Hà Nội
23°C / 22-25°C

MS 936: ‘Mẹ ơi, chân con đâu rồi?'

Thứ ba, 10:58 25/06/2024 | Cảnh ngộ

GĐXH – Nghe câu hỏi của cô con gái 6 tuổi sau khi phải cưa mất 1 bên chân vì tai nạn, người mẹ nghèo đau thắt lòng. Cô bé hiện vẫn đang phải điều trị tại BV Hữu nghị Việt Đức và rất cần sự chung tay của mọi người khi hoàn cảnh gia đình khó khăn.

MS 934: Mẹ già đau yếu, nam thanh niên nguy kịch vì điện giật, đau đớn trên giường bệnhMS 934: Mẹ già đau yếu, nam thanh niên nguy kịch vì điện giật, đau đớn trên giường bệnh

GĐXH – Đang đi làm thuê, không may anh Quy bị điện giật gây bỏng nặng. Hiện anh đang trong tình trạng nguy kịch, suy thận cấp vì ảnh hưởng, trong khi mẹ anh đau yếu không thể lo được.

Tai nạn bất ngờ cướp đi một bên chân

Chị Nguyễn Thị Chinh ở xóm Minh Hải, xã Hải Chiều, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định vừa nghe PV hỏi thăm về cô con gái của mình thì giọng đã nghẹn lại. Phải mất một hồi lâu, chúng tôi mới bắt đầu được câu chuyện. Chị kể, tai nạn bất ngờ xảy đến với cô con gái của chị là Vũ Thị Khánh An, 6 tuổi, vào ngày 4/6.

Như mọi khi, con gái của chị đi chơi cùng với các bạn ở trong xóm. Hôm đó, không may cái cổng bất ngờ đổ ập xuống, đè vào chân của con. Ngay sau đó, bé Khánh An đã được đưa đi cấp cứu ở tuyến tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng của con nặng nên sau khi sơ cứu và truyền máu, các bác sĩ đã chuyển gấp con lên BV Hữu nghị Việt Đức điều trị. Khi biết con sẽ phải cắt bỏ đi một phần chân vì tổn thương dập nát sau tai nạn, chị Chinh vô cùng bàng hoàng.

MS 936: ‘Mẹ ơi, chân con đâu rồi? - Ảnh 2.

Bé Khánh An đã phải cưa mất một bên chân sau tai nạn

Bé Khánh An vào viện trong tình trạng tâm lý bất ổn. Tại bệnh viện, bác sĩ đã xác định bé Khánh An bị gãy hở IIIC xương đùi cẳng chân trái, tổn thương động mạch khoeo trái. Các bác sĩ đã tiến hành cắt lọc hoại tử, phẫu thuật cắt cụt 1/3 trên cẳng chân trái. Hiện tại, Khánh An vẫn đang được theo dõi tích cực sau phẫu thuật. Thời gian tới, Khánh An có chỉ định tạo hình che phủ khuyết da. Hành trình điều trị của bé Khánh An sẽ còn dài.

"Với những vết thương này, sau có thể lắp chân giả hỗ trợ nhưng trẻ sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Dù lắp chân giả, trẻ cũng gặp những hạn chế trong vận động" – chị Tâm - cán bộ phòng CTXH của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức chia sẻ.

"Trả lại chân cho con đi"

Suốt gần tháng qua túc trực bên con, chị Chinh vẫn tự dằn vặt bản thân vì tai nạn của con, nhất là ngày đêm chứng kiến con phải chịu cơn đau giằng xé. Sau phẫu thuật, bé Khánh An tâm lý không được ổn định, hay quấy khóc.

"Tỉnh lại sau phẫu thuật, câu đầu tiên mà Khánh An hỏi là ‘Mẹ ơi, chân con đâu rồi? Trả lại chân cho con đi". Nghe con nói mà đau đớn quá, làm sao có thể trả lại cho con phần chân đã mất đi được đây" – chị Chinh nghẹn ngào nói.

MS 936: ‘Mẹ ơi, chân con đâu rồi? - Ảnh 3.

Chị Chinh lo lắng tương lai của con khi đã mất đi một bên chân

Chị Chinh cũng chẳng thể ngủ được ngon giấc vì đêm nào con cũng giật mình thon thót, khóc vì đau đớn. Lo cho con, chị Chinh càng lo việc điều trị của con tốn kém mà gia đình chẳng biết dựa vào đâu. Theo chia sẻ của chị, ngày nhập viện, gia đình vét sạch những đồng tiền có được trong nhà cũng chỉ được vài triệu đồng. May có anh em, bạn bè và mọi người xung quanh trợ giúp gom góp để có tiền đưa con lên Hà Nội điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị của con kéo dài, số tiền vay mượn được đến giờ cũng đã cạn. Tới đây, Khánh An vẫn còn có những chỉ định điều trị phức tạp với chi phí tốn kém.

