cậy vào chiếc máy vô tri.

Bốn năm điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương, sau đó Ngọc chuyển sang Khoa Thận Nhân tạo (Bệnh viện Việt Đức) chạy thận. Tuần 3 lần chạy thận nhân tạo. Mỗi lần chạy thận kéo dài 5 - 6 tiếng. Đều đặn cách ngày, chẳng kể mưa nắng, ngày lễ hay ngày Tết, Ngọc cùng mẹ lại đến viện nằm trên chiếc giường quen thuộc để lọc máu.

Nước mắt người mẹ chăm con 11 năm ở bệnh viện

Dấu vết sau 11 năm chạy thận là cánh tay gân guốc, chi chít những vết kim tiêm sau những lần chạy thận. Hình ảnh đó nếu ai đó thoạt nhìn đều sẽ có cảm giác sợ hãi, còn những người chạy thận như Ngọc thì đã quá quen. Và cái mũi kim trăm nghìn lần chọc chi chít vào da thịt đó vẫn còn quá nhỏ so với những tháng ngày vật vã, đau đớn và chẳng hiếm lần mọi người phải thót tim vì tưởng chừng Ngọc không qua khỏi.

Giờ nghĩ lại, người thân của Ngọc vẫn còn ám ảnh. Lần đầu tiên bước vào hành trình ấy, Ngọc cũng như bố mẹ của mình đã rất run sợ, hoảng hốt. Chị Kim - mẹ của Ngọc - bảo: "Ngày đưa con bé vào viện, nhìn chiếc kim tiêm to bác sỹ chọc vào tay con bé để bắt đầu lọc thận mà xót xa. Lúc đó, con bé cũng như biết rằng số phận mình đã an bài. Những ngày chờ đến lịch lọc thận, cơ thể của Ngọc sưng nề, khó chịu, ứ nước, không thể làm gì. Đêm con bé cũng chẳng ngủ được vì đau nhức, rồi buồn nôn, chóng mặt, đứng lên cũng vịn mãi mới được".

"Mẹ ơi! Cứu con với!"

Mười một năm mang căn bệnh suy thận mạn, tính ra Ngọc đã phải trải qua cả ngàn lần chạy thận nhân tạo. Căn bệnh quái ác đã làm Ngọc từ một cô bé xinh xắn ngày nào giờ ốm yếu, da xanh như tàu lá chuối. 

Ngọc mới đầu chỉ bị thận, giờ di chứng phát sinh thêm bệnh cao huyết áp, bệnh tim..., khuôn mặt thì như méo đi bởi chứng phù nề. Đó cũng là khoảng thời gian mà mong muốn nhỏ nhoi nhất trong cuộc sống hàng ngày của Ngọc cũng không thể thực hiện được. 

Đơn giản, Ngọc chỉ mong có thể đi vệ sinh một cách thoải mái giống như những người bình thường khác. Những bệnh nhân chạy thận như Ngọc một vài năm, cả hai quả thận đều đã teo, đồng nghĩa với việc mất chức năng bài tiết.

Mẹ ơi! Cứu con với! - Ảnh 3.

"Nhìn con bé đau đớn không ngủ được tôi thấy xót xa".

"Sức khỏe của Ngọc đã giảm sút rất nhiều, nhất là những hôm trái nắng trở trời. Nhiều khi không ngủ được cứ ngồi khóc rồi bảo "Mẹ ơi! Cứu con với!". Câu nói ấy ám ảnh tôi hàng đêm khiến tôi luôn phải nhủ lòng mình cố gắng bán hàng, dù muộn, dù vất vả, miễn là có thêm tiền nâng cao thể trạng và chữa bệnh cho con. Ấy vậy mà mới đây cháu lại bị biến chứng viêm tim, phải vào bệnh viện phẫu thuật gấp" - chị Kim nghẹn ngào cho biết.

Hiện tại Ngọc đang nằm điều trị tại đơn vị hồi sức tim mạch và lồng ngực (Bệnh viện Việt Đức). Chia sẻ về bệnh nhân Ngọc, TS.BS Phạm Tiến Quân – Phó trưởng Khoa Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức cho biết, bệnh nhân Ngọc được chẩn đoán suy thận mạn, chạy thận chu kỳ 3 ngày trong tuần nhiều năm tại Khoa thận nhân tạo của Bệnh viện Việt Đức. Những ngày gần đây, bệnh nhân có biểu hiện bệnh nặng hơn, mệt nhiều, phù… Sau khi thăm dò, chẩn đoán cho thấy bệnh nhân bị thêm hội chứng PICK (viêm màng ngoài tim co thắt). Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cắt màng ngoài tim để điều trị.

