Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹo giúp cải thiện một số triệu chứng COVID kéo dài từ chuyên gia

Chủ nhật, 10:15 06/03/2022 | Sống khỏe

Dưới đây là một số điều mà những người mắc hội chứng COVID kéo dài có thể làm để giúp cải thiện sức khỏe của mình.

Sau khi hồi phục COVID-19, một số người tiếp tục gặp các triệu chứng COVID-19 kéo dài như mệt mỏi, khó thở, hụt hơi, đau khớp, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, sương mù não,... Mặc dù nguyên nhân của tình trạng dai dẳng này chưa được khám phá đầy đủ, nhưng một số thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể hữu ích. Sau đây là lời khuyên của Tiến sĩ Sarah Brewer, bác sĩ và Giám đốc y tế của Healthspan (Anh) đối với một số triệu chứng phổ biến của COVID kéo dài.

Mẹo giúp cải thiện một số triệu chứng COVID kéo dài từ chuyên gia - Ảnh 1.

Triệu chứng mệt mỏi

Thực hiện chế độ ngủ đều đặn bằng cách thức dậy và đi ngủ cùng giờ mỗi ngày để giúp giảm mệt mỏi. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng là điều quan trọng. Chia nhỏ các bữa ăn để giúp duy trì mức đường huyết, nhưng tránh thức ăn quá nhiều tinh bột hoặc ngọt như carbohydrate, có thể dẫn đến giảm năng lượng vài giờ sau khi ăn. Ngoài ra, không được bỏ bữa ăn như bữa sáng, ngay cả khi bạn không cảm thấy đói.

Chọn các nguồn carbohydrate có chỉ số đường huyết (GI) thấp bao gồm đậu, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, cùng với trái cây và rau. Chúng được tiêu hóa tương đối chậm và giúp ngăn ngừa sự biến đổi của đường.

Hơn nữa, bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất sẽ giúp điều chỉnh bất kỳ sự thiếu hụt dinh dưỡng nào. Một số vi chất dinh dưỡng như vitamin B2, B3, B5, B6, B12, folate, vitamin C, sắt và magie cũng góp phần làm giảm căng thẳng mệt mỏi.

Triệu chứng đau đầu

Mẹo giúp cải thiện một số triệu chứng COVID kéo dài từ chuyên gia - Ảnh 2.

Ảnh: Cleveland Clinic

Đau đầu là một triệu chứng ban đầu của COVID-19 và có thể kéo dài. Theo một chuyên gia của Cleveland Clinic, những cơn đau đầu khác nhau ở mỗi bệnh nhân hậu COVID-19. Ví dụ, một người đã từng bị chứng đau nửa đầu trước đó và sau đó bị nhiễm virus, có thể bị chứng đau nửa đầu nghiêm trọng hơn sau đó.

Hãy đảm bảo bạn uống đủ nước, vì ngay cả mất nước nhẹ cũng có thể góp phần gây đau đầu. Các chuyên gia cũng khuyến nghị người bệnh nên ngủ đủ giấc, không bỏ bữa, giảm căng thẳng, giảm caffein và luyện tập thể dục đều đặn để cải thiện tình trạng đau đầu hậu COVID-19. Nếu chứng đau đầu kéo dài dai dẳng và nghiêm trọng làm suy giảm khả năng làm việc của bạn, bạn nên đi thăm khám bác sĩ.

Triệu chứng sương mù não

Bạn nên bổ sung cá vào chế độ ăn uống, cố gắng ăn ít nhất 2 phần cá mỗi tuần. Chúng cung cấp chất béo omega-3, rất quan trọng cho sức khỏe của não bộ. Một số thực phẩm chủ yếu như bơ thực vật, bánh mì và sữa thường được bổ sung dưới dạng omega-3 ALA chuỗi ngắn. Mặc dù điều này giúp tăng cường hấp thụ omega-3 cho những người không ăn nhiều cá, nhưng chỉ một lượng nhỏ được chuyển đổi thành omega-3 chuỗi dài (EPA và DHA) mang lại những lợi ích sức khỏe đã được chứng minh. Đối với những người không ăn nhiều cá, có thể bổ sung omega-3 từ các nguồn thuần chay như tảo.

Ngoài ra, vitamin rất quan trọng cho quá trình suy nghĩ lành mạnh, đặc biệt là vitamin B1, B3, B6, B12 và axit folic. Magie cũng góp phần vào việc cải thiện chức năng tâm lý bình thường.

Về lối sống, cần đảm bảo bạn ngủ đủ giấc. Tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng để tăng cường tuần hoàn lên não và giúp ký ức gắn bó.

Triệu chứng đau nhức cơ

Cố gắng di chuyển ngay cả khi bạn đang mệt mỏi và bị đau nhức cơ. Nghỉ ngơi tích cực, chẳng hạn như đi bộ chậm, bài tập tim mạch ở mức độ thấp hoặc bơi lội nhẹ nhàng, cũng có thể giúp phục hồi.

Vận động trị liệu tập trung vào hơi thở hoặc thiền định, chẳng hạn như yoga và Pilates, cũng giúp bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực hơn và bớt khó chịu hơn. Thay đổi loại hoạt động bạn thực hiện sao cho các nhóm cơ giống nhau không hoạt động quá ba lần một tuần để tạo thời gian cho cơ phục hồi. Và ngay cả khi bạn cảm thấy không thể rời khỏi ghế, hãy cố gắng thực hiện một vài bài tập khi ngồi như căng cổ, xoay cổ, nâng cao cánh tay và hạ xuống,…

Đối với dinh dưỡng, các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho chức năng bình thường của cơ bao gồm canxi, magiê, kali và vitamin D.

Lưu ý, nếu các triệu chứng của bạn kéo dài dai dẳng mà không cải thiện, hãy đi khám bác sĩ để được trợ giúp./.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở
Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Y tế - 28 phút trước

Phương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Y tế - 2 giờ trước

Tin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

Người phụ nữ ở Hà Nội suýt phải cắt cụt chân chỉ vì một nốt ruồi nhỏ

Người phụ nữ ở Hà Nội suýt phải cắt cụt chân chỉ vì một nốt ruồi nhỏ

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Khi phát hiện có nốt đen ở gan bàn chân, bà P. tự đi chích, đốt điện và dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Hậu quả, vết thương của bà ngày càng lan rộng, loét sâu, đau đớn khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Một nghiên cứu mới phát hiện chế độ ăn uống lành mạnh ở độ tuổi 40 và 50 có thể giúp não minh mẫn hơn khi lão hóa. Chế độ ăn uống có ích nhất là Chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế (AHEI), chủ yếu bao gồm chế độ ăn giàu rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.

Nguyên nhân khiến người phụ nữ 53 tuổi tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế

Nguyên nhân khiến người phụ nữ 53 tuổi tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, trước khi tham gia giải chạy, bệnh nhân P. có bệnh lý nền, bị phình mạch não.

10 đặc điểm của những người tránh xa ung thư

10 đặc điểm của những người tránh xa ung thư

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Báo cáo mới nhất do Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) công bố đã đưa ra 10 khuyến nghị về phòng ngừa ung thư đáng được quan tâm.

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Chỉ ăn cá 2-3 lần mỗi tuần, bỏ phần da… sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của cá, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc.

Loại quả thơm nức mũi nhưng người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh xa

Loại quả thơm nức mũi nhưng người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh xa

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Mít là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, nhưng ăn mít có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe ở một số người.

Top