Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mì tôm có là tác nhân chính gây ung thư không?

Thứ tư, 16:00 27/10/2021 | Sống khỏe

Mì tôm là món ăn quen thuộc nhưng cũng mang nhiều "hiểu lầm". Trong đó, câu hỏi thường được đặt ra là ăn mì tôm có bị ung thư không?

Trong khoảng thời gian giãn cách xã hội, mì tôm hay mì ăn liền là thực phẩm được tích trữ nhiều trong mỗi gia đình, nhờ sự tiện lợi trong cách sử dụng và bảo quản, tuy vậy "Mì tôm" là tác nhân gây hại… nếu bạn ăn sai cách. Nhưng có phải mì tôm là tác nhân chính gây ung thư không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin sau.

Những tác nhân gây ung thư

Hiện nay có hơn 100 loại ung thư được xác định trên thế giới và tác nhân gây ung thư cũng rất đa dạng. Ngoài những nguyên nhân do virus (HP, HPV, Virus gây viêm gan B), còn có cả những tác nhân được tạo nên bởi lối sống quen thuộc thường ngày của chúng ta như:

- Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu, đồ uống có cồn

- Môi trường ô nhiễm

- Da và cơ thể thường xuyên tiếp xúc với các bức xạ, tia cực tím

- Lối sống lười vận động, gây béo phì.

- Chế độ dinh dưỡng độc hại, thiếu chất xơ

Tuỳ mỗi loại ung thư mà nguyên nhân cụ thể gây bệnh sẽ được xác định chính xác. Tuy vậy, có thể thấy lối sống không lành mạnh, ít vận động và một chế độ dinh dưỡng không hợp lý là những nguyên nhân quan trọng khiến chúng ta có thể mắc phải căn bệnh ung thư.

photo-1635322419350

Ung thư từ đâu mà đến?

Mối quan hệ giữa ung thư và mì ăn liền

Có rất nhiều lo ngại về việc mì ăn liền hay còn gọi là mì tôm, mì gói có thể gây ung thư. Theo PGS-TS Lê Bạch Mai, nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia, chưa có bất kì một nghiên cứu khoa học nào hiện nay trên thế giới chứng minh những điều lo ngại đó là thật.

Tin đồn mì gói gây ung thư có thể do người tiêu dùng nghĩ rằng sản phẩm này chứa phụ gia và dầu chiên không tốt. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, người tiêu dùng không cần phải quá lo sợ về phụ gia trong mì ăn liền vì đó đều là các chất được phép cho vào trong thực phẩm, với giới hạn về hàm lượng an toàn, nằm trong tiêu chuẩn cho phép, được cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ. Với hàm lượng cho phép trong mì tôm thì cơ thể sẽ tự động đào thải các chất này ra ngoài mà không gây nên các biến đổi bất thường hay sinh ung thư. Việc quan trọng là chúng ta cần lựa chọn các sản phẩm mì tôm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Còn về vấn đề dầu chiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng cho biết, hiện nay vấn đề này cũng được các đơn vị sản xuất mì ăn liền uy tín kiểm soát tốt, để không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

Mặt khác, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng cho biết thêm, tất cả các loại thực phẩm từ chế biến sẵn hay thực phẩm tự nhiên, quen thuộc như thịt bò, thịt heo, nếu có cách chế biến không hợp lý, hoặc sử dụng quá nhiều đều có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, lời khuyên cho những tín đồ mì tôm là sử dụng trong chế độ ăn uống khoa học, kết hợp thêm rau, thịt hoặc trứng để bữa ăn vừa đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa cân bằng các chất cần thiết cho cơ thể.

photo-1635322422850

Mối quan hệ giữa ung thư và mì ăn liền

Quy trình sản xuất hiện đại đã kiểm soát yếu tố nguy cơ gây ung thư như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho biết, hiện nay tại mọi vấn đề từ tuyển chọn nguyên liệu đến quy trình sản xuất mì ăn liền đã được áp dụng công nghệ tiến tiến, máy móc, thiết bị hiện đại để đảm bảo tính an toàn, kiểm soát được các tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, bao gồm cả ung thư. Đặc biệt vấn đề dầu chiên và quy trình chiên đều được các công ty mì ăn liền  uy tín kiểm soát chặt chẽ, chủ động khống chế được sự hình thành các chất độc hại cho cơ thể người tiêu dùng.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, hiện nay việc sử dụng dầu thực vật dạng rắn (dầu cọ) được sản xuất bằng phương pháp làm lạnh tự nhiên, với ưu điểm hạn chế tối đa thành phần chất béo không tốt (chất béo không bão hòa) và không dễ bị biến chất trong quá trình chiên đã giúp mì ăn liền không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Bên cạnh đó các tác nhân có thể gây hại cũng được loại trừ thông qua việc kiểm soát nhiệt độ chiên ổn định và rút ngắn thời gian chiên. Cụ thể, tại một số nhà máy sản xuất mì ăn liền hiện đại, dầu chiên được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước và áp suất, nhờ đó dầu được đun nóng đến khoảng 160ºC – 165ºC trước khi đưa vào hệ thống chảo kín để chiên mì. Hệ thống chiên hoàn toàn được điều khiển tự động để luôn duy trì nhiệt độ của dầu trong chảo ổn định ở mức khoảng 160ºC – 165ºC. Vì vậy, không xuất hiện quá trình Acrolein (hình thành do sự phân hủy của glycerin ở nhiệt độ trên 180ºC), một trong những nguyên nhân gây ung thư trong quá trình chiên thực phẩm.

Đồng thời, trong quá trình chiên, dầu luôn được bổ sung đều đặn và liên tục thông qua hệ thống định lượng tự động sau mỗi lượt hao hụt dầu khi mì đi qua chảo chiên (tầm 2,5 phút). Chính vì thế hoàn toàn không có dầu cũ trong quy trình chiên mì. Đồng thời, dầu luôn được kiểm soát chỉ số oxy hóa theo TCVN và Codex để đảm bảo nằm trong giới hạn chất lượng cho phép (≤ 2 mg KOH/gram dầu). Do đó lời đồn thổi mì tôm gây ung thư là một thông tin sai lệch, chưa có chứng cứ khoa học cụ thể và không đáng tin cậy.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Sống khỏe - 45 phút trước

Cỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Sống khỏe - 49 phút trước

GE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Sống khỏe - 2 giờ trước

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Sống khỏe - 3 giờ trước

Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 16 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 19 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 20 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Top