Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹ ôm con 2 tháng tuổi nhảy xuống ao tự tử vì trầm cảm sau sinh

Thứ sáu, 15:00 16/06/2017 | Sống khỏe

"Đó là một người mẹ trẻ, sinh con lần đầu. Cô vừa được ra viện sau thời gian dài điều trị chứng trầm cảm sau sinh", bác sĩ Cao Tiến Đức, Bệnh viện Quân y 103, chia sẻ.

Tìm đến các bác sĩ chuyên khoa tâm thần sau khi xảy ra sự việc người mẹ sinh năm 1997 bị trầm cảm nặng, không kiểm soát được hành vi đã giết đứa con 35 ngày tuổi ở huyện Thạch Thất, Hà Nội, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện thương tâm như thế.


TS Tô Thanh Phương - Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần trung ương 1. Ảnh: Việt Hùng.

TS Tô Thanh Phương - Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần trung ương 1. Ảnh: Việt Hùng.

Mẹ trầm cảm sau sinh tăng nặng vì thái độ của gia đình

PGS.TS bác sĩ cao cấp Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) cũng chia sẻ về ca bệnh trầm cảm sau sinh gần đây nhất ông vừa tiếp nhận.

Đó là một người mẹ trẻ sinh con lần đầu. Trước khi được đưa vào viện, cô từng ôm đứa con 2 tháng tuổi nhảy xuống ao tử tử, nhưng được cấp cứu kịp thời. Sau khi điều trị chứng trầm cảm sau sinh, người mẹ này đã được xuất viện vào tuần trước.

Trong cuộc đời tiếp xúc với các bệnh nhân tâm thần, PGS Đức vẫn không thể quên người mẹ bị trầm cảm sau sinh đầu tiên mà ông trực tiếp điều trị. Sau khi sinh em bé 3 ngày, người mẹ này có biểu hiện lạ, không cho con bú, xa lánh bé. Bên cạnh đó, cô còn có ghét chồng, ăn ngủ kém.

“Lúc đó, khái niệm trầm cảm không như bây giờ. Nhiều bác sĩ điều trị cho cô gái này nhưng không hiệu quả nên bệnh ngày càng nặng”, PGS Đức kể lại.

Khi đến gặp bác sĩ Đức, ông chẩn đoán cô bị trầm cảm sau sinh nhưng trước đó gia đình vẫn cho rằng cô "khó tính, làm mình làm mẩy". Bác sĩ Đức nhấn mạnh chính thái độ đó của người thân đã khiến bệnh của cô ngày càng nặng. May mắn, người mẹ này được phát hiện và điều trị kịp thời trước khi xảy ra hậu quả khủng khiếp.

Mẹ giết con trong cơn trầm cảm nặng

Là tiến sĩ về trầm cảm đầu tiên ở Việt Nam, với 31 năm điều trị những nữ bệnh nhân mắc căn bệnh này, TS.BS Tô Thanh Phương - Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Hà Nội), cho biết bản thân đã chứng kiến không ít trường hợp chị em bị trầm cảm sau sinh.

TS Phương chia sẻ vấn đề này đã xảy ra với chị em từ rất lâu và có thể gặp với bất cứ ai.

Cách đây hơn 10 năm, bác sĩ đã từng chứng kiến một trường hợp tương tự khi người mẹ bị trầm cảm sau sinh ra tay sát hại chính con gái của mình.

“Khi đó bệnh trầm cảm sau sinh vẫn chưa được phổ biến rộng rãi như bây giờ, nên nhiều người cho rằng người phụ nữ giết con là có mục đích trả thù. Chỉ khi người phụ nữ phát điên, được công an đưa đến bệnh viện, được các bác sĩ thăm khám, kết luận bị trầm cảm thì mọi người mới tin”, TS Phương cho biết.

Sau nhiều tháng kiên trì điều trị, người mẹ ấy đã hồi phục và biết rằng mình đã sát hại con nên đau đớn, ám ảnh vô cùng.


Trầm cảm sau sinh có thể gặp với bất cứ phụ nữ nào sau khi sinh con. Ảnh: RD.

