Món ăn đường phố: Ăn thịt nướng, xiên que, thực phẩm 'bẩn' nguy hiểm thế nào?
GĐXH - Nếu ăn phải thực phẩm "bẩn", điều nguy hiểm hơn cả là các chất độc sẽ tích tụ dần trong cơ thể gây ra các bệnh mạn tính, nguy hiểm.

Theo cảnh báo của Cục An toàn thực phẩm ( Bộ Y tế), hiện nay các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố ngày càng phổ biến ở các thành phố lớn như thịt nướng, xiên que...
Các quán hàng này bên cạnh tính tiện dụng, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm do điều kiện bảo quản, chế biến chưa đảm bảo, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, cũng như nguy cơ nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại.

Ảnh minh họa
Để tiếp tục tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm đã đề nghị Sở Y tế Hà Nội chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường giám sát, triển khai các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm, bao gồm:
Kiểm tra chặt chẽ nguồn nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, dầu mỡ chiên rán thực phẩm, đặc biệt đối với các mặt hàng thịt nướng, xiên que, đồ ăn nhanh… tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, thức ăn xung quanh trường học, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm, các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm cho chủ cơ sở, người kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Đồng thời, tuyên truyền cho người tiêu dùng, đặc biệt là học sinh tiểu học, trung học cơ sở lựa chọn quán ăn sạch sẽ, hạn chế ăn tại các khu vực bụi bặm, nơi có nhiều xe cộ, khói bụi, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ăn phải thực phẩm "bẩn" nguy hiểm thế nào?
Trước đó, trao đổi với PV Báo SKĐS, BS Lê Anh Tiến cho rằng nếu ăn phải thực phẩm "bẩn", điều nguy hiểm hơn cả là các chất độc sẽ tích tụ dần trong cơ thể gây ra các bệnh mạn tính, nguy hiểm. Cụ thể:
- Nếu ngộ độc kim loại mạn tính gây suy gan, suy thận, thoái hóa hệ thần kinh trung ương, sa sút trí tuệ, bệnh Parkinson, mất ngủ, lo âu, suy giảm trí nhớ, thậm chí suy tủy xương dẫn tới thiếu máu, giảm bạch cầu.
- Thực phẩm có dư lượng kháng sinh hoặc thuốc kích thích tăng trọng của gia súc sẽ tích tụ dần trong cơ thể có thể gây ra các hiện tượng phù, ứ nước trong cơ thể và các bệnh như rối loạn nhịp tim, kích thích hệ thần kinh làm lo âu, mất ngủ, căng thẳng, sau đó có thể gây suy nhược thần kinh. Bên cạnh đó, khi bị ngộ độc loại này, cơ thể dễ bị đề kháng với các loại kháng sinh nên khi cơ thể bị bệnh sẽ khó điều trị hơn.
Ngộ độc những chất vô cơ như formol, ure, hàn the... có thể gây ra tổn thương gan thận mạn tính cũng là nguy cơ gây ung thư và tổn thương tế bào não.
- Chất độc trong thực phẩm bẩn bị ô nhiễm các phụ gia, chất bảo quản hóa học không được phép sử dụng cho người hoặc quá liều cho phép đều có thể gây tổn hại cho các tế bào trong cơ thể và ảnh hưởng đến thế hệ sau. Bởi tế bào sinh sản của hệ sinh dục là một trong các tế bào dễ bị tổn thương nhất. Nếu bị tổn thương sẽ gây ức chế hoạt động của buồng trứng và tinh hoàn, tạo ra nhiều trứng non không đủ trưởng thành vẫn rụng trứng hoặc tạo ra các tinh trùng dị dạng khó thụ thai và dẫn đến vô sinh.

Ảnh minh họa
Một số dấu hiệu nhận biết thực phẩm "bẩn", không an toàn
Mùi vị, màu sắc, hình dạng bất thường: Thực phẩm bẩn thường có mùi hôi, vị lạ hoặc màu sắc, hình dạng không tự nhiên. Ví dụ, thịt có mùi hôi, ôi, cá có mùi tanh nồng, rau củ quả có màu sắc sặc sỡ,...
Thành phần, nhãn mác không rõ ràng: Thực phẩm bẩn thường không có nhãn mác hoặc nhãn mác không đầy đủ, không rõ ràng. Ví dụ, thực phẩm không có ngày sản xuất, hạn sử dụng, không có thông tin về thành phần,...
Điều kiện bảo quản không đảm bảo: Thực phẩm bẩn thường được bảo quản trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh, như để ở nơi ẩm ướt, bụi bẩn,...
Giá cả bất thường: Thực phẩm bẩn thường có giá rẻ hơn so với thực phẩm an toàn.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 6 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.