Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mô hình chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV tại Nghệ An: Nên được nhân rộng

Thứ hai, 09:35 03/10/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Mô hình đầy tính nhân văn này đã góp phần tích cực trong cuộc chiến phòng chống HIV/AIDS của địa phương.

Sau 3 năm triển khai mô hình "Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV tại gia đình, cộng đồng" ở Nghệ An, đã có gần 800 trường hợp được chăm sóc, hỗ trợ về vật chất, tinh thần. Mô hình đầy tính nhân văn này đã góp phần tích cực trong cuộc chiến phòng chống HIV/AIDS của địa phương.

Gần 800 người nhiễm HIV được chăm sóc, hỗ trợ

Con số này được đưa ra tại Hội nghị tổng kết, đánh giá mô hình (thí điểm tại huyện Đô Lương và thành phố Vinh) ngày 29/9. Theo ông Phan Văn Huê- Trưởng phòng Dân số - Chi cục DS-KHHGĐ Nghệ An, tính đến tháng 8/2011, tổng số đối tượng nhiễm HIV được chăm sóc tại 2 địa bàn là 791 người, trong đó trẻ dưới 15 tuổi là 10 trường hợp. Số người chuyển sang giai đoạn AIDS là 48; số đang điều trị ARV là 257; số người nhiễm HIV đã được đăng kí tại phòng khám HIV là 360 người, trong đó đăng kí tại phòng khám của Life- Gap là 265; chuyển gửi điều trị được 2.574 lượt, trong đó có 116 trường hợp xét nghiệm tế bào CD4.
 

Người có HIV cần được chăm sóc y tế và hỗ trợ công ăn, việc làm. Ảnh: TL

Ngoài ra, mô hình cũng đã hỗ trợ lương thực, tìm được việc làm cho 52 người nhiễm HIV; 28 người được làm hồ sơ hưởng chế độ chính sách xã hội; 276 suất quà với tổng trị giá 13.115.000 đồng đã được trao cho các em nhỏ có bố, mẹ nhiễm H.  Bên cạnh đó, các nhóm nhân viên chăm sóc đã có sự kết nối chặt chẽ với các phòng khám ngoại trú, Chương trình Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Các gia đình của người nhiễm HIV đã rất ý thức trong việc đưa người thân đến khám, điều trị. Vì vậy, cơ bản các khách hàng đều được tiếp cận đầy đủ dịch vụ từ các phòng khám ngoại trú...

Ông Phạm Văn Thanh- Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết: Địa phương là một trong những địa bàn trọng điểm của tệ nạn ma túy. Do vậy, số người nhiễm HIV chiếm tỷ lệ khá cao. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến thời điểm này, Nghệ An đã có 5.897 trường hợp bị nhiễm HIV đang sống tại cộng đồng. Số đối tượng chuyển thành AIDS là 3.209 người. Hiện có 386/479 xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV (chiếm 77,9%).

Nếu Nghệ An không có hình thức, giải pháp can thiệp rốt ráo, kịp thời thì hậu quả sẽ rất nặng nề! Do vậy, việc triển khai thí điểm mô hình này là điều có ý nghĩa lớn lao. 

Mô hình đầy tính nhân văn
 

TS. Dương Quốc Trọng- Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đánh giá cao thành công của Nghệ An trong 3 năm triển khai "Mô hình chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV tại gia đình, cộng đồng". Ngoài việc giúp đỡ những người nhiễm HIV, theo TS. Dương Quốc Trọng, mô hình này còn giúp cho đội ngũ chuyên trách dân số cơ sở được trang bị thêm những kiến thức thiết thực về phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng. Việc tiếp tục nhân rộng mô hình trong thời gian tới ở các địa phương khác là cần thiết.

Tại Hội nghị, chị Nguyễn Thị Hòa, nhân viên chăm sóc người nhiễm HIV phường Đội Cung, thành phố Vinh chia sẻ: Tại phường Đội Cung, số người nhiễm HIV là 105 người, trong đó có 61 người nhiễm đã chết. Mới nghe qua thì công việc này tưởng chừng đơn giản nhưng không phải thế! Điều rất quan trọng đó là đòi hỏi sự cảm thông, chia sẻ chân tình từ phía nhân viên chăm sóc để người bệnh không có cảm giác mặc cảm, bị xa lánh. Trong khi đó, việc tiếp cận đối tượng này cũng không dễ dàng, bởi có trường hợp thì tự ti, không muốn giáp mặt ai, trường hợp khác lại tỏ ý "bất cần", phó mặc số phận hay đòi hỏi những yêu cầu không thể đáp ứng nổi.

Tại Hội nghị, đa phần các đại biểu đều cho rằng, đây là một mô hình ý nghĩa, đầy tính nhân văn. Thực tế trong 3 năm qua đã chứng minh một điều: Việc các cán bộ chuyên trách ngành dân số  tiếp cận, hỗ trợ cũng như chia sẻ với người nhiễm HIV là rất thuận lợi, phù hợp. Do vậy, việc nhân rộng mô hình này ra nhiều địa phương khác là điều nên làm.

Chị Lê Thị Lan, nhân viên chăm sóc người HIV ở thị trấn Đô Lương cho biết, dù mô hình đã có nhiều thành công nhưng bên cạnh đó còn tồn tại một số khó khăn cần khắc phục: Người dân vẫn còn kì thị đối với người nhiễm HIV; không ít gia đình lại giấu chuyện người thân có bệnh; việc chuyển khách hàng đến các Phòng khám ngoại trú để xét nghiệm tế bào CD4 chưa thực hiện được nhiều. Một số nhân viên chăm sóc chưa thực hiện tốt qui trình, kỹ năng chăm sóc tại nhà, nhất là chăm sóc khách hàng giai đoạn cuối.

Một khó khăn khác hiện nay là nguồn kinh phí hỗ trợ cho người nhiễm HIV có hoàn cảnh khó khăn không có. Trong khi đó, nhiều người bệnh lại có tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ xã hội nên việc tiếp cận chăm sóc họ đôi lúc còn gặp nhiều khó khăn. Th.S Nguyễn Văn Định, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV Nghệ An cho hay: Trước thực trạng số người nhiễm HIV có dấu hiệu gia tăng, UBND tỉnh đã khẩn trương ban hành nhiều quy chế về cai nghiện trên địa bàn, đồng thời áp dụng nhiều mô hình cai nghiện cũng như chăm sóc đối với người nhiễm HIV.

Ông Định đánh giá cao vai trò của mô hình "Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV tại gia đình, cộng đồng". "Bước đầu mô hình này đã đạt được kết quả khả quan, góp phần tích cực vào cuộc chiến đầy cam go phòng chống HIV/AIDS. Với ý nghĩa đó, mô hình này nên được nhân rộng", ông Định cho hay.

Hồ Hà

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top