Trầm cảm sau sinh có thể gặp với bất cứ phụ nữ nào sau khi sinh con. Ảnh: RD.

Sau sinh, người mẹ không chỉ phải đối mặt với trầm cảm!

Theo PGS Đức, trầm cảm sau sinh có các triệu chứng đầy đủ là buồn (thể hiện khí sắc, trầm, vẻ mặt buồn rầu), chán (mất hứng thú, sở thích). WHO liệt kê thêm triệu chứng quan trọng nữa là mệt mỏi, giảm năng lượng, hay ngồi hoặc nằm một chỗ.

Ngoài ra, bệnh nhân có những triệu chứng rối loạn ăn uống, giấc ngủ, lo lắng, cẳng thẳng, bứt rứt, bồn chồn, bi quan, mặc cảm tội lỗi, và nhiều biểu hiện trên cơ thể như đau đầu, đau bụng, đau ngực, khớp, tim, vã mồ hôi… Cuối cùng, người bệnh có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Các triệu chứng này tồn tại ít nhất 2 tuần. Mỗi bệnh nhân có 2-3 triệu chứng thường gặp.

Theo PGS Đức, người trầm cảm thường có xu hướng tự sát. Hiện nay, y học đã nghiên cứu thêm hành vi tự sát mở rộng, nghĩa là người bệnh không chỉ tự giết mình, mà còn tự giết những người xung quanh mình, sau đó tự sát.

Chuyên gia cũng cảnh báo thêm sau khi sinh, người mẹ có thể đối mặt với nhiều rối loạn tâm thần, không chỉ là trầm cảm sau sinh. Đó có thể là rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt,...

“Nhiều người không mắc trầm cảm nhưng lại có các rối loạn tâm thần khác. Khi đó, việc sinh đẻ là động lực để căn bệnh này bộc phát. Đó là do căng thẳng tâm lý, sự suy yếu về cơ thể, biến đổi tâm lý, biến đổi về nội tiết tố. Phụ nữ sau sinh phải đối mặt với nhiều rối loạn khác. Do đó, gia đình và bác sĩ phải biết phân biệt và phát hiện kịp thời để có phương pháp điều trị riêng đối với từng căn bệnh”, PGS Đức khuyến cáo.

Theo Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Uống cà phê có lợi cho 4 nhóm người

Uống cà phê có lợi cho 4 nhóm người

Sống khỏe - 1 giờ trước

Nhâm nhi một tách cà phê khi bắt đầu ngày mới sẽ giúp bạn tỉnh táo và tập trung năng lượng để làm việc hiệu quả. Ngoài sự tỉnh táo, cà phê còn mang lại nhiều lợi ích khác do các chất dinh dưỡng thực vật đặc biệt.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa

Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa

Sống khỏe - 4 giờ trước

Ung thư phụ khoa là loại ung thư xuất hiện bên trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Bệnh có thể di căn sang các vị trí khác nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Gừng có tác dụng gì trong việc chữa đau họng?

Gừng có tác dụng gì trong việc chữa đau họng?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Không chỉ là gia vị của nhiều món ăn, gừng còn có một số công dụng với sức khỏe. Gừng được nhiều nghiên cứu khoa học và y học cổ truyền chứng minh là có thể hỗ trợ chữa đau họng. Vậy gừng giúp giảm đau họng như thế nào?

Người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa đột tử khi chơi pickleball có tiền sử mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh, người chơi cần cảnh giác

Người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa đột tử khi chơi pickleball có tiền sử mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh, người chơi cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Trong lúc chơi pickleball, người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa bất ngờ đổ gục, nghi do đột quỵ sau đó tử vong.

Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng

Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trứng tốt cho não, là một phần của chế độ ăn lành mạnh cho não, giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày có ích trong việc giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.

Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật

Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi mạch máu bị tổn thương, nhiều cơ quan sẽ hoạt động bất thường. Do đó, hãy học cách để nuôi dưỡng và "trẻ hóa" mạch máu.

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử lạm dụng rượu, uống khoảng 01 lít rượu mỗi ngày. Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân ho nhiều từng cơn, khạc ra máu đỏ tươi lẫn đờm...

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 1 ngày trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Top