Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mỗi năm gần 40.000 người tự sát do trầm cảm

Thứ sáu, 07:08 07/04/2017 | Y tế

GiadinhNet - Nhiều người có biểu hiện buồn chán, trống rỗng, không còn ham thích những thói quen tưởng chừng khó bỏ, lặng lẽ thở dài như than thân trách phận, thậm chí còn có cảm giác mình vô dụng, không xứng đáng… Đây là những biểu hiện nguy hiểm của chứng trầm cảm. Nhưng có phải ai mắc chứng này cũng nên đi khám?

Khám cho một bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm ở Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia. Ảnh: T.Đoàn
Khám cho một bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm ở Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia. Ảnh: T.Đoàn

Trầm cảm ngày càng trẻ hóa

Hoàng Thị N năm nay 21 tuổi, đang là sinh viên một trường đại học ở Hà Nội. Trước đây, em là người khỏe mạnh, sống vui vẻ, hòa đồng. 6 tuần trước, bạn trai N nói lời chia tay. Những áp lực từ chương trình học với cú sốc tình cảm khiến N chỉ ngủ được 3-4 tiếng/tối. Chán ăn, chỉ 6 tuần, N sút 4kg. N cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không muốn đi học hay làm việc gì.

“N còn hay ngồi khóc và cảm giác cuộc sống của mình không còn có ý nghĩa. Em hay bị cáu gắt và giận dữ, nhiều lần nói với mẹ là không muốn sống nữa, muốn chết để không phải đau khổ như hiện tại”, bác sỹ Nguyễn Doãn Phương - Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia chia sẻ.

Khi nhập viện, các bác sĩ chẩn đoán N đã trong giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần, có ý tưởng tự sát. Theo bác sỹ Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Điều trị các rối loạn liên quan đến Stress (Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia), tại Khoa, hiện có cùng lúc 3 bệnh nhân trầm cảm muốn chết, trong đó có bệnh nhân nữ 21 tuổi trên đây, một nam giới và một bệnh nhân mới về hưu. May mắn, cô gái 21 tuổi này và nữ sinh viên năm 2 đều được gia đình đưa đến viện trước khi có hành động dẫn đến tự sát. “Bệnh nhân nam còn lại đã thực hiện hành vi tự sát bằng cách cuốn dây điện vào cổ tay, cổ chân và cắm điện”, BS Tâm cho biết.

Các chuyên gia cho biết, hiện trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa. Độ tuổi bị trầm cảm phổ biến trong khoảng từ 18-45 tuổi, nữ thường dễ mắc hơn nam. Trong đó, chiếm cao nhất là độ tuổi từ 18-29 (với khoảng gần 5%). Đây là độ tuổi sinh viên, người lao động trẻ.

Chỉ tính riêng trong năm 2016, Viện Sức khỏe tâm thần khám và điều trị ngoại trú cho hơn 18 nghìn lượt bệnh nhân trầm cảm (chiếm 30%), điều trị nội trú 446 lượt bệnh nhân. Mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta từ 36.000 - 40.000 người. Đa số là do bệnh nhân cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng sống.

Bác sỹ Tâm chia sẻ: “Một thực tế là số lượng người đến khám vì bệnh lý tâm thần ngày càng tăng lên.Vào nghề được 15 năm nay, từ chỗ chỉ có 1-2 người khám sức khỏe tâm thần mỗi ngày thì nay con số đó tăng lên 200 trường hợp tại Viện. Riêng về trầm cảm, trung bình mỗi ngày có 50 bệnh nhân đến khám và điều trị về trầm cảm”.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, trong đó những năm gần đây do stress tăng lên. Áp lực cuộc sống cao, gặp nhiều sang chấn, người sống khép kín “nuốt nước mắt vào trong”... là những đối tượng có nguy cơ cao bị trầm cảm. Hội chứng trầm cảm cũng gặp tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.

Khi nào nên đi khám trầm cảm?

