MS 889: Giọt nước mắt đắng cay của nữ giáo viên mầm non Hải Dương mắc ung thư di căn
GĐXH - Từ một giáo viên mầm non mạnh khỏe, chuyên môn vững, với bao ước mơ, hoài bão nhưng căn bệnh hiểm nghèo mắc phải đã khiến cho cuộc sống của cô Hạnh thay đổi lớn, kèm theo đó là những khó khăn bủa vây...
"Tôi sốc nặng, nghĩ quẩn khi biết tin..."
Hơn 5 tháng nay, người dân xã Quảng Nghiệp, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) đều xót xa mỗi khi nhắc đến hoàn cảnh thương tâm của cô giáo Lê Thị Hạnh (SN 1983, trú tại thôn Kiêm Tân) và căn bệnh hiểm nghèo cô đang mắc phải. Từ một giáo viên mầm non vốn khỏe mạnh, tự tin, có gần 20 năm trong nghề, yêu trẻ…, giờ đây cô Hạnh đang lâm vào cảnh khốn khó bủa vây vì không may mắc bệnh ung thư di căn.
Chúng tôi gặp cô Lê Thị Hạnh đúng vào thời điểm nữ giáo viên mầm non đang dạy trẻ trên lớp. Nhìn cô vui đùa bên các cháu, không ai thể nghĩ rằng, phía sau những ánh mắt vui tươi, nụ cười rạng rỡ kia là nghị lực của người phụ nữ khổ hạnh đang phải giành giật sự sống, chống chọi với căn bệnh quái ác.


Nén nỗi đau bệnh tật, cô Hạnh dành thời gian bên trẻ thơ.
Cô Hạnh nói giọng chua xót: "Lúc này không vui vẻ, không tự tin không được anh ạ! Nửa năm qua, tôi đã trải qua quá nhiều đớn đau, khổ cực của bệnh tật. Nhiều lúc tôi đã nghĩ quẩn muốn giải thoát cho bản thân. Nhưng tôi không thể, vì phía sau còn gia đình, các con nhỏ, đồng nghiệp và những học sinh thân yêu. Còn lúc nghe bác sĩ kết luận bệnh, tôi bị sốc, òa khóc, thấy lo sợ mọi thứ, lo không có tiền chạy chữa, sợ các con bỏ học và sợ bản thân không còn trên cõi đời này nữa".
Hướng ánh mắt về phía xa xăm như đang cố tìm kiếm điều gì đó bình an, cô Hạnh kể cho chúng tôi nghe về căn bệnh quái ác bất ngờ đến với bản thân như một định mệnh, cuộc sống khốn khó hiện nay và nỗi sợ khi phải đổi mặt với thực tế. Suốt câu chuyện ngắn ngủi đó là những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt mệt mỏi, tiếng khóc nấc nghẹn của nữ giáo viên mầm non cũng như sự đớn đau cho số phận hẩm hiu.

Giọt nước mắt đớn đau của nữ giáo viên mầm non mắc bệnh trọng.
Cô kể, vào tháng 4/2023, cô thấy trên ngực phải có hiện tượng nổi từng cục, nhưng thời điểm đó gia đình đang có nhiều chuyện phải lo nên bản thân cô chưa thể đi khám. Càng ngày, những cục trên ngực phải của cô càng to dần khiến nữ giáo viên lo lắng, bất an. Gần 1 tháng sau, cô Hạnh đi kiểm tra sức khỏe tại phòng khám gần nhà và được bác sĩ khuyên lên tuyến trên kiểm tra sinh thiết (tế bào). Ít ngày sau, cô cùng chồng lên Bệnh viện K3 Tân Triều (Hà Nội) khám và được bác sĩ kết luận bị ung thư vú (bên phải) nhưng đã di căn vào nách.
"Nhận được tin dữ, tôi suy sụp hoàn toàn và không còn biết gì nữa. Lúc đó bản thân nghĩ nhiều lắm, nghĩ đến các con, nghĩ đến gia đình, nghĩ đến bố mẹ và người em út xấu số đột ngột qua đời cách đó 1 năm. Được sự động viên của bác sĩ, người thân, đồng nghiệp, tôi dần lấy lại cân bằng trong cuộc sống và bắt đầu bước vào hành trình giành giật sự sống cho bản thân. Tôi nhớ như in, hôm tôi nhập viện để chuyển tuyến cũng là ngày con gái đầu lòng hoàn thành kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT Gia Lộc II", nữ giáo viên mầm non tâm sự.

