Hà Nội
23°C / 22-25°C

Miễn dịch được tạo ra do tiêm vaccine và mắc COVID-19 khác nhau như thế nào?

Chủ nhật, 20:33 03/10/2021 | Y tế

GiadinhNet - Những người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 tạo ra miễn dịch có hiệu quả cao hơn và tồn tại lâu hơn so với những người đã nhiễm SARS-Cov-2.

Thông tin trên được đưa ra trong Infographic được Hiệp hội Miễn dịch học Anh (The British Society for Immunology) cộng tác cùng Hiệp hội Miễn dịch học Coronavirus Anh (Coronavirus Immunology Consortium) xây dựng.

Infographic đã thể hiện sự khác biệt về miễn dịch tạo ra do nhiễm virus SARS-CoV-2 và vaccine đã được ĐH Y dược TP HCM biên dịch lại. 

Miễn dịch ở người mắc COVID-19

Về ý nghĩa với cơ thể: Ở những người bị mắc COVID-19 có nguy cơ diễn tiến nặng; có khả năng gây ra "hội chứng sau COVID-19"; có khả năng lây bệnh cho những người khác.

Về đáp ứng miễn dịch ở những người mắc COVID-19 có sự khác biệt rất lớn giữa mỗi người; có thể liên quan đến mức độ nặng khi mắc COVID-19; người bệnh nặng thường có đáp ứng miễn dịch mạnh và kéo dài hơn.

Về thời gian bảo vệ ở người mắc COVID-19, tài liệu cho thấy có sự thay đổi tuỳ người và chưa có nhiều thông tin; giảm dần theo thời gian, người triệu chứng nhẹ thường có khả năng bảo vệ yếu hơn. 

Trước các biến thể: Những người mắc COVID-19 có thể tái nhiễm bệnh (nhưng không phổ biến) và hệ miễn dịch có thể không đáp ứng với những biến thể mới.

Miễn dịch ở người tiêm vaccine 

Về ý nghĩa với cơ thể: Giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và hạn chế diễn tiến nặng; Tạo ra đáp ứng miễn dịch một cách an toàn; Giảm khả năng lây lan COVID-19; Vaccine không làm bạn mắc COVID-19.

Về đáp ứng miễn dịch: Có sự khác nhau giữa mọi người nhưng phần lớn tạo ra đáp ứng miễn dịch lớn; Có thể tạo ra đáp ứng miễn dịch hiệu quả mạnh mẽ; Đối với người bệnh đã khỏi, tiêm vaccine giúp tăng cường miễn dịch.

Về thời gian bảo vệ ở người được tiêm vaccine đang được nghiên cứu thêm, tuy nhiên 2 mũi tiêm vaccine tạo ra đáp ứng bảo vệ cơ thể lâu dài. Tiêm vaccine tăng cường có thể duy trì đáp ứng miễn dịch lâu dài.

Trước các biến thể: Vaccine (2 mũi) tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ với các biến thể hiện tại. Kháng thể nhiều trong cơ thể tăng phản ứng chéo với các biến thể mới. Vaccine có thể thay đổi, thích nghi với các biến thể.

Kết luận

Tài liệu của Hiệp hội Miễn dịch học Anh (The British Society for Immunology) cộng tác cùng Hiệp hội Miễn dịch học Coronavirus Anh (Coronavirus Immunology Consortium) đưa ra kết luận: Hầu hết những người đã tiêm vaccine sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch hiệu quả và kéo dài hơn khi so sánh với nhiễm bệnh tự nhiên.

"Ngay cả khi bạn đã từng nhiễm COVID-19, vaccine sẽ tăng cường miễn dịch có từ nhiễm bệnh tự nhiên, dù đáp ứng miễn dịch này ít hay nhiều" - tài liệu trên nhấn mạnh.

 Vì thế, cho dù bạn đã nhiễm COVID-19, bạn cũng nên tiêm ngừa vaccine để tăng cường miễn dịch của cơ thể đối với loại virus này.

Miễn dịch được tạo ra do tiêm vaccine và mắc COVID-19 khác nhau như thế nào? - Ảnh 1.

Mai Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 5 ngày trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 5 ngày trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Sống khỏe - 6 ngày trước

Bố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Sống khỏe - 6 ngày trước

Sau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Top