Hoàn cảnh gia đình chị Chinh còn gặp nhiều khó khăn. Vợ chồng chị có 5 người con. Anh em trong nhà ai cũng cảnh khó nên chỉ hỗ trợ được phần nào. Cuộc sống vốn đã khó khăn, con bị tai nạn nặng như này càng đè lên vai hai vợ chồng chị Chinh.

Nhà đông con, để lo cho các con, vợ chồng chị Chinh đã xoay đủ kiểu. Ai kêu gì làm đó, vợ chồng làm thuê, dệt lưới bắt cá… miễn đủ tiền sống tằn tiện lo cho các con tới trường. Bởi vậy, vợ chồng chị Chinh luôn ở cảnh ‘giật gấu vá vai’, ngày nào cũng lo làm từ sớm đến tận khuya. Niềm hạnh phúc với anh chị là các con yêu thương nhau, ngoan ngoãn, ở nhà bảo ban nhau học tập.

Nói đến đây, chị Chinh lại nghẹn ngào bảo: "Con tới đây sẽ vào lớp 1. Em chưa biết phải tính sao đây? Con bị mất phần chân thế này làm sao tự đi lại được, có đến trường được không. Em cũng chưa biết sẽ phải đồng hành cùng con như thế nào?". Những câu hỏi liên hồi của người mẹ nghèo ấy khiến người nghe càng xót xa. Mong sao, qua sự kết nối này, bé Khánh An có được sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm để điều trị thuận lợi, lắp được chân để tới đây con vẫn có thể đến trường bình thường.

Mọi sự giúp đỡ gia đình chị Chinh - Mã số 936 xin gửi về:

1. Chị Nguyễn Thị Chinh ở xóm Minh Hải, xã Hải Chiều, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.suckhoedoisong.vn. Đề gửi: Mã số 936

3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái" tại tòa soạn Báo Sức khỏe và Đời sống. Địa chỉ 138A Giảng Võ, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Đề gửi: Mã số 936

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/0343869833

4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) CN Ba Đình – Hà Nội: Tên tài khoản - Báo Sức khỏe và Đời sống. Số tài khoản: 113.000.000.282.

5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) CN Ba Đình – Hà Nội: Tên tài khoản - Báo Sức khỏe và Đời sống. Số tài khoản: 061.100.191.1287.

6. Ủng hộ USD qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) CN Ba Đình – Hà Nội: Tên tài khoản - Báo Sức khỏe và Đời sống. Số tài khoản: 118.000.202.194 (USD)

Đề gửi Mã Số 936

MS 935: Xót thương hoàn cảnh bố bệnh nặng, 3 người con có nguy cơ bỏ học giữa chừngMS 935: Xót thương hoàn cảnh bố bệnh nặng, 3 người con có nguy cơ bỏ học giữa chừng

GĐXH - Hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng anh Kim ai thuê gì làm nấy để có tiền trang trải cuộc sống và lo cho 3 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học. Thế nhưng, từ khi anh Kim gặp tai nạn trên đường đi làm về, gia đình anh càng trở nên khánh kiệt hơn.

Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 937: Xót xa gia cảnh hai mẹ con nương tựa nhau trong ngôi nhà xập xệ chỉ 9m2, giờ tính mạng con trai lại nguy kịch vì tai nạn

MS 937: Xót xa gia cảnh hai mẹ con nương tựa nhau trong ngôi nhà xập xệ chỉ 9m2, giờ tính mạng con trai lại nguy kịch vì tai nạn

Cảnh ngộ - 21 giờ trước

GĐXH – Hai mẹ con Tùng sống nương tựa vào nhau trong một túp lều nhỏ rộng chừng 9m2. Phải nghỉ học sớm đi làm vì hoàn cảnh, thế nhưng tai họa ập đến khi trên đường đi làm về, Tùng không may bị tai nạn và đang phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

MS 935: Xót thương hoàn cảnh bố bệnh nặng, 3 người con có nguy cơ bỏ học giữa chừng

MS 935: Xót thương hoàn cảnh bố bệnh nặng, 3 người con có nguy cơ bỏ học giữa chừng

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH - Hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng anh Kim ai thuê gì làm nấy để có tiền trang trải cuộc sống và lo cho 3 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học. Thế nhưng, từ khi anh Kim gặp tai nạn trên đường đi làm về, gia đình anh càng trở nên khánh kiệt hơn.