Cô Hạnh vui đùa bên con gái út 3 tuổi.
Sau ca mổ ung thư vú, nạo vét hạch vào đầu tháng 6/2023; từ tháng 7 đến giữa tháng 10/2023, cô Hạnh hoàn thành 8 đợt truyền hóa chất tại Bệnh viện K3 Tân Triều và bắt đầu từ tháng 11 này, nữ giáo viên bước vào 25 mũi xạ trị kèm theo uống thuốc nội tiết 5 năm. Cũng từ khi đổ bệnh đến nay, gia đình cô đã phải đi vay mượn để điều trị, chạy chữa bệnh cho cô.
Cần lắm những vòng tay yêu thương, san sẻ
Theo lời kể của nữ giáo viên, cô là con thứ 2 trong gia đình có 4 chị em và gia đình sinh sống tại huyện Thái Thụy (Thái Bình). Mẹ của cô lại sinh tại xã Quảng Nghiệp (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) nên sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp sư phạm tỉnh Thái Bình (chuyên ngành mầm non), cô Hạnh xin về công tác tại quê mẹ đẻ - trường mầm non xã Quảng Nghiệp từ đó đến nay. Cũng tại mảnh đất này, cô đã bén duyên với anh Nguyễn Văn Doanh.

Hình ảnh cô Lê Thị Hạnh trước khi được phát hiện bị bệnh ung thư.

Cô Hạnh kể: "Sau khi truyền hóa chất lần 3, tóc tôi bắt đầu bị rụng...".
Kết hôn xong, cô Hạnh tiếp tục công việc giáo viên mầm non tại địa phương, còn anh Doanh lên miền ngược Hà Giang làm cơ khí. Gom được ít vốn liếng, chồng cô trở về địa phương lập nghiệp mong được ở gần vợ con; tuy nhiên công việc không được thuận lợi khiến vợ chồng cô vốn đã khó khăn, giờ lại mang thêm khoản nợ lớn…
Những năm học trước đây khi cô chưa đổ bệnh, từ cuối tháng 10 và tháng 11, cô bận nhiều việc. Ngoài công việc chuyên môn, cô cùng đồng nghiệp dạy trẻ múa hát để chuẩn chị cho ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Còn năm nay thì khác, có lẽ đây là năm học buồn nhất của cô từ khi vào nghề. Sau khi đổ bệnh, thời gian cô điều trị tại viện còn nhiều hơn ở nhà. Mỗi khi kết thúc đợt truyền hóa chất, cơ thể hồi lại, cô Hạnh lại ra trường, lớp để được vui cùng trẻ, hỗ trợ đồng nghiệp và cũng là thoả niềm nhớ thương học trò của mình.

