Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mùa đông ngâm chân rất tốt cho sức khỏe, nhưng nhóm người này tuyệt đối đừng làm, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng

Thứ sáu, 08:38 22/01/2021 | Sống khỏe

Mặc dù ngâm chân rất tốt, nhưng không phải ai cũng thích hợp để áp dụng hằng ngày. Tùy theo thể trạng và bệnh lý từng người mà một số đối tượng khuyến cáo không nên ngâm chân.

Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, các mạch máu ở chân co lại, tốc độ và lưu lượng máu giảm đi đáng kể, nhiều người có có cảm giác buốt lạnh ở chân nên thường thích ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ.

Wang Yangui, Phó trưởng Khoa y Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc nhắc nhở, việc ngâm chân tưởng chừng như chuyện vặt vãnh, nhưng thực tế lại có nhiều hiểu lầm, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, người già và người mắc bệnh mãn tính nên cẩn thận.

Theo Jiankang, mới đây có trường hợp của ông Chu (70 tuổi) dùng thuốc bắc để ngâm chân hằng đêm. Thế nhưng không ngờ, sau 2 tuần, bàn chân và bắp chân của ông chuyển sang màu xám tím đen, lở loét. Người nhà thấy vậy liền đưa ông đến bệnh viện khám. Tại đây, bác sĩ nói rằng, bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, chân có nổi mụn nước, thế nên khi ngâm chân trong nước ấm thường xuyên khiến mụn nước vỡ ra, gây loét da.

Hay một trường hợp khác phải kể đến cô Trần, cô là nhân viên văn phòng nên thường ngồi yên trong 7-8 tiếng mỗi ngày. Cách đây không lâu, cô được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch ở chân. Bác sĩ khuyên nên phẫu thuật để chữa khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng cô sợ hãi và không chấp nhận. Cô Trần nghe hàng xóm khuyên nên mua một số thảo dược, nấu rồi ngâm chân để thúc đẩy tuần hoàn máu. Không ngờ 10 ngày sau đó, tình trạng suy giãn tĩnh mạch không thuyên giảm mà có dấu hiệu bắp chân trái sưng to, mắt cá chân mẩn đỏ, ngứa ngấy khó chịu. Khi đến bệnh viện khám, cô biết được nguyên nhân là do cách ngâm chân sai khiến cho bệnh trầm trọng hơn.

Đối tượng nào không nên ngâm chân bằng nước nóng?

Mặc dù ngâm chân trong nước ấm rất thoải mái nhưng không phải ai cũng thích hợp. Đối với người bình thường, nếu ngâm chân ở nhiệt độ thích hợp có thể làm giãn nở động mạch và tĩnh mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu.

Bác sĩ Wang Yangui cho biết: "Khi bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch dùng nước nóng để ngâm chân, nhiệt độ của mắt cá chân sẽ tăng lên, làm tăng lưu lượng máu động mạch cục bộ nhưng không thể thay đổi tĩnh mạch. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng giãn nở của các mạch máu, gây ứ đọng và trào ngược máu tĩnh mạch, khiến bệnh trầm trọng hơn. Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chi dưới không nên dùng nước nóng để làm ấm chân, đặc biệt tắm xông hơi, nhiệt độ nước không được quá 40 độ C".

Mùa đông ngâm chân rất tốt cho sức khỏe, nhưng nhóm người này tuyệt đối đừng làm, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng - Ảnh 1.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim, suy tim hoặc người huyết áp thấp, nếu ngâm chân nước quá nóng hoặc quá lâu sẽ khiến mạch máu trong cơ thể giãn nở, máu từ các cơ quan như tim và não sẽ dồn lên mặt gây hoa mắt, chóng mặt. Tình trạng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy của các cơ quan quan trọng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Wang Yangui cho biết: "Một biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường là bệnh lý thần kinh ngoại biên, khiến người bệnh không thể cảm nhận nhiệt độ bên ngoài một cách bình thường, ngay cả khi nhiệt độ nước rất cao cũng không cảm nhận được và dễ bị bỏng. Hơn nữa, bệnh nhân tiểu đường có khả năng lành vết thương thấp hơn người bình thường, có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng".

Những người bị lở loét hay phồng rộp da không nên ngâm chân, nếu không sẽ dễ gây nhiễm trùng vết thương. Những người bị viêm nhiễm, bệnh ngoài da, chấn thương, bỏng da không nên ngâm chân. Những bệnh nhân này có thể dùng nước ấm khi rửa chân, tuyệt đối không được dùng nước nóng để ngâm chân. Lưu ý, không ngâm chân với người khác để tránh nhiễm trùng và các vấn đề khác.

Những vấn đề cần chú ý khi ngâm chân

Bác sĩ Wang Yangui cho rằng, người bình thường khi ngâm chân nên chú ý những điều sau:

- Không ngâm chân quá lâu

Lưu thông máu ở bàn chân quá nhanh trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ tương đối ở các bộ phận khác trên cơ thể. Đặc biệt người cao tuổi có thể cảm thấy tức ngực, chóng mặt thậm chí là ngất xỉu do máu lên não không đủ. Nếu cảm thấy khó chịu khi ngâm chân thì nên dừng lại ngay.

