Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mùa hè, gia đình có người cao tuổi nên biết những điều này

GiadinhNet - Theo các bác sĩ, nắng nóng kéo dài hoặc mưa nắng thất thường trong mùa hè là nguyên nhân hàng đầu khiến người cao tuổi (NCT) hay gặp các vấn đề về sức khỏe, nhất là các bệnh liên quan đến tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, xương khớp. Do vậy, người thân trong gia đình cần hiểu và giúp NCT chủ động phòng ngừa để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Mùa hè, gia đình có người cao tuổi nên biết những điều này - Ảnh 1.

Người cao tuổi cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ mắc bệnh cũng như duy trì thói quen sinh hoạt điều độ để đảm bảo sức khỏe. Ảnh minh họa

Đột quỵ là mối đe dọa nguy hiểm nhất

Mới đây, việc một cụ ông khoảng 70 tuổi đột ngột tử vong ngoài trời nắng khi đang ăn dở bát cơm trên đường Yên Phụ (quận Ba Đình, Hà Nội) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những nguy cơ NCT có thể phải đối mặt trong những ngày hè này.

Thực tế, tại Bệnh viện Bạch Mai, trong đợt nắng nóng kỷ lục cuối tháng 4, đầu tháng 5 vừa qua, mỗi ngày khoa Cấp cứu A9 của bệnh viện đã tiếp nhận hàng chục trường hợp đến cấp cứu do bị đột quỵ, trong đó, phần lớn là những người trung niên và NCT. Các dấu hiệu của đột quỵ là rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, đột ngột mất thị lực, liệt nửa cơ thể, vận động khó khăn, chóng mặt bất thường, đau đầu dữ dội... Nếu không được đưa vào viện cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng”, NCT rất dễ rơi vào nguy kịch, thậm chí tử vong.

Một nguy cơ khác mà NCT cũng hay gặp phải trong những ngày hè oi bức là tình trạng bị sốc nhiệt. Chẳng hạn, khi đang từ ngoài nắng về, NCT lập tức tắm ngay để “hạ hỏa” hay đang từ phòng điều hòa, ô tô kín bước ra bên ngoài trời nắng gắt… Những điều này dẫn đến việc chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể NCT và môi trường bên ngoài khiến NCT khó thích nghi. Trường hợp nhẹ có thể gây hoa mắt, chóng mặt tạm thời hoặc gây viêm đường hô hấp trên, như viêm họng, viêm mũi. Nếu nặng NCT có thể bị viêm phế quản, viêm phổi và các bệnh lý đường hô hấp khác.

PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, nắng nóng tác động rất nhiều đến sức khỏe của con người. Nóng quá gây căng thẳng, thậm chí quên uống thuốc, quên đi khám... làm cho tình trạng bất ổn của người bệnh tăng lên cũng như làm gia tăng nguy cơ tái phát các bệnh mãn tính khác. Bên cạnh đó, môi trường, nhiệt độ vượt quá ngưỡng cơ thể chịu đựng có thể xảy ra nhiều biến cố. Những đối tượng, nhất là những NCT mắc các bệnh mãn tính có yếu tố nguy cơ cao như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, rối loạn nhịp tim, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, béo phì... khi gặp điều kiện thời tiết nắng nóng, rất dễ bị đột quỵ. Các chuyên gia nhận định, đột quỵ được coi là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với NCT, nhất là trong những ngày tiết trời nắng nóng.

Ngoài nguy cơ bị đột quỵ cũng như tái phát các bệnh mãn tính, theo BS Nguyễn Xuân Tú, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Tim Hà Nội), mùa hè, NCT thường ra mồ hôi nhiều, nếu không uống đủ nước hoặc ăn ít rau, canh thì cơ thể sẽ bị mất nước và chất điện giải. Mất nhiều nước sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ tim mạch, có thể làm tim đập nhanh hơn, huyết áp có thể bị tụt. Do đó, khi thời tiết nắng nóng bất thường có những bệnh nhân vừa xuất viện đã phải nhập viện trở lại do khó thở, mất nước.