Những giây phút hiếm hoi được chăm con của nữ giáo viên mầm non từ khi đổ bệnh.
Cô Hạnh tâm sự: "Gần 20 năm công tác, bao khó khăn vất vả, tôi cùng đồng nghiệp đều đã vượt qua. Tuy nhiên, chưa năm học nào tôi thấy buồn và hụt hẫng như lúc này. Ngày khai giảng năm học mới, tôi đang thực hiện hóa trị. Còn ngày 20/11 năm nay, tôi sẽ không được chung vui với đồng nghiệp và các cháu bởi theo kế hoạch, tuần sau tôi sẽ lên viện thực hiện xạ trị sau khi hết thúc 8 đợt truyền hóa chất. Buồn lắm, đau lắm, nhớ trường lớp, nhớ các con... nhưng biết làm thế nào được".
Con gái lớn của cô Hạnh là Nguyễn Thi Ngọc Lan (SN 2008) đang học lớp 10K Trường THPT Gia Lộc II (huyện Gia Lộc); cháu thứ hai Nguyễn Minh Khang (SN 2013) đang học lớp 5A trường tiểu học Quảng Nghiệp và cháu út Nguyễn Kim Ngân (SN 2020) đang học lớp 3 tuổi trường mầm non địa phương. Từ khi biết mẹ đổ bệnh, con gái lớn của cô nhiều lần xin với mẹ được nghỉ học để đi làm công ty, vừa bớt đi gánh nặng tiền bạc, vừa có thêm thu nhập cho mẹ chữa bệnh. Mỗi lần nghe con gái nói vậy, cô Hạnh lại đau như thắt từng khúc ruột. Thương con, cô luôn động viên con tiếp tục học, không được nghỉ giữa chừng…

Nỗi lòng của cô Hạnh khi phải xa trường, xa lớp, xa trẻ và đồng nghiệp để đi bệnh viện điều trị.
Trao đổi với PV, cô Nguyễn Thị Thanh - Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Quảng Nghiệp cho hay, 19 năm công tác tại trường, cô Hạnh không chỉ là giáo viên nhiệt tình, chịu khó, vững chuyên môn, có trách nhiệm công việc mà còn là tổ trưởng chuyên môn, nhiều năm đạt giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua. Khi biết tin cô Hạnh không may mắc bệnh trọng, BGH nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho cô đi điều trị và bố trí những công việc phù hợp…
"Gia đình cô Hạnh hiện có hoàn cảnh khó khăn nhất trường chúng tôi và không may bản thân bệnh trọng. Vừa qua, tập thể nhà trường, người ít, người nhiều gom góp động viên để cô Hạnh có thêm kinh phí chạy chữa. Tuy nhiên, số tiền nhỏ nhoi đó không thể làm vơi đi khó khăn mà cô đang gặp phải. Thay mặt nhà trường, tôi mong mọi người, tổ chức, cá nhân hãy giang rộng vòng tay giúp đỡ, hỗ trợ cô Hạnh trong lúc khó khăn này", Phó Hiệu trưởng nhà trường tâm sự.

Cô Lê Thị Hạnh đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của mọi người.
Chia tay cô Hạnh trong buổi trưa muộn, tiếng khóc nấc nghẹn, ánh mắt ngấn lệ và gương mặt u buồn của nữ giáo viên mầm non cứ ám ảnh chúng tôi. Mùa đông năm nay đã đến nhưng chúng tôi tin sẽ không lạnh giá đối với cô Hạnh, bởi bên cô sẽ luôn có sự đồng hành, san sẻ yêu thương, hay chí ít là những món quà ấm tình người dành cho nữ giáo viên mầm non khi ngày 20/11 đang đến gần.
Mọi sự giúp đỡ gia đình cô Lê Thị Hạnh - Mã số 889 xin gửi về:
1. Cô Lê Thị Hạnh, thôn Kiêm Tân, xã Quảng Nghiệp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.suckhoedoisong.vn. Đề gửi: Mã số 889
3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Sức khỏe và Đời sống. Địa chỉ 138A Giảng Võ, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Đề gửi: Mã số 889
Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/0333490727.
4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) CN Ba Đình – Hà Nội: Tên tài khoản - Báo Sức khỏe và Đời sống. Số tài khoản: 113.000.000.282.
5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) CN Ba Đình – Hà Nội: Tên tài khoản - Báo Sức khỏe và Đời sống. Số tài khoản: 061.100.191.1287.
Đề gửi Mã Số 889

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể
Cảnh ngộ - 1 ngày trướcGĐXH - Bị bỏng điện cao thế với diện tích bỏng lên tới 55% cơ thể, tính mạng tưởng chừng không giữ nổi. Hai năm sau tai nạn định mệnh, em Hồ Như Thanh vẫn đang chiến đấu không ngơi nghỉ với những cơn đau, sẹo co kéo và chuỗi ngày điều trị kéo dài tưởng như vô tận.