Mùa đông ngâm chân rất tốt cho sức khỏe, nhưng nhóm người này tuyệt đối đừng làm, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng - Ảnh 2.

Không phải người nào cũng thích hợp với việc ngâm chân. (Ảnh minh họa)

- Nhiệt độ nước không được quá cao

Sự giãn nở quá mức của các mạch máu ở bàn chân khiến lượng máu trong cơ thể đổ về chi dưới nhiều hơn, có thể khiến máu cung cấp cho tim, não và thận không đủ. Nhiệt độ nước quá cao dễ làm hỏng lớp màng bã nhờn trên bề mặt da chân, khiến lớp sừng bị khô, thậm chí nứt nẻ.

- Không nên ngâm chân trong vòng 1 giờ sau bữa ăn

Vì phần lớn máu trong cơ thể đổ dồn về đường tiêu hóa sau khi ăn no, nếu bạn ngâm chân ngay lúc này, máu vốn cần đến hệ tiêu hóa sẽ dồn xuống chi dưới, từ đó làm giảm lượng máu cung cấp cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu.

- Trẻ em dưới 3 tuổi không nên ngâm chân

Vì vòm bàn chân bắt đầu hình thành từ khi còn nhỏ, nếu trẻ thường xuyên ngâm mình trong nước nóng, các dây chằng ở lòng bàn chân sẽ lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì vòm bàn chân, dễ dẫn đến bàn chân bị bẹt.

Bác sĩ Wang Yangui nhắc nhở rằng, cần chú ý một số chi tiết khi ngâm chân. Chẳng hạn như dùng xô gỗ có đáy sâu và rộng hơn để kê chân thoải mái, hoặc dùng dụng cụ ngâm chân massage hoàn toàn tự động, nên ngâm chân từ 9 đến 10 giờ tối là thời điểm lý tưởng nhất trước khi đi ngủ. Nhiệt độ nên duy trì 38-42 độ C, nước ngâm nên đổ ngập cổ chân, thời gian ngâm không quá lâu, 20 phút thích hợp, có thể kết hợp thêm xoa bóp hoặc chà xát bàn chân khi ngâm.

Theo Tri thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại hạt rẻ tiền ở chợ Việt giúp ổn định đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt rẻ tiền ở chợ Việt giúp ổn định đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Đậu xanh không chỉ giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bị tiểu đường mà còn tốt cho người thừa cân, béo phì, người có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch...

Thanh niên 17 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp vì viêm phổi, bác sĩ khuyến cáo cảnh giác với dấu hiệu này

Thanh niên 17 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp vì viêm phổi, bác sĩ khuyến cáo cảnh giác với dấu hiệu này

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Để tránh những biến chứng do viêm phổi gây nên, bác sĩ khuyến cáo khi có các triệu chứng ho dai dẳng, sốt, đau ngực, khó thở... người bệnh cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và xử trí.

Cách chữa ho tại nhà hiệu quả

Cách chữa ho tại nhà hiệu quả

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ho là một phản xạ của cơ thể nhằm giúp phổi, phế quản tống các chất dịch, đờm, dị vật ra khỏi đường hô hấp. Đây là vấn đề thường gặp, nhất là khi thời tiết đang hanh khô như hiện nay.

Những tác hại tiềm ẩn của dầu cá và cách ngăn ngừa

Những tác hại tiềm ẩn của dầu cá và cách ngăn ngừa

Sống khỏe - 10 giờ trước

Bên cạnh những lợi ích thiết thực, dầu cá cũng có thể gây một số tác hại tiềm ẩn. Việc biết mối nguy có thể xảy ra sẽ giúp ngăn ngừa và dùng dầu cá hiệu quả, an toàn hơn.

WHO khuyến nghị 6 lời khuyên để bảo vệ sức khỏe 
tâm thần

WHO khuyến nghị 6 lời khuyên để bảo vệ sức khỏe tâm thần

Sống khỏe - 12 giờ trước

Sức khỏe tâm thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất. Môi trường làm việc an toàn, lành mạnh có thể đóng vai trò là yếu tố bảo vệ sức khỏe tâm thần.

Người phụ nữ 50 tuổi phát hiện ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối sau khi bỏ qua dấu hiệu cảnh báo bệnh này

Người phụ nữ 50 tuổi phát hiện ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối sau khi bỏ qua dấu hiệu cảnh báo bệnh này

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Bỏ qua dấu hiệu chán ăn, đau bụng âm ỉ vì nghĩ rằng đó là dấu hiệu tuổi tác. Sau đó một thời gian đi khám, bà bất ngờ nhận kết quả bị ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.

Trà gừng rất tốt nhưng nên uống như thế nào?

Trà gừng rất tốt nhưng nên uống như thế nào?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Trà gừng là thức uống có lợi cho sức khỏe được nhiều người ưa chuộng, nhất là vào những ngày thời tiết lạnh. Tuy nhiên, uống trà gừng cần lưu ý một số điều.

Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Chóng mặt có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, khiến việc thực hiện các công việc thường ngày trở nên khó khăn. Thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà có thể giúp kiểm soát chóng mặt hiệu quả.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trứng vịt lộn là món ăn được ví như "kho báu" dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là món không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp...

Top