Hà Nội
23°C / 22-25°C

Miệng bốc mùi cảnh báo 9 vấn đề sức khỏe không hề đơn giản, cần khám gấp

Thứ tư, 13:00 19/06/2019 | Sống khỏe

Hôi miệng không chỉ là do những thực phẩm bạn đã ăn ngày hôm qua, mà nó còn đang cố nói với bạn rằng, bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.

1. Nhiễm trùng nấm men

Tình trạng này còn có tên gọi khác là tưa miệng, vì nó ảnh hưởng đến miệng và tạo ra các đốm trắng trên cổ họng và lưỡi. Nhiễm trùng được tạo ra bởi một loại vi khuẩn có tên Candida Albicans, sinh sống tự nhiên trong miệng và được kiểm soát bởi hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch của bạn suy yếu, vi khuẩn này sẽ nhanh chóng lây lan và gây ra nhiễm trùng. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tình trạng này là gây ra mùi khó chịu cho hơi thở và các đốm trắng ở cổ họng.

2. Mang thai

Ngoài buồn nôn và mệt mỏi, một tỉ lệ lớn những người phụ nữ mang thai còn gặp tình trạng thở có mùi khó chịu. Điều này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố nữ khi mang thai . Hooc môn có thể ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác, khiến bạn ghét cả mùi nước hoa ưu thích. Nhưng đừng lo lắng, mùi hôi miệng sẽ biến mất sau khoảng tháng thứ 7 đến thứ 9 của thai kì.

3. Cơ thể thiếu kẽm

Khi bạn ăn chế độ ít kẽm hoặc cơ thể bạn không thể hấp thụ đủ kẽm, bạn có thể sẽ trải qua một “hương vị” không mấy dễ chịu trong miệng. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa thiếu chất kẽm và mùi hôi miệng, nhưng họ tin rằng đó là do kẽm làm tăng mức độ gustin – một loại protein kiểm soát vị giác.

4. Cúm hoặc cảm lạnh

Nếu bạn cảm thấy vị đắng trên lưỡi khi mắc cảm lạnh hoặc cúm, thì đừng lo lắng, vì điều này hoàn toàn bình thường. Cả hai đều là những bệnh nhiễm trùng phổ biến, và cơ thể chống lại chúng bằng cách sản xuất thêm protein. Điều này sẽ khiến vị đắng xuất hiện trong miệng bạn, ngoài ra vi khuẩn gây ra cúm cũng sẽ gây ra mùi hôi khó chịu trong mũi hoặc cổ họng vì nhiễm trùng.

5. Bệnh tiểu đường

Khi mắc bệnh tiểu đường , cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu, khiến bạn cảm thấy một vị ngọt lạ trong miệng. Nghiên cứu cho thấy, bệnh tiểu đường cũng làm giảm lượng kẽm mà cơ thể hấp thụ, làm miệng bạn có thêm mùi hương khó chịu.

6. Ăn hạt thông

Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra nguyên nhân gây ra “hội chứng hạt thông”: tình trạng bạn cảm thấy vị đắng và hôi miệng sau một vài ngày kể từ khi ăn hạt thông. Nó có thể kéo dài trong một vài ngày cho đến một vài tuần, và trở nên “nặng mùi” hơn mỗi khi bạn ăn hoặc uống. Tuy nhiên, ngoài vấn đề này ra thì “hội chứng hạt thông” không gây ra thêm bất kì tác dụng phụ nào khác cả.

7. Căng thẳng cao độ

Tình trạng căng thẳng cao độ kéo dài có thể gây ra xerostomia, hay còn gọi là khô miệng, và nó chính xác là làm giảm lượng nước bọt trong miệng. Nước bọt đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, không chỉ về vấn đề tiêu hóa mà nó còn chống lại những vi khuẩn xấu trong miệng. Vì vậy, khi không có đủ lượng nước bọt cần thiết, bạn sẽ có mùi hôi miệng khó chịu hoặc các vị kì lạ trong miệng.

8. Tác dụng phụ của thuốc

Một vài loại thuốc có vị đắng, mặn, thậm chí là vị kim loại, và khiến hơi thở có mùi kì quặc. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã giải thích rằng, đây chỉ là tác dụng phụ của một số loại thuốc, kể cả kê đơn hay không kê đơn, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc điều trị tăng huyết áp hay thuốc dị ứng. Ngay cả một số vitamin tổng hợp cũng có thể gây ra tình trạng này. May mắn thay, mùi hôi miệng sẽ biến mất khi cơ thể bạn quen với loại thuốc đó hoặc thay đổi sang thuốc khác.