Nhiệt cao, ẩm lớn, mưa nắng thất thường của mùa hè còn khiến đồ ăn, thức uống rất dễ hỏng, ôi thiu, nhiễm khuẩn... gây ra tiêu chảy cấp. Nếu NCT bị tiêu chảy cấp mà không được bù nước, điện giải kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao. Mặt khác, mùa nắng nóng, NCT cũng hay mắc các bệnh viêm da dị ứng gây ngứa. Ngứa có khi không chỉ ở một vùng của da mà lan ra nhiều nơi, thậm chí có trường hợp NCT bị viêm da dị ứng nhiễm trùng gây mưng mủ, lở loét toàn thân.

Kiểm soát nguy cơ sinh hoạt khoa học

Theo TS.BS Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, ở NCT biểu hiện bệnh thường dễ bị nhầm lẫn, khó nhận diện nên nhiều gia đình và ngay cả bệnh nhân thường chủ quan, bỏ qua triệu chứng nhẹ. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân cao tuổi nhập viện khi bệnh đã tiến triển nặng, cộng thêm bệnh mạn tính ở tuổi già rất nguy hiểm.

Cũng theo chuyên gia lão khoa này, khi có dấu hiệu nhiễm bệnh, NCT cần được đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời, tránh tự ý sử dụng thuốc tùy tiện. Với những NCT mắc bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường... cần tuân thủ việc dùng thuốc, kiểm soát huyết áp, đường huyết theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Người thân trong gia đình có thể trang bị máy đo huyết áp cá nhân để theo dõi huyết áp của NCT cũng như các thành viên trong gia đình, tránh tình trạng huyết áp quá cao hoặc quá thấp đều gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Riêng với bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và hô hấp, để phòng bệnh, NCT không nên dùng thức ăn để lâu ngày trong tủ lạnh, thức ăn tái, rau sống rửa không kỹ, uống nước ở các quán vỉa hè. Đặc biệt, những ngày nắng nóng, NCT phải chú ý mặc quần áo thoáng mát, không ăn đồ quá lạnh, đồ khó tiêu; ăn nhiều chất xơ, rau xanh, các loại trái cây tươi đồng thời kết hợp uống nhiều nước để bảo đảm đủ chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, trong những ngày nhiệt cao, nắng gắt, NCT cần hạn chế ra ngoài trời nắng trong khoảng thời gian từ 10h đến 16h. Trong trường hợp thật sự cần thiết phải ra ngoài, NCT cần đội mũ vành rộng, đeo kính râm, mặc áo dài tay để tránh ánh nắng trực tiếp. Ngay cả khi ở trong nhà cũng cần chú ý, không để nhiệt độ điều hòa quá thấp so với nhiệt độ ngoài trời. Trước khi ra khỏi phòng điều hòa, cần tăng nhiệt độ hoặc tắt điều hòa, ngồi nghỉ trong phòng để cơ thể từ từ thích nghi, tránh sốc nhiệt.

Để nâng cao sức khỏe, NCT nên tập thể dục hàng ngày đều đặn. Không nên chọn những phương pháp tập thể dục vượt quá sức mình. Tập thể dục bằng các động tác nhẹ nhàng, dễ thực hiện, nhưng thông dụng nhất, dễ thực hiện nhất vẫn là đi bộ. Tuy nhiên, không phải mọi NCT đều có thể đi bộ, vì còn tùy thuộc nhiều điều kiện kèm theo như sức khỏe còn tốt, không mắc một số bệnh như bệnh mạch vành, bệnh hen suyễn nặng, bệnh xương khớp nặng. Đối với NCT còn khỏe mạnh thì mỗi ngày nên có tổng số giờ đi bộ khoảng 60 phút, nên chia làm 2 - 3 lần.

Thận trọng việc dùng kháng sinh cho người cao tuổi

Theo các chuyên gia, việc dùng kháng sinh cho NCT phải hết sức thận trọng bởi ở hầu hết NCT, mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm, tuổi càng cao, sức khỏe càng yếu, kể cả hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, hiện nay tình trạng kháng kháng sinh xảy ra rất nhiều ở NCT, có những trường hợp bệnh nhân nhập viện bị kháng tất cả các loại kháng sinh, điều đó đồng nghĩa với việc cơ hội chữa trị cho những bệnh nhân này còn rất ít.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Sống khỏe - 2 giờ trước

Cỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Sống khỏe - 2 giờ trước

GE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Sống khỏe - 4 giờ trước

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Sống khỏe - 4 giờ trước

Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 17 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 20 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 21 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Top