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ
Cảnh ngộ - 5 ngày trướcGĐXH - Ở cái tuổi đáng ra được an hưởng tuổi già, ông Trần Văn Bổn (trú tại phường Phong Hòa, thị xã Phong Điền, TP Huế) vẫn từng ngày gồng gánh gia đình, chăm sóc con gái bị tâm thần và đứa cháu ngoại mắc bệnh nặng.

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Tai nạn kinh hoàng do sét đánh trúng người khi đang phụ mẹ ngoài đồng khiến em Nguyễn Đình Lộc đang rất nguy kịch. Giờ đây tính mạng của em mong manh như sợi chỉ, rất cần sự chung tay của cộng đồng.

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình éo le nhưng số phận khắc nghiệt hơn khi em Sừng Té Tuấn, người dân tộc Hà Nhì, bị mắc căn bệnh ung thư biểu mô. Cơ thể em ngày một gầy yếu, tiều tụy vì bệnh tật, trong khi gia đình có hoàn cảnh vô cùng nghèo khó.

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH - “Vợ chồng tôi đã cố gắng chỉ cần con còn hơi thở, chúng tôi sẽ không buông tay, nhưng giờ thật sự kiệt sức rồi…” – người cha nghèo nghẹn ngào nói và cầu xin sự giúp đỡ của cộng đồng để có cơ hội cứu con trai.

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH - Ở tuổi 44, trong khi nhiều người đã yên ổn với công việc và gia đình, chị Nguyễn Thị Huyên ở xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vẫn phải từng ngày chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo. Hoàn cảnh của chị đặc biệt éo le, đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

MS 1010: Người đàn ông dân tộc Thái rơi vào túng quẫn, nguy kịch sau tai nạn cần được giúp đỡ
Cảnh ngộ - 3 tuần trướcGĐXH - Cuộc sống vốn đã chật vật với nương ngô, rẫy sắn, nhưng tai nạn bất ngờ ập xuống với anh Lò Văn Sơn – người dân tộc Thái đã khiến gia đình anh rơi vào kiệt quệ, đang cần sự trợ giúp.

MS 1009: Xót xa gia cảnh của người lính mang trong mình chất độc da cam với cuộc chiến giành lại sự sống nơi giường bệnh
Cảnh ngộ - 1 tháng trướcGĐXH – Từng là người lính, sau nhiều năm cống hiến, hi sinh, giờ ông lại phải chiến đấu thêm một trận chiến nữa – trận chiến giành giật sự sống với căn bệnh u gan quái ác. Một người con trai của ông bị bệnh thần kinh. Hiện gia đình ông đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của mọi người.

MS 1008: Chàng trai 22 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình kiệt quệ kinh tế, đang rất cần sự giúp đỡ
Cảnh ngộ - 1 tháng trướcGĐXH - Suốt 6 năm điều trị không ngừng nghỉ, bệnh liên tục tái phát và di căn khiến Hào suy kiệt, còn gia đình thì lâm vào cảnh khánh kiệt, rất cần sự trợ giúp.

MS 1007: Mẹ già bệnh tật chăm con bại liệt suốt 30 năm
Cảnh ngộ - 1 tháng trướcGĐXH - Suốt hơn 30 năm qua, bà Hoàng Thị Quý (68 tuổi) vẫn lặng lẽ, cần mẫn chăm sóc con trai bại liệt và người em gái bệnh tật, dù bản thân cũng mang nhiều bệnh trong người.

MS 1007: Mẹ già bệnh tật chăm con bại liệt suốt 30 năm
Cảnh ngộGĐXH - Suốt hơn 30 năm qua, bà Hoàng Thị Quý (68 tuổi) vẫn lặng lẽ, cần mẫn chăm sóc con trai bại liệt và người em gái bệnh tật, dù bản thân cũng mang nhiều bệnh trong người.