9. Vệ sinh răng miệng kém

Miệng của bạn là “nhà” của nhiều loại vi khuẩn khác nhau, cả vi khuẩn xấu lẫn vi khuẩn tốt. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách bằng cách đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, bạn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi, khiến miệng có mùi hôi khó chịu. Thậm chí chúng còn dẫn đến các vấn đề nguy hiểm cho răng và nướu.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái 3 tuổi ở Hà Nội đứt rời búp ngón tay do kẹp vào cửa kính ở siêu thị

Bé gái 3 tuổi ở Hà Nội đứt rời búp ngón tay do kẹp vào cửa kính ở siêu thị

Y tế - 17 phút trước

GĐXH – Trẻ được đưa đến viện trong tình trạng đứt rời 3/4 búp ngón II tay trái sau khi bị kẹp tay vào cửa kính thủy lực ở siêu thị.

Đau đầu, mắt nhìn mờ, người đàn ông 65 tuổi mắc đột quỵ hiếm gặp

Đau đầu, mắt nhìn mờ, người đàn ông 65 tuổi mắc đột quỵ hiếm gặp

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Trước khi vào viện, người bệnh xuất hiện đau đầu, không buồn nôn, không nôn, mắt phải sụp mi và mất thị lực nên được đưa đi cấp cứu.

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Ung thư ruột non là mặt bệnh hiếm gặp do tế bào trong các mô của ruột non đột biến, phát triển ngoài tầm kiểm soát và hình thành các khối u. Triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Biểu hiện của bướu cổ lành tính và ác tính

Biểu hiện của bướu cổ lành tính và ác tính

Sống khỏe - 2 giờ trước

Bướu cổ hay còn gọi là bướu tuyến giáp, là một trong những bệnh lý rối loạn nội tiết tuyến giáp rất phổ biến hiện nay. Khi mắc phải bướu cổ, người bệnh thường lo lắng không biết bướu cổ lành tính hay ác tính, có cần mổ không, khi nào nên mổ?

Loại lá ăn sống, uống nước đều tốt, giúp hạ đường huyết, mát gan và hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả

Loại lá ăn sống, uống nước đều tốt, giúp hạ đường huyết, mát gan và hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Lá sung ngoài giúp giảm lượng đường trong máu còn giúp người bệnh tiểu đường ngăn ngừa được tình trạng viêm loét, kiểm soát được các chỉ số về mỡ máu và huyết áp.

Dr. Care: Nha khoa tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong trồng răng Implant

Dr. Care: Nha khoa tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong trồng răng Implant

Sống khỏe - 5 giờ trước

Dr. Care – Implant - Nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant dành riêng cho người trung niên, ngoài đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm, tay nghề cao, còn là một trong những đơn vị tiên phong đầu tư các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số công nghệ mới theo tiêu chuẩn cao cấp từ Đức, Mỹ.

5 biện pháp để ổn định huyết áp và bảo vệ tim mạch

5 biện pháp để ổn định huyết áp và bảo vệ tim mạch

Sống khỏe - 5 giờ trước

Bệnh tim mạch đang có chiều hướng tăng ở người trẻ tuổi, xuất hiện nhiều ở những người 30 đến 40 tuổi. Các bệnh tim mạch là nguyên nhân chính gây tử vong toàn cầu, chiếm khoảng 31% tổng số ca tử vong mỗi năm.

6 yếu tố làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân

6 yếu tố làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân

Sống khỏe - 5 giờ trước

Giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch khu vực chân bị suy giảm chức năng dẫn máu về tim, gây ra hiện tượng ứ đọng máu và biến dạng các mô xung quanh chân.

7 thực phẩm chống viêm hàng đầu hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

7 thực phẩm chống viêm hàng đầu hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Sống khỏe - 7 giờ trước

Theo các chuyên gia Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống không chỉ ảnh hưởng đến nguy cơ béo phì, đái tháo đường và bệnh tim mà còn liên quan đến ung thư.

4 thói quen giúp sống thọ hơn

4 thói quen giúp sống thọ hơn

Sống khỏe - 19 giờ trước

Thói quen giúp kéo dài tuổi thọ được hình thành từ lối sống, sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân. Khi xây dựng được cách sống lành mạnh, khoa học thì có thể đẩy lùi được bệnh tật.

Top