Hậu quả của suy thận

Trong khi người suy thận trên thế giới chủ yếu là người già, tuổi chạy thận trung bình từ 60 tuổi trở lên thì ở Việt Nam, suy thận giai đoạn cuối lại đang gặp ở rất nhiều người trẻ tuổi. Khi phải lọc máu, chi phí tốn kém hơn rất nhiều so với điều trị bảo tồn (suy thận ở giai đoạn đầu 1, 2) và thường phải sau 5-10 năm mới phải chạy thận, vì thế, việc phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng.

Theo thống kê, cả nước có khoảng 10% dân số bị suy thận ở các cấp độ, trong số đó 10% phải lọc máu. Còn rất nhiều người bệnh khác, khi phát hiện bệnh, chỉ chạy thận được 1-2 lần rồi xin về để chết vì quá nghèo.

(Theo TS Nguyễn Cao Luận, nguyên Trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai)

"Nếu không phẫu thuật điều trị sớm, bệnh nhân sẽ nguy kịch tính mạng. Hiện tại, tình trạng của bệnh nhân còn nặng và phải nằm điều trị dài ngày, bởi vậy chi phí điều trị sẽ rất khó khăn, nhất là với hoàn cảnh như gia đình của bệnh nhân vốn đã nghèo túng. Khi phải chạy thận nhiều năm, kinh tế cũng đã rất tốn kém. Hy vọng, qua truyền thông, mọi người sẽ hỗ trợ với hoàn cảnh của cô bé" – TS Quân chia sẻ.

Bên trên giường bệnh, Ngọc vẫn nằm hôn mê sâu, cơ thể đầy những dây dợ mặc cho người mẹ ở ngoài mong ngóng. Nước mắt ngắn dài, chị Kim bảo: "Chỉ nhìn thôi chứ không được chăm". Vì nằm ở phòng hồi sức nên chị Kim ít khi được vào thăm con, chỉ khi có gì đặc biệt thì bác sỹ mới cho vào thăm.

"Sáng nay cháu bị ngừng tim, bác sỹ gọi vào gặp. May mắn tim cháu hoạt động lại, bác sỹ bảo đóng 20 triệu để chạy lọc máu tích cực. Giờ cháu phải chạy 24/24 giờ trên giường bệnh mà người thì vẫn cứ nằm im. Sau hai tuần mà cháu ổn mới được ra để chạy lọc máu chu kỳ" – chị Kim nói. Nhìn hình ảnh người mẹ hết ngồi rồi lại đứng dậy đi đi lại lại, chốc chốc lại ngó vào ô cửa để xem tình hình của con ra sao mà đau xót.

Quán trà đá đêm "gánh" cả cuộc đời con

Có thời gian ngồi tâm sự, mới thấy hoàn cảnh của gia đình chị Kim quá đỗi khó khăn. Rời quê hương chuyển xuống Hà Nội, mẹ con chị Kim thuê trọ tại căn nhà 15C ngõ 1104 đường Đê La Thành, Hà Nội để bước vào hành trình giữ lại mạng sống cho con. Căn phòng nhỏ ở ngay tầng 1 nơi mẹ con chị ở được quây tạm bằng vách gỗ chỉ rộng chừng chục m2. Lần đầu tiên bước chân vào đó, chắc nhiều người tưởng đang ở trong một chiếc hộp carton khổng lồ. Thế nhưng nó lại đang trở thành ngôi nhà thứ 2 của mấy mẹ con chị Kim. Không chỉ đưa Ngọc xuống điều trị bệnh, chị còn phải mang theo cả cô con gái nhỏ thứ 2 để tiện chăm sóc. Còn chồng chị ở nhà đi làm phụ xây, được đồng nào thì chắt chiu gửi xuống cho vợ con.

Lúc chúng tôi đến thăm, chị Kim mới từ bệnh viện trở về. Đồng hồ chỉ 6 giờ tối, chị nhanh tay chuẩn bị đồ nghề, đun đầy hai phích nước nóng, sau đó bới vội một ít cơm từ nồi được cắm sẵn ban sáng ăn tạm để ra bán trà đá ở đường Kim Mã. Thức ăn chẳng có gì ngoài ít dưa muối.

Mẹ ơi! Cứu con với! - Ảnh 5.

"Cơm cắm sẵn từ sáng rồi, mình mua thêm ít dưa nữa để ăn nhanh cho xong bữa vì đã đêm rồi, còn phải nghỉ để sáng vào viện với Ngọc".