Theo các chuyên gia, có đến 80% bệnh nhân trầm cảm không được điều trị đúng chuyên khoa bởi từ các dấu hiệu, họ thường đến bác sĩ nội, bác sĩ đa khoa để khám.

Các chuyên gia cảnh báo: Có 10 dấu hiệu của trầm cảm cần chú ý như: Cảm giác buồn chán, trống rỗng; Khó tập trung suy nghĩ, hay quên; Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì; Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng; Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều; Hay cáu gắt, giận dữ; Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày; Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều; Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát… Ngoài ra, nhiều bệnh nhân trầm cảm còn được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa…

Bác sỹ Tâm lý giải: Trầm cảm không chỉ có 10 dấu hiệu này mà còn 18- 22 triệu chứng cơ thể nữa. Nếu liệt kê, ai cũng “giật mình” thấy mình có dấu hiệu cả. Tuy nhiên không phải cứ bỗng dưng xuất hiện một, hai dấu hiệu nhất thời trong ngày là bạn đã “quy kết” mình bị trầm cảm mà phải có tiêu chuẩn về thời gian. “Nếu không có yếu tố gì tác động, các triệu chứng này xuất hiện từ 2 tuần trở lên liên tục mới được chẩn đoán là trầm cảm”, BS Tâm nói.

Đặc biệt, có 3 dấu hiệu cần được chú ý hơn để chẩn đoán trầm cảm như: Khí sắc giảm (luôn ủ dột, u sầu, chán chường); Giảm ham thích so với trước đây (trước đây thích đi mua sắm, “buôn dưa lê” tám chuyện, xem phim… nay cũng không thích thú); Giảm năng lượng (dễ mệt mỏi). Bị trầm cảm giai đoạn nhẹ bệnh nhân có thể có 1 – 3 triệu chứng chủ yếu, và 1 – 2 triệu chứng phổ biến (7 trong số 10 triệu chứng trên đây). Giai đoạn trầm cảm nặng, bệnh nhân có đầy đủ 8 – 10 triệu chứng.

Qua nghiên cứu, các chuyên gia cho biết, phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm nhiều hơn nam giới 2 lần. Đó là bởi ở phụ nữ có sự thay đổi hormone ở lứa tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai, bị sảy thai, giai đoạn mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Trầm cảm là một rối loạn rất phổ biến trong dân số, nhưng chỉ có tỉ lệ thấp được phát hiện và điều trị theo đúng chuyên khoa. Rối loạn trầm cảm có thể chữa được để bệnh nhân ổn định và tái hòa nhập với xã hội, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

“Trầm cảm, hãy cùng trò chuyện”

Ngày Sức khoẻ thế giới (7/4) năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn chủ đề “Trầm cảm, hãy cùng trò chuyện”. Tại Việt Nam, vào sáng 7/4, tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chương trình Hưởng ứng.

6 điều cần tránh rơi vào “bẫy” trầm cảm:

- Rút lui khỏi xã hội: là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trầm cảm.

- Đắm chìm trong suy tư, tự vấn lỗi lầm do mình, diễn giải các sự kiện thông thường theo một cách tiêu cực.

- Giải quyết vấn đề bằng rượu, chất kích thích, gây nghiện: Đây là một kiểu hành xử đi kèm với trầm cảm. Điều này thường khiến trầm cảm trở nên tồi tệ hơn.

- Bỏ tập thể dục: Là dấu hiệu của một điều gì đó bất ổn trong cuộc sống.

- Ăn nhiều đồ ngọt: Có thể làm tâm trạng vui vẻ thêm một chút, nhưng chỉ là tạm thời, sau đó buồn bã trở lại.

- Suy nghĩ tiêu cực: Điều này sẽ khiến người đang buồn chán không muốn cố gắng phấn đấu, nỗi buồn càng nhiều và sâu sắc hơn nữa.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 19 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 3 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top