MS 934: Mẹ già đau yếu, nam thanh niên nguy kịch vì điện giật, đau đớn trên giường bệnh

MS 934: Mẹ già đau yếu, nam thanh niên nguy kịch vì điện giật, đau đớn trên giường bệnh

Vòng tay nhân ái - 1 tuần trước

GĐXH – Đang đi làm thuê, không may anh Quy bị điện giật gây bỏng nặng. Hiện anh đang trong tình trạng nguy kịch, suy thận cấp vì ảnh hưởng, trong khi mẹ anh đau yếu không thể lo được.

MS 933: Xót xa hoàn cảnh bé gái suốt hơn 4 năm sống thực vật vì bệnh tật

MS 933: Xót xa hoàn cảnh bé gái suốt hơn 4 năm sống thực vật vì bệnh tật

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH - Từ khi sinh ra, bé Huyền đã bị hở hàm ếch, thoái hóa cơ tủy. Nhiều năm cùng con chống chọi với bệnh tật, gia đình con đến nay đã sức cùng lực kiệt, mong có sự giúp đỡ từ mọi người.

MS 932: Xót thương nam thanh niên mồ côi bị bỏng nặng, có nguy cơ phải cắt bỏ cả 2 tay

MS 932: Xót thương nam thanh niên mồ côi bị bỏng nặng, có nguy cơ phải cắt bỏ cả 2 tay

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Trong lúc đang đi làm thuê, Định không may bị bỏng nặng do chập điện. Để giữ tính mạng, Định đã buộc phải cắt bên tay trái. Nam thanh niên hiện vẫn còn trong tình trạng nguy kịch, cần sự giúp đỡ của mọi người.

MS 931: Lời khẩn cầu của người mẹ nghèo đơn thân nuôi con ung thư

MS 931: Lời khẩn cầu của người mẹ nghèo đơn thân nuôi con ung thư

Vòng tay nhân ái - 3 tuần trước

GĐXH - Kinh tế gia đình quá khó khăn, chị Thuận không đủ khả năng để tiếp tục xạ trị cho con. Người mẹ nghèo rơi vào trầm uất nặng nề khi hằng ngày phải chứng kiến con mình quằn quại, đau đớn.

MS 930: Bé gái bị khối u não mong được sự giúp đỡ để được phẫu thuật

MS 930: Bé gái bị khối u não mong được sự giúp đỡ để được phẫu thuật

Cảnh ngộ - 4 tuần trước

GĐXH – Trải qua 3 lần phẫu thuật, sức khỏe của cháu Ngọc vẫn chưa ổn định trở lại. Nhiều năm chạy chữa bệnh, đến nay gia đình đã khánh kiệt nên rất cần sự chung tay của bạn đọc để việc điều trị của Ngọc được tiếp tục.

MS 929: Xót xa trước ước mong của bé gái 12 tuổi mất đi đôi tay vì bỏng điện

MS 929: Xót xa trước ước mong của bé gái 12 tuổi mất đi đôi tay vì bỏng điện

Cảnh ngộ - 1 tháng trước

GĐXH – Tai nạn bỏng điện trong lúc trông em nhỏ 2 tuổi đã 'cướp' đi đôi bàn tay của bé Chinh. Hiện giờ mọi sinh hoạt, Chinh đều nhờ vào sự chăm sóc của người cha. Cô bé mong một ngày mình có thể lắp tay giả để được tiếp tục đến trường.

MS 927: Xót xa gia cảnh nữ sinh nhiều năm chiến đấu với bệnh thận hư, bố sức khỏe yếu vẫn phải đi bốc vác

MS 927: Xót xa gia cảnh nữ sinh nhiều năm chiến đấu với bệnh thận hư, bố sức khỏe yếu vẫn phải đi bốc vác

Cảnh ngộ - 1 tháng trước

GĐXH – "Nhìn con giờ ngày càng gầy yếu với đủ bệnh trên người từ hội chứng thận hư, viêm khớp dạng thấp… mà người làm mẹ như tôi lo lắng lắm. Nhưng tôi không biết phải làm thế nào vì gia đình đã hết khả năng lo kinh phí, mà bệnh của con lại cần điều trị lâu dài" – bà Vũ Thị Linh nghẹn ngào.

MS 926: Bị bỏng điện cao thế, người đàn ông dân tộc liệt hai chân, lo lắng khi điều trị không có bảo hiểm y tế

MS 926: Bị bỏng điện cao thế, người đàn ông dân tộc liệt hai chân, lo lắng khi điều trị không có bảo hiểm y tế

Cảnh ngộ - 1 tháng trước

GĐXH – Không may bị bỏng điện cao thế, anh Lù Văn Thim ở Lai Châu liệt hai chân, phải cắt bỏ nhiều chi ở tay. Gia đình người đàn ông dân tộc này đang rơi vào đường cùng khi chi phí điều trị quá lớn cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

Top