Một trong những tai biến sản khoa rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi
Tiền sản giật là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Tiền sản giật cần sàng lọc thật sớm để có biện pháp dự phòng.
Từ tuần 32 của thai kỳ, chị Lê Thị Thu T. (SN 1984, Hà Nội) bắt đầu xuất hiện tình trạng phù kèm theo đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, chỉ số protein niệu cao, ảnh hưởng chức năng gan, chức năng phổi. Sản phụ có tiền sử mổ đẻ 2 lần, cùng với đó đang điều trị tiểu đường thai kỳ.
Nhập viện điều trị tại khoa Đẻ tự nguyện D3, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chị T. được đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế chăm sóc và theo dõi sát sao. Nhận định đây là trường hợp tiền sản giật nặng, các bác sĩ quyết định mổ chủ động ở tuần 35 để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả sản phụ và em bé.
Ca mổ được thực hiện bởi PGS. TS. BS. Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện, Ths.Bs CKII Nguyễn Hùng Sơn - Trưởng khoa Đẻ tự nguyện D3 cùng ekip. Kết quả, 15h16 ngày 19/1/2021, một bé trai và một bé gái đều có cân nặng 2300g cất tiếng khóc chào đời. Sau mổ, tình trạng sức khỏe của mẹ và em bé đều ổn định, hiện đang được chăm sóc tại khoa D3.
Tiền sản giật là một hội chứng thai nghén toàn thân và thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Thống ....
Chị Nguyễn Thị H. (SN 1972, Hà Nội) cảm thấy vô cùng mãn nguyện khi đón con đầu lòng sau 28 năm hiếm muộn.
Tuy nhiên, từ tháng thứ 3 của thai kỳ, chị được phát hiện tiểu đường thai kỳ, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mang thai ở tuổi đã cao, chị xuất hiện triệu chứng phù chân - dấu hiệu điển hình của bệnh lý tiền sản giật.
Đi khám tại cơ sở y tế gần nhà, chị được khuyên tới khám tại bệnh viện tuyến trên để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi. Ngày 13/11/2020, tuần 34 của thai kỳ, chị tới khám và được chỉ định nhập viện tại khoa Sản bệnh A4 - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội để theo dõi hiện tượng tiền sản giật. Qua siêu âm, chị được phát hiện nhân xơ tử cung kích thước 71 x 47 x 74mm. Được biết, chị có tiền sử mổ u xơ tử cung một lần vào năm 2012.
Trong quá trình dưỡng thai tại khoa A4, chị được các bác sĩ theo dõi sát sao, hiện tượng phù chân được cải thiện. Sang tuần 35, chị được chỉ định mổ chủ động để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Tiền sản giật là rối loạn thai nghén do huyết áp cao, phù và protein niệu. Bệnh bắt đầu từ tuần 20 của thai kỳ và nếu không chữa trị sẽ dẫn đến co giật (hay được gọi là sản giật).
![]() |
TS BS Đinh Thúy Linh. |
Theo TS. BS. Đinh Thuý Linh - Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh & sơ sinh, đối tượng của tiền sản giật rất rộng. Hơn 10 triệu thai phụ trên khắp thế giới mắc bệnh lý tiền sản giật hàng năm. Hơn 2.5 triệu ca sinh non do tiền sản giật mỗi năm.
Đây là rối loạn thai nghén do huyết áp cao, phù và protein niệu. Bệnh bắt đầu từ tuần 20 của thai kỳ và có thể kéo dài đến 6 tuần sau sinh. Nếu không chữa trị sẽ dẫn đến co giật (hay được gọi là sản giật).
Không chỉ ảnh hưởng đến mẹ, tiền sản giật còn ảnh hưởng tới đứa trẻ. Bác sĩ Linh cho biết trong giai đoạn đầu của bệnh, thai phụ thường không có triệu chứng rõ rệt. Tuy vậy tiền sản giật có thể tiến triển rất nhanh. Hầu hết thai phụ bị tiền sản giật đều phải nhập viện điều trị, thai nhi có nguy cơ sinh non cao.
Các trường hợp tiền sản giật có biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ nếu không được điều trị kịp thời.
Tiền sản giật xảy ra sớm trong thời kỳ mang thai có khả năng dẫn đến sinh non. Một số trường hợp tiền sản giật nặng sẽ gây rau bong non, thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trường hợp nặng, thai nhi thậm chí có thể tử vong trong bụng mẹ.
Việc điều trị dự phòng các trường hợp nguy cơ cao sẽ giúp giảm gần 70% các trường hợp tiền sản giật nói chung và gần 90% các trường hợp để non trước 32 tuần.
Từ thời điểm tuần thứ 11 đến tuần 14 của thai kỳ, thai phụ có thể thực hiện sàng lọc tiền sản giật để phát hiện bệnh kịp thời. 3 bước sàng lọc tiền sản giật bao gồm: Đo huyết áp, siêu âm đo doppler động mạch tử cung và lấy máu xét nghiệm.
Theo Infonet