Ấy vậy mà chị bảo vì hôm nay hẹn PV nên mới về sớm hơn chút. Bình thường 6 rưỡi tối chị mới từ viện về phòng trọ rồi chuẩn bị ra bán hàng luôn, khuya về mới ăn. Cơm và thức ăn thì chị cắm từ sáng rồi để ăn cả ngày. Cô con gái thứ 2 vì không có ai chăm nên lại phải gửi về quê nhờ người bác chăm đỡ.

Nhiều năm nay, để có tiền chữa bệnh cho con, ngoài những lúc đưa con đi viện chạy thận, chị Kim đi bán trà đá buổi tối như vậy. Ban ngày, hôm nào không có lịch đi chạy thận của con, ai thuê chị lau nhà chị lại đi. "Thu nhập giống như "câu cá", đêm nào đông khách cũng được hơn 100.000 đồng. Hôm nào trời mưa lại đành nghỉ vì không có mái che. Nhưng ban đêm cũng ít người khát nước hơn ban ngày nên thu nhập kém", chị Kim chia sẻ.

Bệnh nhân suy thận như Ngọc dù có bảo hiểm hỗ trợ vẫn phải dùng thuốc hỗ trợ, bồi dưỡng thêm… để nâng cao thể trạng. Mỗi tháng, gia đình phải chi 4 – 5 triệu cho Ngọc. Con bệnh tật nhiều năm nay, kinh tế gia đình chị Kim đã đi vào ngõ cụt. Đôi bên gia đình đều cảnh khó nên không trông chờ được gì. Vừa rồi để lo tiền cho con phẫu thuật hội chứng PICK, vợ chồng chị phải chạy vạy khắp nơi, thậm chí đi vay "nóng" để đặt cọc viện phí cho con điều trị. Số tiền hàng trăm triệu vay mượn của mọi người chẳng biết khi nào mới trả được. Biết vậy, nhưng chị Kim bảo bằng mọi giá, có phải bán hết gia sản, nhà cửa, dù sau này chẳng còn chốn nương thân, vợ chồng chị vẫn phải cố cứu con. "Chỉ mong sao con còn ở bên thì vẫn còn hạnh phúc" – chị Kim bảo.

Chị Kim bám víu vào quán trà đá ở vỉa hẻ mỗi tối để dành dụm từng đồng tiền lẻ chữa bệnh cho con

Chia tay chị Kim ra về, hình ảnh Ngọc đang nằm hôn mê sâu ở bệnh viện và ánh mắt nặng trĩu của người mẹ đã chịu biết bao khổ cực nay bất lực nhìn con nằm im trên giường cứ ám ảnh tôi. Cảnh chị Kim mân mê vài đồng tiền lẻ kiếm được sau mỗi tối bán trà đá cũng làm tôi day dứt. Những người mắc căn bệnh suy thận như Ngọc coi như bị một "án chung thân" treo trên đầu và gần như cả cuộc đời không thể tách rời khỏi bệnh viện, chỉ trừ khi may mắn được ghép thận. Trước mắt, để có thể nhanh hồi phục sức khỏe, Ngọc và gia đình đang rất cần sự sẻ chia của những tấm lòng hảo tâm trong xã hội.

Mọi sự giúp đỡ chị Trần Thị Kim và con gái Hoàng Ngọc - Mã số 466 xin gửi về:

1. Nơi trọ hiện tại: Nhà 15C ngõ 1104 đường Đê La Thành, Hà Nội

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay Nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 466

3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội. Địa chỉ Tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 466

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/ 0981656685.

4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình & Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình & Xã hội. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

Đề gửi Mã số 466

Phương Thuận
Phương Thuận - Lê Bảo
Vũ Chương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường

MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường

Vòng tay nhân ái - 23 phút trước

GĐXH - Hơn 10 tuổi, Tấn Lộc bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa chính cho người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo. Tấn Lộc mong có thể đánh đổi tất cả để lấy lại sức khỏe cho mẹ.

Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước

Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước

Vòng tay nhân ái - 1 ngày trước

GĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.

MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng

MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng

Vòng tay nhân ái - 2 ngày trước

GĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.

Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định

Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định

Vòng tay nhân ái - 5 ngày trước

GĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.

MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ

MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ

Cảnh ngộ - 6 ngày trước

GĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường

MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn

Kết chuyển - 1 tuần trước

GĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).

MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật

MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật

Vòng tay nhân ái - 1 tuần trước

GĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.

MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ

MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông

Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông

Kết chuyển - 2 tuần trước

GĐXH – Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái đã trao số tiền 71.865.000 đồng đến với em Vũ Linh Chi – nhân vật trong MS 947 có bố bị chấn thương nặng, mẹ qua đời sau tai nạn giao thông.

Top