Bài tập 15 phút mỗi ngày giúp giảm nguy cơ tử vong sớm
Sống khỏe - 1 giờ trướcCó rất nhiều biện pháp nhằm tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và nguy cơ tử vong sớm. Trong đó, việc thực hiện đều đặn bài tập 15 phút dưới đây góp phần giúp bạn đạt được mục tiêu sống lâu và khỏe mạnh hơn.

Người phụ nữ 54 tuổi ở Thanh Hóa suy gan nặng, chỉ số viêm cao gấp 30 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy gan thừa nhận phát hiện viêm gan B từ hơn 30 năm trước nhưng không điều trị gì. 3 năm gần đây, bà có thói quen tự mua thuốc giảm đau sử dụng kéo dài mà không qua thăm khám.

Dịp nghỉ lễ 30/4, một người chết não hiến tạng cứu sống 6 người
Y tế - 17 giờ trướcBệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) trong dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua đã thực hiện thành công ca ghép tạng từ 1 người chết não hiến tạng giúp cứu sống 6 người.

Mùa hè nắng nóng, khi nào nên thải độc gan, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - 3 nhóm người cần chú trọng làm mát gan, thải độc gan trong ngày hè nắng nóng là những người có lối sống thiếu khoa học, người cao tuổi và người hay uống rượu bia.

Cha mẹ ôm con 3 tuổi đi cấp cứu lúc nửa đêm sau 'sự cố' hy hữu
Y tế - 22 giờ trướcKhi trẻ đang chơi ở trong thì nhà bất ngờ đàn ong bay vào đốt, sau đó trẻ xuất hiện tình trạng sốc phản vệ nên đã được gia đình đưa đi cấp cứu.

Kiểu ăn giúp phụ nữ châu Á giảm 41% nguy cơ một loại ung thư
Sống khỏe - 23 giờ trướcMột nghiên cứu kiểu ăn giúp gia tăng tuổi thọ vừa được chứng minh là đem lại lợi ích đặc biệt đối với phụ nữ châu Á.

Uống nước lá tía tô với gừng có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 ngày trướcLá tía tô và gừng là một loại rau, gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tía tô và gừng được trồng khắp đất nước Việt Nam chúng được sử dụng như một gia vị và sử dụng như một loại thuốc y học cổ truyền.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.

Tại sao đàn ông khỏe hơn nhưng tuổi thọ lại ngắn hơn phụ nữ?
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Điều tra Dân số Liên hợp quốc, tuổi thọ trung bình của nam giới ngắn hơn nữ giới từ 5 đến 10 năm và khoảng cách này đang ngày càng gia tăng ở một số quốc gia.

Một số mẹo để hạn chế ăn mặn ở bệnh nhân bị tăng huyết áp
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Để giúp kiểm soát lượng muối tiêu thụ mỗi ngày, bệnh nhân tăng huyết áp có thể áp dụng một số mẹo trong bài viết dưới đây.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.